Công nghệ màn hình mới này có thể định hình tương lai của TV OLED. Nếu bạn quan tâm đến TV, có thể bạn đã biết đến mẫu TV LG OLED G3 được trang bị công nghệ tấm nền mới gọi là MLA (Micro Lens Array – lớp vi thấu kính) giúp tăng độ sáng của TV lên tới 70%. Cụ thể, theo LG thì đỉnh sáng của chiếc LG G3 có thể lên tới 2000 nit.
Chiếc TV OLED 77 inch sẽ có khoảng 42,4 tỷ vi thấu kính. Việc phát hiện các TV sử dụng công nghệ MLA không hề dễ dàng bởi vì các nhà sản xuất thường không nói cụ thể về các thành phần được sử dụng bên trong TV. Chẳng hạn LG không xác nhận họ đã dùng màn hình MLA trên TV OLED G3 nhưng thực tế thì LG G3 thực sự có dùng công nghệ MLA. Bên cạnh đó, chiếc TV MZ2000 của Panasonic cũng dùng công nghệ MLA. Đến thời điểm hiện tại, LG G3 và Panasonic MZ2000 là hai TV duy nhất dùng công nghệ MLA nhưng trong tương lai công nghệ này có thể được dùng phổ biến hơn.
TV LG OLED G3 có đỉnh sáng cao hơn 70% nhờ công nghệ MLA.
Lớp vi thấu kính giúp TV OLED tăng độ sáng cao hơn. TV OLED lâu nay thường bị chê bai do có độ sáng thấp hơn TV LCD. Thậm chí, nhiều người lo ngại việc lo ngại việc tăng độ sáng của TV OLED sẽ gây ra tình trạng lưu ảnh (burn-in). MLA được sinh ra để giải quyết vấn đề này. Thay vì ép các thành phần của OLED trở nên sáng hơn, lớp vi thấu kính MLA chỉ đơn giản tập trung lượng ánh sáng của các điểm ảnh phát ra, qua đó giúp tăng độ sáng mà không làm tăng nguy cơ burn-in. Không chỉ tăng độ sáng, LG Display cho biết công nghệ MLA còn có thể cải thiện góc nhìn tăng thêm 30%. Sự xuất hiện của MLA có thể là tin đáng lo ngại với Samsung, hãng hiện đang dùng công nghệ màn hình QD-OLED, loại tấm nền OLED sử dụng chấm lượng tử để cải thiện độ sáng và màu sắc.
Đánh giá OPPO Find X8: Đối thủ xứng tầm với Apple và Samsung đây rồi!