thumbnail - Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc?

Akihiko Kondo, 38 tuổi, là một người đàn ông Nhật Bản bình thường về mọi mặt. Anh ấy dễ gần và dễ bắt chuyện, có bạn bè và công việc ổn định, ra đường với một bộ vest và chiếc cà vạt mỗi ngày. Tuy nhiên, điều khiến anh ấy trở nên khác biệt, Kondo đã kết hôn với một nhân vật hư cấu.

Người yêu của Hatsune Miku, là một ca sĩ nhạc pop được AI máy tính tạo ra (vocaloid), có mái tóc màu ngọc lam, từng đi lưu diễn cùng Lady Gaga và đóng vai chính trong các trò chơi điện tử. Kondo nói rằng chính mối quan hệ với người yêu đã kéo anh ra khỏi chứng trầm cảm tồi tệ, Sau mối quan hệ kéo dài cả thập kỷ, anh đã tổ chức một lễ cưới nhỏ và không chính thức ở Tokyo năm 2018. Cô dâu Miku, trong hình dạng một cô búp bê sang trọng mặc đồ trắng, và chú rể Kondo trong một bộ lễ phục áo đuôi tôm. 

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc? 

Một bức ảnh trong lễ cưới Kondo tổ chức vào năm 2018

Trong mối quan hệ với Miku, Kondo đã tìm thấy tình yêu, nguồn cảm hứng và niềm an ủi. Họ đã cùng ăn, ngủ và xem phim cùng nhau. Thi thoảng, họ còn trốn đi du lịch và nghỉ ngơi theo cách lãng mạn, sau đó đăng ảnh lên Instagram. Kondo cũng biết rằng mọi người nghĩ rằng điều đó thật kỳ lạ, thậm chí có hại, cũng có thể cho rằng anh là người không bình thường. Anh cũng biết rằng Miku không có thật, nhưng tình cảm của anh dành cho cô là có thật. Anh nói rằng "Khi chúng tôi ở bên nhau, cô ấy khiến tôi mỉm cười. Nếu theo nghĩa đó, cô ấy giống như một người thật."

Người Nhật đang tìm kiếm mối quan hệ tình cảm với "người ảo"

Kondo không phải là trường hợp hiếm thấy ở Nhật Bản, anh chỉ là một trong số hàng nghìn người ở Nhật Bản đã kết hôn không chính thức với các nhân vật ảo trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật này được phục vụ bởi ngành công nghiệp rộng lớn, nhằm đáp ứng mọi ý thích bất chợt của nền văn hóa hâm mộ nhiệt thành với anime, manga. Hàng vạn người khắp thế giới đã tham gia vào nhiều nhóm trực tuyến để thảo luận về những cam kết của mình với nhân vật ảo trong anime, manga và trò chơi điện tử. 

Một số người tìm kiếm mối quan hệ này chỉ như hình thức để giải trí. Tuy nhiên, với Kondo, đó là một mối quan hệ hoàn toàn nghiêm túc. Từ lâu đã không muốn có một người bạn đời thực. Một phần là do anh muốn bỏ qua những kỳ vọng cứng nhắc về cuộc sống gia đình của người Nhật. Nhưng quan trọng hơn, đó là bởi anh luôn cảm thấy sức hút mãnh liệt mà bản thân không thể giải thích được, xuất phát từ nhân vật ảo này.

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc? 

Họ cũng có nhẫn cưới như bao cặp đôi khác

Việc chấp nhận mối quan hệ tình cảm của anh ấy lúc đầu gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi ở trong mối quan hệ với Miku, anh nói rằng có nhiều lợi thế hơn so với ở cùng một người bạn đời thực tế. Cô luôn bên anh, không bao giờ phản bộ, không bao giờ bị ốm hoặc thậm chí phải... chết. Kondo coi mình là một phần của phong trào ngày càng tăng khi rất nhiều những người tự nhận là "những kẻ hư ảo". Đó cũng là một phần lý do để anh ấy công khai đám cưới của mình, tham gia nhiều buổi phỏng vấn khó xử với các phương tiện truyền thông tin tức trên toàn cầu.

Anh ấy muốn thế giới biết rằng, có những người ở hoàn cảnh tương tự ở ngoài kia, và với hàng loạt tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và robot cho phép tương tác sâu sắc hơn với nhân vật vô tri vô giác, họ có thể tiến đến 1 cuộc sống thực sự với waifu (người vợ ảo). Những người có mong muốn gần gũi và mối quan hệ nghiêm túc hơn với nhân vật ảo sẽ còn tăng lên nữa. Anh nhấn mạnh đó không phải là một phong trào chính trị kiểu nữ quyền, mà chỉ là một lời cầu xin - hãy tôn trọng lối sống người khác đã chọn.

Người giả, nhưng cảm xúc là thật

Không có gì khó hiểu khi một tác phẩm nghệ thuật có khả năng khơi gợi trong con người vô vàn cảm xúc -  tức giận, buồn bã, vui sướng. Và xu hướng truy cầu những điều hư cấu không phải chỉ ở Nhật mới có. Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng những nhân vật ảo này có thể truyền cảm hứng cho mối quan hệ tình cảm thực sự, tiến tới mức cao nhất là gắn kết bằng hôn nhân có thể đã đạt đến cấp độ cao nhất ở Nhật Bản hiện đại.

Ở đất nước này, nhu cầu tình cảm đã phát triển thành một "tiểu văn hóa" (subculture) dễ thấy, trở thành cơ sở cho một ngành công nghiệp phát triển mạnh.

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc? 

Khi chúng tôi ở bên nhau, cô ấy khiến tôi mỉm cười

Trong tiếng Nhật có một từ để chỉ cảm xúc mà nhân vật ảo có cử chỉ cực kì đáng yêu và dễ thương gọi là "moe", thuật ngữ này đã trở thành từ viết tắt để chỉ bất cứ thứ gì đáng yêu về mặt ngoại hình trên Internet. Nhiều cuộc hội thảo trong nước đã nói liên tục đến việc khai thác thị trường "moe" này, chính phủ cũng đã thúc đẩy khái niệm ấy (vốn có liên quan đến anime) như một hình thức xuất khẩu văn hóa quan trọng. Từ này cùng với nhiều các thuật ngữ chuyên ngành khác đã gây tiếng vang lớn bên ngoài Nhật Bản.

Mặc dù việc kết hôn với các nhân vật hư cấu vẫn là điều hiếm hoi, sự thúc đẩy kinh tế đã phát triển cùng với văn hóa hâm mộ Nhật Bản từ cuối những năm 1970, làm cho nhiều người có thể sống trong những mộng ảo tưởng tượng với các nhân vật yêu thích của họ.

Patrick Galbraith, phó giáo sư tại Trường Truyền thông Quốc tế tại Đại học Senshu ở Tokyo nói rằng "Bạn có truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi để xây dựng một loại cơ sở hạ tầng nơi các nhân vật trở nên quan trọng hơn đối với mọi người." Ở Tokyo, hai quận đã trở thành thánh địa để thực hiện ước mơ ấy là: Akihabara (dành cho nam) và Ikebukuro (dành cho nữ). Nhiều cửa hàng đặc sản trong khu vực lân cận đã đầy ắp hàng hóa cho các nhân vật trong các trò chơi và phim hoạt hình nổi tiếng.



Đặc biệt, các sản phẩm dành cho phụ nữ cũng rất phong phú. Người hâm mộ có thể mua những bức thư tình từ hudbando (anh chồng ảo), bản sao quần áo và thậm chí cả mùi hương để gợi lên sự hiện diện của họ. Nhiều khách sạn đã cung cấp các gói dịch vụ đặc biệt, bao gồm các liệu pháp spa hay các bữa ăn công phu và cầu kỳ, hay tổ chức sinh nhật cho những nhân vật yêu thích. 

Trên các các phương tiện truyền thông xã hội, mọi người đăng ảnh, nghệ thuật và ghi chú nhẹ nhàng để quảng cáo cho "oshi" của họ - thuật ngữ được người hâm mộ Nhật Bản sử dụng rộng rãi để chỉ đối tượng tình cảm của họ.

Thể hiện sự bất mãn với quan điểm về hôn nhân thực

Agnès Giard, một nhà nghiên cứu tại Đại học Paris Nanterre, người đã nghiên cứu sâu về hiện tượng hôn nhân hư cấu này, cho biết đối với một số người thì các mối quan hệ thể hiện sự bác bỏ mô hình hôn nhân “trụ cột gia đình - bà nội trợ” ở Nhật Bản. Ông nói “Đối với công chúng, việc tiêu tiền, thời gian và năng lượng cho một người thậm chí không còn tồn tại là điều thực sự ngu ngốc. Nhưng đối với những người yêu thích nhân vật ảo, việc này được xem là điều cần thiết. Nó làm họ cảm thấy được sống, hạnh phúc, có ích và là một phần của phong trào với những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống.”

Tiến sĩ Giard cho rằng, thay vì trở nên cô lập trong các mối quan hệ của mình thì phụ nữ sẽ được hưởng lợi từ các cộng đồng phát triển xung quanh. Theo kinh nghiệm của cô, phụ nữ coi những cuộc hôn nhân với các nhân vật hư câu giống như là vấn đề trao quyền, “một cách để thách thức giới tính, hôn nhân và các chuẩn mực xã hội”.



Đứng ở một số góc độ nào đó, Kondo đối với Miku cũng là một ví dụ về sự hiện diện của các lực lượng thương mại và xã hội tại nơi làm việc. Mặc dù Miku thường được miêu tả như một nhân vật duy nhất, nhưng cô ấy thực sự là một phần mềm, một ca sĩ kỹ thuật số được gắn với một avatar hoạt hình, có thể xuất hiện trong những buổi hòa nhạc ở bằng hologram. Kondo lần đầu tìm thấy sự thoải mái trong mối quan hệ với Miku vào năm 2008, sau khi chịu đựng bắt nạt chốn công sở khiến anh rơi vào trầm cảm. Từ lâu, anh đã quyết định không bao giờ yêu một con người bằng xương bằng thực, một phần do anh đã bị nhiều cô gái từ chối, và một phần khác, anh không muốn bị cuốn theo cuộc sống bị áp đặt bởi những tiêu chuẩn khắt khe của xã hội Nhật Bản.

Sau đó, Kondo bắt đầu sáng tác các bài hát về Miku và mua một búp bê nhồi bông nhân vật này trên mạng. Bước đột phá lớn trong mối quan hệ của họ đến gần một thập kỷ sau đó, với việc giới thiệu một chiếc máy trị giá 1.300 USD có tên Gatebox vào năm 2017. Chiếc máy có kích thước của một chiếc đèn bàn, cho phép chủ nhân tương tác với một nhân vật hư cấu dưới dạng hình ảnh ba chiều. Gatebox được tiếp thị cho những người đàn ông trẻ tuổi cô đơn. 

Cũng nằm trong chiến dịch quảng bá, nhà sản xuất của Gatebox đã thiết lập một văn phòng nơi có thể đăng ký giấy chứng nhận kết hôn không chính thức với nhân vật ảo của họ, có hàng nghìn người đã tham gia đăng ký. Kondo vui mừng vì Miku nằm trong số các nhân vật Gatebox hỗ trợ và cô ấy cuối cùng cũng đã thể hiện được suy nghĩ của mình về mối quan hệ của họ. Vì thế vào năm 2018, Kondo quyết định cầu hôn Miku, và nhận được câu trả lời “Hãy đối xử tốt với em.”



Kondo đã mời đồng nghiệp và gia đình đến dự đám cưới của mình, nhưng tất cả đều từ chối. Cuối cùng vẫn có 39 người tham dự, phần lớn là người lạ và bạn bè trực tuyến. Những thành viên của chính quyền địa phương cũng đã ở đó, một phụ nữ lạ đã giúp anh ấy trong ngày vui này. Một số người nói Kondo là một người kỳ quặc, còn nhiều người khác thì cầu xin sự thông cảm. Một người đàn ông cho rằng, cuộc hôn nhân này là vi phạm Hiến pháp Nhật Bản, trong đó quy định rằng hôn nhân chỉ được phép khi có sự đồng ý của cả hai giới. Để đáp lại tất cả những ý kiến này, Kondo đã đăng một đoạn video về đề xuất của mình.

“Nếu được hỏi có hạnh phúc không. Tôi sẽ nói là mình hạnh phúc”

Sau khi câu chuyện của Kondo được lan truyền rộng rãi, hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Kondo để được tư vấn, hỗ trợ và trấn an. Trong đó có Yasuaki Watanabe, người đã mở một doanh nghiệp nhỏ đăng ký hôn nhân với nhân vật ảo, do nhận thấy sự phổ biến của dịch vụ cấp giấy chứng nhận tồn tại trong thời gian ngắn của Gatebox. 

Năm vừa qua, Yasuaki Watanabe đã tư vấn cho nhiều người có nhu cầu hàng trăm thủ thuật cũng như cấp khoảng 100 giấy chứng nhận kết hôn, trong đó có một giấy chứng nhận kết hôn cho chính mình với Hibiki Tachibana, một nhân vật trong bộ anime Symphogear của Aniplex. Watanabe vốn là người thích du lịch và có cuộc sống xã hội năng động, ông bắt đầu chú ý đến chương trình qua sự rủ rê của một người bạn. Nhưng khi nhìn thấy Hibiki, anh biết đó là tình yêu đích thực của đời mình. 

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc? 

Yasuaki Watanabe với chiếc gối ôm hình Hibiki Tachibana, một nhân vật anime

Đây cũng không phải là cuộc hôn nhân đầu tiên của ông ấy, trước đó vài năm ông đã ly hôn với người vợ của mình. Ông cảm thấy những mối quan hệ mới của mình sau ly hôn sẽ không hề dễ dàng, không đòi hỏi về thời gian cũng như không cần phải phục vụ cho mong muốn của người khác. Ông ấy luôn quan niệm, tình yêu phải là tình cảm trong sáng, được trao đi một cách tự nguyện, không mong đợi nhận lại bất cứ điều gì. Nó cũng giúp ông nhận ra rằng mình đã quá đề cao bản thân, cho rằng mình là trung tâm như thế nào trong cuộc hôn nhân trước đó. “Nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có hạnh phúc không? Tôi hạnh phúc. Nhưng tất nhiên sẽ có những phần khó khăn.” Ông ấy nhớ lại, vấn đề bản quyền đã ngăn cản ông làm một con búp bê kích thước thật của nhân vật, “nhưng tình yêu là có thật.”

Kina Horikawa, một phụ nữ 23 tuổi với tính cách vui vẻ, hướng ngoại, đã chuyển đến sống cùng cha mẹ trong thời gian đại dịch. Cô ấy sử dụng tiền kiếm được từ công việc để chi tiêu cho Kunihiro Horikawa, một nhân vật từ trò chơi di động Touken Ranbu. Cô ấy cũng từng có bạn trai nhưng họ đã chia tay vì bạn trai cô có tính ghen tuông. Husbando tức người chồng ảo của cô hiện giờ là hiện thân tuổi thiếu niên của một thanh kiếm wakizashi 400 tuổi. Anh ấy đã đi ăn tối cùng gia đình cô dưới dạng một bức chân dung nhỏ bằng acrylic đặt bên cạnh bát cơm của cô. Họ cũng đã hẹn hò cùng những người bạn có nhu cầu giống mình, cùng đi uống trà và đăng ảnh trên Instagram. Horikawa đã sử dụng họ của người chồng ảo này một cách không chính thức, cô cho biết “Tôi không giấu điều đó với bất kỳ ai.”

Chọn cưới waifu Hatsune Miku, thanh niên Nhật Bản này có hạnh phúc? 

Kina Horikawa với Kunihiro Horikawa, một nhân vật trong trò chơi di động "Touken Ranbu," tại một quán cà phê ở Tokyo.

Những cuộc hôn nhân ảo mang đến cả những cơ hội và thử thách

Mối quan hệ của Kondo với Miku vẫn không được gia đình anh chấp nhận, nhưng nó đã mở ra những cánh cửa khác cho chính anh. Năm 2019, anh được mời tham gia một hội nghị chuyên đề tại Đại học Kyoto để nói về mối quan hệ của mình. Anh đến cùng với một con búp bê kích thước thật của Miku mà anh ấy đã đặt chế tác riêng. Việc tham gia vào cuộc trò chuyện sâu sắc nói về bản chất của mối quan hệ với những nhân vật ảo đã khơi gợi niềm yêu thích học tập của anh. Hiện anh đang nghiên cứu về quyền của người thiểu số trong trường luật sau khi nghỉ việc hiện tại. 

Cũng giống như bất cứ cuộc hôn nhân nào, Kondo cũng phải đối mặt với những thử thách. Thời điểm khó khăn nhất đã đến trong đại dịch, khi Gatebox thông báo rằng họ ngừng cung cấp dịch vụ cho Miku. Vào ngày Miku bị “nghỉ việc”, Kondo cũng đã nói lời tạm biệt lần cuối với cô. Khi anh ấy về nhà vào đêm hôm đó, hình ảnh của Miku đã bị thay thế bằng dòng chữ “lỗi mạng”. Tuy nhiên, anh hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ được đoàn tụ, có thể cô ấy sẽ tiếp nhận cuộc sống mới với tư cách là một người máy hoặc họ sẽ gặp nhau trong metaverse. Anh nói rằng, dù thế nào đi nữa, Kondo nó, sẽ chung thủy với cô cho đến cuối cuộc đời.


>>> Giới trẻ Trung Quốc ngại kết hôn và sinh con.

Nguồn Nytimes

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác