Gần đây, Microsoft công bố sẽ sớm gửi thông báo chấm dứt dịch vũ hỗ trợ và bảo mật cho người dùng hệ điều hành Windows 8.1 vào ngày 10/1/2021, đồng thời khuyến nghị người dùng update lên hệ điều hành mới hơn. (Windows 8 đã hết hỗ trợ vào năm 2016).
Microsoft từng gửi thông báo tương tự đến người dùng Windows 7 trước khi hãng chính thức dừng dịch vụ hỗ trợ hoàn toàn vào ngày 14/1/2020. Người dùng có thể click vào thông báo để tìm hiểu hoặc bỏ qua chúng cho đến ngày hạn chót.
Theo StatCounter, Windows 8 và 8.1 chỉ chiếm khoảng 4,3% cơ sở cài đặt Windows trên toàn thế giới, ít hơn nhiều so với Windows 11, Windows 10, thậm chí là Windows 7. Dù vậy, khoảng thời gian 6 tháng vẫn khá gấp với nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Windows 8.1. Microsoft cho biết họ không có kế hoạch cung cấp các bản cập nhật bảo mật Windows 8.1 cho doanh nghiệp mua chúng, ngược lại với Windows 7.
Những doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều tiền vẫn có thể nhận bản cập nhật bảo mật trên Windows 7 cho đến năm 2023, nhưng hãng lại chọn bỏ qua việc hỗ trợ 13% PC đang chạy Windows 7 trên toàn cầu. Hãng cho rằng bản thân đã làm trên cả đủ cho một hệ điều hành ít phổ biến như Windows 8.
Đối với những người dùng Windows 8 còn lại, nếu chưa sẵn sàng thay thế PC, bạn vẫn có thể câu giờ bằng cách nâng cấp lên Windows 10. Hệ điều hành này sẽ tiếp tục nhận được bản cập nhật cho đến ít nhất là tháng 10/2025. Mọi PC một khi đã chạy tốt hệ điều hành Windows 8 sẽ hoàn toàn ổn với Windows 10.
Microsoft đã chính thức kết thúc chương trình nâng cấp miễn phí từ Windows 8 lên Windows 10 vào năm 2016. Song về mặt kỹ thuật, không có gì có thể ngăn bạn nâng cấp chúng lên, cả với hệ thống có giấy phép hợp lệ, sản phẩm dùng product key (mua từ các nhà bán lẻ) hoặc tự động (dành cho PC được cài đặt sẵn Windows 8).
Đó là một lỗ hổng cập nhật mà Microsoft đã để ngỏ trong nhiều năm, một sản phẩm phụ từ mong muốn mọi người dùng đều sử dụng cùng một hệ điều hành từ năm 2015. Nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, gã khổng lồ không quá quan tâm đến việc thực thi nghiêm ngặt các quy tắc cấp phép và kích hoạt với người dùng muốn nâng cấp lên phiên bản mới hơn.
Windows 8 thất bại một phần vì nó đã cố gắng ghép giao diện tablet với màn hình cảm ứng vào màn hình Windows, thay thế hoặc chuyển đổi các yếu tố quen thuộc như menu Start trong quá trình nâng cấp. Điều này gây rối và tạo ra chênh lệch lớn so với trải nghiệm mà người dùng từng có trên hệ điều hành nổi tiếng Windows 7. Sau khi được thay thế bởi Windows 10 trông quen thuộc hơn vào năm 2015, thị phần của Windows 8 suy giảm nhanh chóng vì Microsoft đưa ra lời đề nghị hấp dẫn, cho phép tất cả PC chạy Windows 7 và Windows 8 nâng cấp lên Windows 10 mà không phải trả thêm phí.
>>> Trang web cho bạn nghe âm thanh tự nhiên.
Nguồn: Arstechnica
Microsoft từng gửi thông báo tương tự đến người dùng Windows 7 trước khi hãng chính thức dừng dịch vụ hỗ trợ hoàn toàn vào ngày 14/1/2020. Người dùng có thể click vào thông báo để tìm hiểu hoặc bỏ qua chúng cho đến ngày hạn chót.
Theo StatCounter, Windows 8 và 8.1 chỉ chiếm khoảng 4,3% cơ sở cài đặt Windows trên toàn thế giới, ít hơn nhiều so với Windows 11, Windows 10, thậm chí là Windows 7. Dù vậy, khoảng thời gian 6 tháng vẫn khá gấp với nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Windows 8.1. Microsoft cho biết họ không có kế hoạch cung cấp các bản cập nhật bảo mật Windows 8.1 cho doanh nghiệp mua chúng, ngược lại với Windows 7.
Những doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều tiền vẫn có thể nhận bản cập nhật bảo mật trên Windows 7 cho đến năm 2023, nhưng hãng lại chọn bỏ qua việc hỗ trợ 13% PC đang chạy Windows 7 trên toàn cầu. Hãng cho rằng bản thân đã làm trên cả đủ cho một hệ điều hành ít phổ biến như Windows 8.
Microsoft đã chính thức kết thúc chương trình nâng cấp miễn phí từ Windows 8 lên Windows 10 vào năm 2016. Song về mặt kỹ thuật, không có gì có thể ngăn bạn nâng cấp chúng lên, cả với hệ thống có giấy phép hợp lệ, sản phẩm dùng product key (mua từ các nhà bán lẻ) hoặc tự động (dành cho PC được cài đặt sẵn Windows 8).
Đó là một lỗ hổng cập nhật mà Microsoft đã để ngỏ trong nhiều năm, một sản phẩm phụ từ mong muốn mọi người dùng đều sử dụng cùng một hệ điều hành từ năm 2015. Nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, gã khổng lồ không quá quan tâm đến việc thực thi nghiêm ngặt các quy tắc cấp phép và kích hoạt với người dùng muốn nâng cấp lên phiên bản mới hơn.
Windows 8 thất bại một phần vì nó đã cố gắng ghép giao diện tablet với màn hình cảm ứng vào màn hình Windows, thay thế hoặc chuyển đổi các yếu tố quen thuộc như menu Start trong quá trình nâng cấp. Điều này gây rối và tạo ra chênh lệch lớn so với trải nghiệm mà người dùng từng có trên hệ điều hành nổi tiếng Windows 7. Sau khi được thay thế bởi Windows 10 trông quen thuộc hơn vào năm 2015, thị phần của Windows 8 suy giảm nhanh chóng vì Microsoft đưa ra lời đề nghị hấp dẫn, cho phép tất cả PC chạy Windows 7 và Windows 8 nâng cấp lên Windows 10 mà không phải trả thêm phí.
>>> Trang web cho bạn nghe âm thanh tự nhiên.
Nguồn: Arstechnica