VNR Content
Pearl
Bạn có biết là, mỗi khi quăng vỏ chuối vào thùng rác thì bạn đang vứt đi một món snack thơm ngon và bổ dưỡng?
Theo một nghiên cứu gần đây trên ACS Food Science & Technology, vỏ chuối sau khi trần sơ qua, phơi khô và xay nhuyễn thành bột, có thể làm thành món bánh nướng ngon lành, nếu không muốn nói là ngon hơn cả các loại bánh nướng từ bột mì. Nếu bạn không phải là độc giả trung thành của các blog nấu ăn chay, có thể bạn sẽ không bao giờ xem xét việc nấu ăn với vỏ chuối. Thế nhưng, vỏ chuối không chỉ tuyệt đối an toàn mà các nhà khoa học còn chứng minh rằng chúng thật sự tốt cho bạn.
Ghi nhận ý kiến người tiêu dùng tham gia kiểm tra hương vị, họ hài lòng với hương vị của các sản phẩm thử nghiệm y như với bánh quy có đường không vỏ chuối bình thường. Bạn thậm chí sẽ có thêm lượng khoáng chất đa dạng và nhiều dưỡng chất phòng chống ung thư. Ví dụ, bánh quy có đường tăng cường vỏ chuối được chế biến trong nghiên cứu có hàm lượng các chất xơ, magiê, kali, các hợp chất chống oxy hóa cao hơn nhiều bánh quy thường không có vỏ chuối.
Từ trái qua phải: Các mẻ bánh quy làm từ 100% bột mì, bột mì pha thêm bột vỏ chuối với tỉ lệ tăng dần 10%, 20%, 30% (Ảnh từ các nghiên cứu trước đây)
Một nhược điểm là bánh quy dùng quá nhiều bột vỏ chuối sẽ sậm màu, cứng theo cách nào đó (như trong hình), có thể là do lượng chất xơ bổ sung. Các mẻ bánh làm từ bột pha thêm bột vỏ chuối theo tỉ lệ 7,5% đạt được sự cân bằng hấp dẫn hơn nhiều trong cấu trúc bánh.
Một điểm cộng là các sản phẩm thử nghiệm để lâu được đến 3 tháng ở nhiệt độ phòng trên kệ bếp. Dù nghiên cứu chỉ xem xét hệ quả của việc bổ sung thêm vỏ chuối vào bánh quy nướng, kết quả đề xuất việc dùng bột vỏ chuối trong bánh mì, bánh ngọt, mì pasta là đáng để cân nhắc.
Ví dụ, một công trình về bánh vỏ chuối năm ngoái phát hiện ra là, phần vỏ màu vàng của chuối đem lại cho bánh nướng màu vàng tự nhiên cũng như tăng cường dinh dưỡng.
Theo một nghiên cứu khác năm 2016, thay thế 10% bột mì bằng bột vỏ chuối có thể tăng cường hàm lượng đạm, tinh bột, chất béo cao hơn cho bánh mì nướng.
Nếu bạn không yêu bánh nướng thì có những blogger ăn chay dùng vỏ chuối trong món cà ri. Gần đây, hai ý tưởng thịt muối và “ruốc” heo chay từ vỏ chuối cũng bắt đầu phổ biến.
(Ảnh: Insider)
Theo Science Alert, vỏ chuối không chỉ là một lựa chọn lành mạnh mà còn có thể giúp giảm rác thải thực phẩm. 40% trọng lượng của một trái chuối nằm ở lớp vỏ của nó, và lớp vỏ đầy dinh dưỡng này luôn bị vứt bỏ.
Hiển nhiên là vỏ chuối sống khá vô dụng, nhưng khi được sơ chế đúng cách thì thật sự vỏ chuối có thể có hương vị khá ngon. Thậm chí, vỏ chuối còn kéo dài thời hạn sử dụng của một số sản phẩm vì vỏ chuối có các đặc điểm kháng khuẩn, chống oxy hóa.
Điều tương tự cũng có mặt ở vỏ các loại trái cây khác, chẳng hạn như người ta cũng thấy vỏ xoài tăng cường các đặc điểm chống oxy hóa và cải thiện hương vị của bánh ngọt. Vì vậy, lần tới khi bạn lột vỏ một trái chuối để ăn phần thịt bên trong, hãy xem xét việc giữ lại vỏ chuối, sau này cái bụng của bạn sẽ rất biết ơn.
ACS Food Science & Technology (Công nghệ và khoa học thực phẩm) là tạp chí quốc tế nổi tiếng về khoa học thực phẩm, công nghệ, kỹ nghệ và dinh dưỡng của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS).
>>>Quả chuối: Những khám phá khoa học mới nhất về dinh dưỡng, lợi ích, rủi ro và vỏ chuối
Nguồn: Science Alert
Theo một nghiên cứu gần đây trên ACS Food Science & Technology, vỏ chuối sau khi trần sơ qua, phơi khô và xay nhuyễn thành bột, có thể làm thành món bánh nướng ngon lành, nếu không muốn nói là ngon hơn cả các loại bánh nướng từ bột mì. Nếu bạn không phải là độc giả trung thành của các blog nấu ăn chay, có thể bạn sẽ không bao giờ xem xét việc nấu ăn với vỏ chuối. Thế nhưng, vỏ chuối không chỉ tuyệt đối an toàn mà các nhà khoa học còn chứng minh rằng chúng thật sự tốt cho bạn.
Ghi nhận ý kiến người tiêu dùng tham gia kiểm tra hương vị, họ hài lòng với hương vị của các sản phẩm thử nghiệm y như với bánh quy có đường không vỏ chuối bình thường. Bạn thậm chí sẽ có thêm lượng khoáng chất đa dạng và nhiều dưỡng chất phòng chống ung thư. Ví dụ, bánh quy có đường tăng cường vỏ chuối được chế biến trong nghiên cứu có hàm lượng các chất xơ, magiê, kali, các hợp chất chống oxy hóa cao hơn nhiều bánh quy thường không có vỏ chuối.
Một nhược điểm là bánh quy dùng quá nhiều bột vỏ chuối sẽ sậm màu, cứng theo cách nào đó (như trong hình), có thể là do lượng chất xơ bổ sung. Các mẻ bánh làm từ bột pha thêm bột vỏ chuối theo tỉ lệ 7,5% đạt được sự cân bằng hấp dẫn hơn nhiều trong cấu trúc bánh.
Một điểm cộng là các sản phẩm thử nghiệm để lâu được đến 3 tháng ở nhiệt độ phòng trên kệ bếp. Dù nghiên cứu chỉ xem xét hệ quả của việc bổ sung thêm vỏ chuối vào bánh quy nướng, kết quả đề xuất việc dùng bột vỏ chuối trong bánh mì, bánh ngọt, mì pasta là đáng để cân nhắc.
Ví dụ, một công trình về bánh vỏ chuối năm ngoái phát hiện ra là, phần vỏ màu vàng của chuối đem lại cho bánh nướng màu vàng tự nhiên cũng như tăng cường dinh dưỡng.
Theo một nghiên cứu khác năm 2016, thay thế 10% bột mì bằng bột vỏ chuối có thể tăng cường hàm lượng đạm, tinh bột, chất béo cao hơn cho bánh mì nướng.
Nếu bạn không yêu bánh nướng thì có những blogger ăn chay dùng vỏ chuối trong món cà ri. Gần đây, hai ý tưởng thịt muối và “ruốc” heo chay từ vỏ chuối cũng bắt đầu phổ biến.
Theo Science Alert, vỏ chuối không chỉ là một lựa chọn lành mạnh mà còn có thể giúp giảm rác thải thực phẩm. 40% trọng lượng của một trái chuối nằm ở lớp vỏ của nó, và lớp vỏ đầy dinh dưỡng này luôn bị vứt bỏ.
Hiển nhiên là vỏ chuối sống khá vô dụng, nhưng khi được sơ chế đúng cách thì thật sự vỏ chuối có thể có hương vị khá ngon. Thậm chí, vỏ chuối còn kéo dài thời hạn sử dụng của một số sản phẩm vì vỏ chuối có các đặc điểm kháng khuẩn, chống oxy hóa.
Điều tương tự cũng có mặt ở vỏ các loại trái cây khác, chẳng hạn như người ta cũng thấy vỏ xoài tăng cường các đặc điểm chống oxy hóa và cải thiện hương vị của bánh ngọt. Vì vậy, lần tới khi bạn lột vỏ một trái chuối để ăn phần thịt bên trong, hãy xem xét việc giữ lại vỏ chuối, sau này cái bụng của bạn sẽ rất biết ơn.
ACS Food Science & Technology (Công nghệ và khoa học thực phẩm) là tạp chí quốc tế nổi tiếng về khoa học thực phẩm, công nghệ, kỹ nghệ và dinh dưỡng của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS).
>>>Quả chuối: Những khám phá khoa học mới nhất về dinh dưỡng, lợi ích, rủi ro và vỏ chuối
Nguồn: Science Alert