Chưa chắc Apple đã mua chip sản xuất ở Mỹ như Tim Cook tuyên bố

Dẫu Apple dự định mua chip từ nhà máy ở Arizona nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất ở châu Á. Thế nhưng, công ty khó có thể chấm dứt phụ thuộc vào sản xuất chip ở Đài Loan. Thế nên, nhiều người tin đó là một mánh lới quảng cáo tiếp thị, hơn là quyết định dựa trên nhu cầu.
Nhà máy của TSMC ở Arizona dự định sẽ hoạt động vào năm 2024. Để biết họ có thực sự lấy chip từ đây hay không, chúng ta cần phải biết về những gì Apple có thể cần trong 2 năm tới kể từ bây giờ, cũng như những gì TSMC có thể cung cấp.

Nhu cầu của Apple​

Nhà máy sản xuất TSMC ở Arizona sẽ sản xuất những chip sử dụng thế hệ công nghệ xử lý N5 (tiến trình 5nm), bao gồm N5, N5P, N4, N4P và N4X. Hiện tại, Apple sử dụng N5, N5P và N4 đối với chip được sử dụng cho smartphone, PC và thiết bị điện tử tiêu dùng.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết Apple sẽ là công ty đầu tiên sử dụng tiến trình N3 (3nm) của TSMC trong năm 2023.
Chưa chắc Apple đã mua chip sản xuất ở Mỹ như Tim Cook tuyên bố
Nhưng việc thiết kế 1 con chip hàng đầu thường chỉ riêng triển khai xây dựng vật lý và phần mềm nhúng đã mất khoảng 600 triệu USD, sản xuất trên tiến trình tiên tiến nhất còn tốn kém hơn nữa. Apple chỉ sử dụng SoC A16 Bionic dựa trên N4 cho iPhone 14 Pro có giá từ 999 USD. Trong khi đó, dòng iPhone 14 tiêu chuẩn hơn (từ 799 USD) vẫn sử dụng SoC A15 Bionic dựa trên N5P từ năm 2021.
Bất kể tiến trình mới đắt đỏ, Apple vẫn cần công nghệ sản xuất hàng đầu không chỉ cho smartphone flagship mà còn PC. Các cỗ máy Mac dựa trên M1 của công ty đã phá vỡ một số kỷ lục về hiệu năng, rõ ràng vượt quá mong đợi. Trong khi đó, M1 Max với 57 tỷ transistor - một trong những con chip phức tạp nhất từng được thiết kế - được triển khai trên tiến trình N5P của TSMC, chứng tỏ rằng tham vọng về hiệu nắng của công ty vẫn rất cao.

Khả năng của TSMC​

Hồi tháng 10, TSMC đã cắt giảm 4 tỷ USD chi tiêu vốn lần thứ 2 trong năm nay, lý do nhu cầu chip chậm lại trong tương lai trung hạn, cũng như sự sẵn có của thiết bị chế tạo wafer (WFE). CapEx giảm sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng việc giảm chi tiêu và kéo dài thời gian sản xuất các công cụ máy móc chế tạo có thể ảnh hưởng đến TSMC trong vài năm tới.
Chưa chắc Apple đã mua chip sản xuất ở Mỹ như Tim Cook tuyên bố
Trên thực tế, tính khả dụng của WFE dường như là một vấn đề lớn đối với ngành công nghiệp bán dẫn nói chung. Nếu không sẵn hàng, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất chip.
Động thái cắt giảm CapEx từ 40 tỷ USD xuống còn 36 tỷ USD là một điều hơi ngạc nhiên, vì doanh thu và lợi nhuận của TSMC lập kỷ lục cao lịch sử trong quý 3/2022. Doanh thu đạt 20,33 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lãi ròng là 8,717 tỷ USD.
Yếu tố thúc đẩy lợi nhuận chính của TSMC là việc tích cực áp dụng các công nghệ chế tạo tiên tiến, N7 và N5 (tương ứng là tiến trình 5nm và 7nm). Trong quý 3, dây chuyền N5 của TSMC đã trở thành nguồn đóng góp doanh thu lớn nhất, chiếm 28% trong doanh thu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi họ liên tục sản xuất nhiều sản phẩm cao cấp từ những khách sộp như Apple (M2, A16); AMD (Zen 4 CCDs); NVIDIA (H100, AD102, AD103, AD104) và Qualcomm (Snapdragon 8+ Gen 1).
Trong khi đó, các công nghệ sản xuất N7 chiếm 26% thu nhập của TSMC. Cuối cùng, 54% doanh thu của xưởng đúc số 1 thế giới đến từ những tiến trình tiên tiến còn lại.
Chưa chắc Apple đã mua chip sản xuất ở Mỹ như Tim Cook tuyên bố
Tuy nhiên, TSMC đã cắt giảm chi tiêu vốn từ 40 tỷ USD xuống 36 tỷ USD.
Nhu cầu về PC và điện thoại thông minh đang giảm và nhiều người tin rằng xu hướng này vẫn chưa chạm đáy. Trong khi đó, các sản phẩm điện toán hiệu năng cao hiện chiếm 39% doanh thu TSMC, thể hiện mức tăng trưởng chậm nhưng ổn định. Trong khi đó, do doanh số bán CPU cho máy tính khách đang giảm, đóng góp của HPC vào doanh thu TSMC dự kiến cũng giảm. Điều này sẽ làm giảm mức khai thác công suất N7 của xưởng đúc xuống còn 70% trong quý 4/2022.

Làm chậm quá trình mở rộng công suất và ảnh hưởng đối với máy Mac​

Các nhà phân tích tin rằng việc giảm CapEx của TSMC sẽ làm chậm quá trình mở rộng công suất đối với tiến trình N6/N7, vốn là một trong những nguồn đóng góp doanh thu quan trọng nhất hiện nay. Trong khi đó, xưởng đúc Đài Loan lại có dự phòng cho dây chuyền N7 trong các quý tới. Nên họ sẽ tái khởi động một số dây chuyền này nhằm tạo ra chip tiên tiến trên tiến trình N4/N5.
Nhà phân tích Szeho Ng viết trong một lưu ý cho khách hàng: "TSMC sẽ triển khai lại một số công suất N6/N7 nhàn rỗi cho N4/N5, làm chậm quá trình mở rộng Fab 22 (được xây dựng cho N7/N28).”
Chưa chắc Apple đã mua chip sản xuất ở Mỹ như Tim Cook tuyên bố
Dẫu công ty không đề cập đến việc giảm tốc độ mở rộng công suất cho dòng N5. Nhưng họ dự đoán nhu cầu N6/N7 sẽ tăng vào nửa cuối năm 2023, đó là khi tỷ lệ sử dụng các dòng N7 tăng lên.
Trong khi đó, vẫn chưa rõ việc cắt giảm CapEx ảnh hưởng thế nào đến việc tăng công suất chế tạo tiến trình 3nm. Với Apple, chúng ta cũng không biết công ty sẽ làm gì với N3. Apple có thể sử dụng N3 cho bộ xử lý dành cho máy Mac dòng Studio và Pro. Tuy nhiên, vấn đề là chẳng ai biết Apple dự định làm gì. Tất cả những gì chúng ta có đều dựa trên nhận xét từ công ty phân tích tài chính China Renaissance, vốn thường khá chính xác nhưng lại không phải nguồn chính thức.

Hồi kết​

Dẫu không biết chính xác Apple có kế hoạch gì trong tương lai, nhưng chắc chắn, nhà máy ở Arizona có thể không đáp ứng đủ các kế hoạch đầy tham vọng của Apple Silicon. Nhà Táo vẫn cần đến chip được sản xuất ở đó. Chỉ có điều, họ không thể nào loại bỏ sự phụ thuộc vào dây chuyền chip ở Đài Loan một cách hoàn toàn.

>>> Apple có quyết định bước ngoặt, thay đổi vị thế đầu tàu sản xuất chip của Đài Loan vì sợ Trung Quốc tấn công

Nguồn: Tom’s Hardware
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top