VNR Content
Pearl
Bên nguyên đơn cho rằng việc chậm công bố thông tin mua cổ phiếu Twitter đã đem lại cho Elon Musk khoản lợi nhuận đáng kể.
Các cổ đông của Twitter đã đâm đơn kiện Elon Musk vì chậm tiết lộ số cổ phần mình sở hữu. Được đệ trình lên tòa án liên bang tại Manhattan, New York vào 12/4, đơn kiện tập thể này cáo buộc ông về tội gian lận chứng khoán, đồng thời yêu cầu ông phải tiết lộ số tài sản của mình cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).
Theo luật chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư khi mua từ 5% cổ phần của một công ty thì phải công bố đến các cổ đông trong vòng 10 ngày.
Do đó, đơn kiện chỉ ra đáng lẽ Musk phải công bố số cổ phần của mình vào ngày 24/3, nhưng đến tận 11 ngày sau ông mới đưa ra thông báo chính thức. Ngay sau khi thông tin này được tiết lộ, giá cổ phiếu của Twitter đã tăng vọt 27%, lên 49,97 USD/cổ phiếu.
Vị tỷ phú giàu nhất hành tinh bị kiện vì chậm công bố sở hữu 9,2% cổ phần Twitter, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác. Ảnh: SOPA Images.
Điều này khiến những cổ đông Twitter chịu nhiều thiệt hại. “Những nhà đầu tư bán cổ phiếu Twitter từ ngày 24/3 - 4/4 đã mất đi cơ hội bán số tài sản của mình với giá cao hơn sau sự kiện của ông Elon Musk”, bên nguyên đơn viết trong đơn kiện. Trên thực tế, từ 24-29/3, cổ đông Rasella, người đứng tên chính trong đơn kiện, đã bán đi nhiều cổ phiếu của hãng công nghệ này với giá trung bình chỉ 39,23 USD.
Theo AP, hồ sơ pháp lý của Musk cho thấy ông đã mua 620.000 cổ phiếu với giá 36,83 USD vào ngày 31/1 và tiếp tục tích lũy mỗi ngày cho đến 1/4. Nhờ đó, ông hiện sở hữu hơn 9% cổ phần của Twitter, tương đương với 73,1 triệu cổ phiếu.
Trong đó, vào ngày 14/3, số cổ phần ông sở hữu đã chính thức chạm mốc 5%, đồng nghĩa với việc vị tỷ phú phải công bố thông tin này trước ngày 24/3 theo luật chứng khoán Mỹ. Nhưng chính nhờ việc chậm thông báo, Musk đã có thể tiếp tục mua lại cổ phiếu Twitter với giá 37.69-40.96 USD, rẻ hơn so với con số 49,97 USD/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Nói với Fox Business, Marc Steinberg, giáo sư luật tại Đại học Southern Methodist, cho rằng việc Elon Musk chậm công bố thông tin là rất khó hiểu.
“Elon Musk chắc chắn sở hữu một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp, đặc biệt là các thủ tục với SEC”, ông khẳng định.
Là cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk chắc chắn có một ghế trong hội đồng quản trị nhưng ông đã từ chối cơ hội này. Ảnh: Getty Images.
Elon Musk gặp nhiều rắc rối với SEC trong những năm qua vì các phát ngôn trên Twitter. Năm 2018, Musk chia sẻ ý tưởng chuyển đổi Tesla thành công ty sở hữu tư nhân với giá mua lại 420 USD/cổ phiếu. Ông cho biết đã "chốt được vốn" cho kế hoạch này, nhưng SEC kết luận đây là tuyên bố không chính xác sau cuộc điều tra.
Tới tháng 9/2018, Musk đã phải đồng ý trả 20 triệu USD tiền phạt, đồng thời rời bỏ chức Chủ tịch Tesla trong 3 năm vì vi phạm quy định của SEC.
Đến tháng 2/2019, dòng tweet về số xe Tesla dự kiến xuất xưởng trong năm lại khiến Musk gặp rắc rối với SEC. Sau 2 tháng, Musk đạt được thỏa thuận với SEC. Ông phải tránh nhắc đến một loạt chủ đề trên Twitter, hoặc phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo Tesla.
Đơn kiện gần nhất được trình lên tòa án ngay sau những tai tiếng gần đây giữa Twitter và vị tỷ phú. Trước đó, CEO Tesla được đề nghị tham gia hội đồng quản trị của Twitter, làm dấy lên nhiều lo ngại giữa các nhân viên của hãng.
Nhưng chỉ trong vài ngày sau đó, CEO Twitter Parag Agrawal đã khẳng định Musk từ chối cơ hội này. Theo sau đó là hàng loạt những bài đăng chế giễu Twitter như đề xuất bỏ chữ cái “w” trong tên hãng và biến trụ sở thành nơi ở cho người vô gia cư.
Mặt khác, rời ghế ban giám đốc đồng nghĩa với việc Elon Musk hoàn toàn có thể mua thêm cổ phiếu của Twitter, thoát khỏi mức hạn chế 14,9% cổ phiếu trước đó của SEC.
Hiện Elon Musk và Twitter chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Theo Zing
Các cổ đông của Twitter đã đâm đơn kiện Elon Musk vì chậm tiết lộ số cổ phần mình sở hữu. Được đệ trình lên tòa án liên bang tại Manhattan, New York vào 12/4, đơn kiện tập thể này cáo buộc ông về tội gian lận chứng khoán, đồng thời yêu cầu ông phải tiết lộ số tài sản của mình cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).
Musk đã kiếm lời 143 triệu USD
Theo đơn kiện, Musk đã tiết kiệm được 143 triệu USD nhờ mua cổ phiếu Twitter với giá thấp. Tuy đây chỉ là con số rất nhỏ so với tài sản của ông, đây lại là số tiền lớn với phía nguyên đơn.Theo luật chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư khi mua từ 5% cổ phần của một công ty thì phải công bố đến các cổ đông trong vòng 10 ngày.
Do đó, đơn kiện chỉ ra đáng lẽ Musk phải công bố số cổ phần của mình vào ngày 24/3, nhưng đến tận 11 ngày sau ông mới đưa ra thông báo chính thức. Ngay sau khi thông tin này được tiết lộ, giá cổ phiếu của Twitter đã tăng vọt 27%, lên 49,97 USD/cổ phiếu.
Điều này khiến những cổ đông Twitter chịu nhiều thiệt hại. “Những nhà đầu tư bán cổ phiếu Twitter từ ngày 24/3 - 4/4 đã mất đi cơ hội bán số tài sản của mình với giá cao hơn sau sự kiện của ông Elon Musk”, bên nguyên đơn viết trong đơn kiện. Trên thực tế, từ 24-29/3, cổ đông Rasella, người đứng tên chính trong đơn kiện, đã bán đi nhiều cổ phiếu của hãng công nghệ này với giá trung bình chỉ 39,23 USD.
Theo AP, hồ sơ pháp lý của Musk cho thấy ông đã mua 620.000 cổ phiếu với giá 36,83 USD vào ngày 31/1 và tiếp tục tích lũy mỗi ngày cho đến 1/4. Nhờ đó, ông hiện sở hữu hơn 9% cổ phần của Twitter, tương đương với 73,1 triệu cổ phiếu.
Trong đó, vào ngày 14/3, số cổ phần ông sở hữu đã chính thức chạm mốc 5%, đồng nghĩa với việc vị tỷ phú phải công bố thông tin này trước ngày 24/3 theo luật chứng khoán Mỹ. Nhưng chính nhờ việc chậm thông báo, Musk đã có thể tiếp tục mua lại cổ phiếu Twitter với giá 37.69-40.96 USD, rẻ hơn so với con số 49,97 USD/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Nói với Fox Business, Marc Steinberg, giáo sư luật tại Đại học Southern Methodist, cho rằng việc Elon Musk chậm công bố thông tin là rất khó hiểu.
“Elon Musk chắc chắn sở hữu một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp, đặc biệt là các thủ tục với SEC”, ông khẳng định.
Không phải lần đầu bị tố "thao túng chứng khoán"
Nếu SEC xác thực hành vi nộp trễ hồ sơ giao dịch của Elon Musk, ông có thể sẽ bị phạt khoảng 100.000 USD. Tuy nhiên, đây chỉ là con số lẻ so với khối tài sản hơn 290 tỷ USD của ông. Vì thế, Michael Dambra, giáo sư của Đại học Buffalo, cho rằng ông chỉ đang cố tình chế giễu SEC.Elon Musk gặp nhiều rắc rối với SEC trong những năm qua vì các phát ngôn trên Twitter. Năm 2018, Musk chia sẻ ý tưởng chuyển đổi Tesla thành công ty sở hữu tư nhân với giá mua lại 420 USD/cổ phiếu. Ông cho biết đã "chốt được vốn" cho kế hoạch này, nhưng SEC kết luận đây là tuyên bố không chính xác sau cuộc điều tra.
Tới tháng 9/2018, Musk đã phải đồng ý trả 20 triệu USD tiền phạt, đồng thời rời bỏ chức Chủ tịch Tesla trong 3 năm vì vi phạm quy định của SEC.
Đến tháng 2/2019, dòng tweet về số xe Tesla dự kiến xuất xưởng trong năm lại khiến Musk gặp rắc rối với SEC. Sau 2 tháng, Musk đạt được thỏa thuận với SEC. Ông phải tránh nhắc đến một loạt chủ đề trên Twitter, hoặc phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo Tesla.
Đơn kiện gần nhất được trình lên tòa án ngay sau những tai tiếng gần đây giữa Twitter và vị tỷ phú. Trước đó, CEO Tesla được đề nghị tham gia hội đồng quản trị của Twitter, làm dấy lên nhiều lo ngại giữa các nhân viên của hãng.
Nhưng chỉ trong vài ngày sau đó, CEO Twitter Parag Agrawal đã khẳng định Musk từ chối cơ hội này. Theo sau đó là hàng loạt những bài đăng chế giễu Twitter như đề xuất bỏ chữ cái “w” trong tên hãng và biến trụ sở thành nơi ở cho người vô gia cư.
Mặt khác, rời ghế ban giám đốc đồng nghĩa với việc Elon Musk hoàn toàn có thể mua thêm cổ phiếu của Twitter, thoát khỏi mức hạn chế 14,9% cổ phiếu trước đó của SEC.
Hiện Elon Musk và Twitter chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Theo Zing