VNR Content
Pearl
Sau 14 năm, trải qua 3 lần đại tu thiết kế, và 2 lần chuyển đổi kiến trúc vi xử lý, hình dáng cái nêm đã trở thành biểu tượng của MacBook Air nay chỉ còn là lịch sử. Thay cho nó là một chiếc MacBook Air với thiết kế hoàn toàn mới, nhất quán về độ dày từ trước ra sau. Gần như mọi mặt trên chiếc MacBook Air mới đều được nâng cấp hoặc thay đổi, biến nó trở thành lần đại tu lớn nhất của dòng Air kể từ khi ra mắt cách đây gần một thập kỷ rưỡi!
Những thay đổi này thực sự quan trọng, bởi Air là dòng laptop mặc định được lựa chọn bởi hàng triệu người trên thế giới. Không những vậy, nó còn đặt ra chuẩn mực cho những mẫu laptop mỏng và nhẹ mà mọi nhà sản xuất khác đều theo đuổi.
Bên cạnh thiết kế và phần cứng, MacBook Air mới còn sở hữu vi xử lý “nhà trồng” mới nhất của Apple, chip M2. Giá bán hiển nhiên cao hơn trước - khởi điểm từ 1.199 USD, tức cao hơn 200 USD so với MacBook Air M1, và 1.499 USD trở lên nếu bạn muốn dung lượng ổ cứng dư dả hơn. Vì lẽ đó, Apple vẫn tiếp tục bán MacBook Air M1, mục đích là mang lại một lựa chọn cho nhiều người mua MacBook Air nhưng không muốn bỏ ra quá 1.000 USD cho một chiếc máy tính mới.
MacBook Air M1 từng là (và vẫn là) một trong những mẫu laptop ấn tượng nhất thế giới. Liệu MacBook Air M2 có vượt qua được cái bóng quá lớn đó hay không?
Xét trên hầu hết các khía cạnh, câu trả lời là có. Nhưng không có gì hoàn hảo, và danh sách những nhược điểm của MacBook Air M2 thì không hề ngắn gọn chút nào!
Ấy thế nhưng, MacBook Air M2 vẫn mỏng đến ngạc nhiên - chỉ hơn 11mm một chút - và bạn sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi độ mỏng của nó khi mở nắp màn hình và bắt đầu gõ phím. Nó cũng dễ nhận ra bất kỳ khi nào bạn nhét máy vào túi xách hoặc mang đi khắp nơi. Dù hình cái nêm của MacBook Air cũ khiến bạn có cảm giác máy nhẹ hơn và mỏng hơn, nhưng trên thực tế MacBook Air M2 mới là mẫu máy thanh mảnh hơn.
Xét về khối lượng, MacBook Air M2 cũng nhẹ hơn một chút, 1,22kg, so với 1,27kg của MacBook Air M1. Dù khác biệt là không đáng kể, và Air không phải chiếc laptop nhẹ nhất bạn có thể mua được, nó cực kỳ gọn gàng và dễ dàng hiện diện ở bất kỳ đâu bạn cần đến.
Nhìn chung, thiết kế mới của MacBook Air M2 thực sự hiện đại và lôi cuốn. Một số người có thể sẽ nhớ hình cái nêm của thế hệ trước, số khác thì không, bởi Air M2 là một chiếc máy tính hoàn mỹ, và thiết kế của nó có lẽ sẽ chưa lỗi thời trong 5 năm tiếp theo (hoặc hơn), cho đến khi Apple thay đổi lần nữa.
Màu Midnight dễ bám vân tay.
Nhưng hãy chú ý nếu bạn có ý định mua màu Midnight mới toanh. Dù trông đẹp mắt, với lớp phủ đen - xanh dương sẫm có thể thay đổi tùy thuộc ánh sáng, nhưng màu này cực kỳ dễ bám vân tay. Apple không phải là công ty duy nhất gặp vấn đề với vật liệu nhôm tối màu - các laptop của Razer đã bị đặt cho biệt danh “nam châm hút vân tay” trong suốt nhiều năm rồi - nhưng đây lại là vấn đề đủ lớn để người dùng từ chối màu Midnight. Màu Starlight bạc pha vàng cũng đẹp không kém, và không hề bị bám vân tay!
Dù mỏng hơn và nhẹ hơn, chất lượng hoàn thiện của Air M2 không hề giảm đi chút nào. Bộ khung vẫn chắc chắn, nắp máy vẫn cứng cáp, và bạn vẫn có thể mở nó bằng một ngón tay. Apple luôn được mệnh danh là “ông trùm” khi xét về chất lượng hoàn thiện, và Air M2 không phải là ngoại lệ.
Màn hình mới cũng sáng hơn, 500 nits so với 400 nits của thế hệ trước, giúp bạn dễ sử dụng máy ngoài trời hơn và giúp mắt dễ chịu hơn khi nhìn máy cả ngày dài. Đúng theo truyền thống của Apple, màn hình này có độ chính xác và khả năng tái hiện màu sắc tốt, 100% dải sRGB, 84% dải AdobeRGB, và 95% dải P3.
Độ sáng của màn hình không ấn tượng như các màn hình Mini LED trên các mẫu MacBook Pro cao cấp, và sắc độ đen cũng như độ sinh động của nó không thể bằng các màn hình kia. Nó cũng không có chức năng tần số quét cao ProMotion.
Nhưng màn hình mới vẫn là một sự cải thiện đáng kể so với trước đây; trên thực tế nó tốt hơn cả màn hình của MacBook Pro 13-inch: rộng hơn, thanh thoát hơn, và thoải mái hơn khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn chủ yếu dùng trình duyệt web và gõ tài liệu.
Không may là, giống như MacBook Pro 14 và 16-inch, màn hình Air M2 có notch. Và đi kèm với nó là một số vấn đề khá khó chịu mà bạn có lẽ đã từng nghe nói trước đây.
Phần notch này không xấu hay gây mất tập trung - nó chỉ khiến trải nghiệm sử dụng thanh menu của Mac trở nên rối rắm. Vị trí và kích cỡ của phần notch đồng nghĩa một số ứng dụng trên thanh menu không có chỗ hiển thị bình thường, đôi lúc bạn thậm chí chẳng thể truy cập vào chúng. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý thanh menu từ bên thứ ba, như Bartender, để giải quyết vấn đề - nhưng tại sao phải cần một giải pháp bên thứ ba để giúp thiết kế của chính Apple trở nên hữu dụng? Thà họ làm viền trên màn hình dày thêm một chút còn hơn!
Camera bên trong phần notch chính là camera 1080p trong các mẫu Pro 14 và 16-inch, và nó là một sự cải tiến lớn so với camera 720p “bèo bọt” trên Air M1 lẫn MacBook Pro 13-inch. Hình ảnh thu được sắc nét hơn, nhiều chi tiết hơn, màu sắc và độ tương phản tốt hơn; nói một cách tổng thể là cho ra hình ảnh đẹp hơn. Kết hợp với cụm 3 micro của Air M2, camera này hỗ trợ cực tốt cho các cuộc gọi video. Trước đây, camera là thứ khiến Air M1 không nhận được điểm tuyệt đối, do đó thật tuyệt khi Apple đã khắc phục vấn đề.
Apple cũng cho bạn lựa chọn củ sạc. Mẫu Air M2 cơ bản có củ sạc 30W đã quá quen thuộc với người dùng. Nhưng các mẫu cao cấp hơn thì có hai lựa chọn: củ sạc 35W gọn nhẹ mới với hai cổng USB-C, hoặc củ sạc lớn hơn, mạnh hơn, công suất 67W giống dòng MacBook Pro. Củ sạc lớn này có thể sạc 50% pin Air M2 trong 30 phút.
Trong bài test thực tế, củ sạc 35W chỉ sạc được 25% trong 30 phút trong điều kiện không sử dụng máy - tức tốc độ bằng một nửa so với củ 67W - và càng chậm hơn khi cắm iPhone vào cổng USB-C thứ hai trên củ sạc. Sẽ hợp lý hơn nhiều nếu Apple trang bị cho củ 67W hai cổng như vậy, dù rằng bạn có thể mua một củ sạc khác mạnh hơn, nhiều cổng hơn, của một bên thứ ba nào đó và vẫn hoạt động tốt với cáp MagSafe của Air M2 như thường.
Nhờ cổng MagSafe, bạn sẽ dư ra một cổng USB-C so với Air M1. Thay vì sạc một cổng và kết nối thiết bị qua cổng còn lại, nay bạn có thể dùng cả hai cổng (có Thunderbolt) cho các món phụ kiện.
Cuối cùng, Apple vẫn giới hạn khả năng xuất hình của Air M2 ra một màn hình ngoài duy nhất. Do đó nếu muốn cắm laptop vào hai màn hình cùng lúc, bạn phải mua MacBook Pro 14-inch (vốn hỗ trợ đến 4 màn hình ngoài) hoặc tìm một giải pháp thay thế nào đó.
Các phím có hành trình vừa phải và được bố trí hợp lý. Chúng cũng yên tĩnh hơn nhiều so với các mẫu MacBook trước đó, vốn sử dụng bàn phím cánh bướm đáng quên. Nếu bạn nâng cấp từ một chiếc MacBook cũ dùng chip Intel, bàn phím Air M2 có lẽ sẽ là cải thiện mà bạn thích thú nhất, đơn giản vì bàn phím cánh bướm kia quá tệ.
Tương tự, trackpad không có nhiều thay đổi, chỉ rộng hơn một tí mà thôi. Chức năng của nó cũng như cũ, và vẫn sở hữu khả năng cuộn xuất sắc, hỗ trợ gesture và palm rejection.
Hệ thống loa mới gồm 2 loa tweeter và 2 loa trầm, hỗ trợ công nghệ Spatial Audio của Apple. So với Air M1, các loa mới cho âm thanh đầy đặn hơn và ít bị dội hơn, đặc biệt khi bật max volume. Nhưng khác biệt thật ra không quá lớn, và chúng tương đương với bộ loa thiên về bass trên MacBook Pro 14 và 16-inch. Dẫu vậy, loa của Air M2 vẫn vượt trội so với các laptop khác và cho chất lượng âm thanh tốt khi thực hiện cuộc gọi video, xem TV show, nghe nhạc, YouTube, hay bất kỳ thứ gì bạn muốn nghe!
Điểm thiết kế đáng chú ý cuối cùng là khả năng nhận diện thương hiệu. So với các mẫu máy trước đó, logo Apple trên Air M2 lớn hơn khoảng 30%. Và logo quả táo cũng là dấu hiệu duy nhất thể hiện thương hiệu, bạn sẽ không tìm thấy dòng chữ MacBook Air trên thân máy nữa - không có ở dưới màn hình, không có dưới đáy máy, không đâu cả!
Mẫu Air M2 cơ bản có CPU 8 nhân và GPU 8 nhân, RAM 8GB, bộ nhớ lưu trữ 256GB. Trong khi đó mẫu 1.499 USD có GPU 10 nhân và bộ nhớ lưu trữ 512GB. Bạn có thể nâng cấp lên RAM 24GB và bộ nhớ lưu trữ 2TB, miễn là chấp nhận bỏ ra 2.500 USD cho một chiếc MacBook Air. Hầu hết mọi người sẽ chọn bản 1.499 USD, nhưng bạn nên thêm 200 USD để nâng lên RAM 16GB nếu bạn dự định sử dụng máy tính lâu dài và thường xuyên làm việc đa nhiệm.
Tất cả những tùy chọn cấu hình nói trên khiến MacBook Air M2 đắt hơn đáng kể so với trước đây, và có một lý do rất chính đáng để bạn tránh mua bản cơ bản. Apple xác nhận rằng giống như bản cơ bản của MacBook Pro M2 13-inch, bộ nhớ lưu trữ của Air M2 bản 256GB sử dụng một con chip NAND duy nhất thay vì hai như trên Air M1 và các mẫu M2 mới với bộ nhớ lưu trữ 512GB trở lên. Điều này khiến tốc độ đọc - ghi của máy chỉ bằng một nửa so với Air M1 bản cơ bản, và mọi thứ sẽ càng chậm hơn mỗi khi bạn tìm cách copy những tập tin cỡ lớn, hoặc sử dụng hết 8GB RAM, buộc phải chuyển sang bộ nhớ swap. Quả là một bước cải lùi đáng thất vọng!
Trong quá trình benchmark, Air M2 vượt mặt Air M1 trong mọi bài test, dù sự khác biệt không rõ rệt lắm. Nhưng Air M2 lại chậm hơn đáng chú ý so với MacBook Pro M2, vốn có bộ khung dày hơn và có quạt để làm mát chip mỗi khi làm việc nặng, như trong bài benchmark đa nhân Cinebench 23 kéo dài đến 30 phút. Air M2 sẽ nhanh chóng bóp hiệu năng của chip M2 và duy trì tốc độ ở một mức nhất định nhằm quản lý tốt nhiệt độ của chip. Dẫu vậy, mặt đáy của máy vẫn ấm lên đáng kể trong các bài test. Thiết kế không quạt của Air M2 rất tốt khi làm việc thông thường, giúp máy vận hành yên tĩnh hơn, nhưng lại khiến hệ thống trì trệ khi làm việc nặng.
Sự khác biệt về hiệu năng tiếp tục xuất hiện trong các bài stress test, như khi chạy bài test PugetBench trong Adobe Premiere Pro hoặc chỉnh sửa và xuất rất nhiều ảnh RAW độ phân giải cao trong Adobe Lightroom Classic. Air M2 đạt điểm PugetBench cao hơn M1, nhưng thấp hơn Pro M2. Nó còn bị chậm lại khi nhập và chỉnh sửa các tập tin RAW 60MP chụp từ một chiếc máy ảnh Sony A7R Mark IV - không khác là bao so với Air M1.
Hiệu suất đồ họa của Air M2 còn bị ảnh hưởng bởi thiết kế tản nhiệt của nó - dù cao điểm hơn Air M1 trong bài benchmark Shadow of the Tomb Raider, nó lại không cao bằng Pro M2, dù đạt cùng điểm số GPU.
Rõ ràng, bạn không thể kỳ vọng sẽ thấy một cú nhảy vọt về hiệu suất như khi Apple thay thế vi xử lý Intel bằng M1 vào năm 2020. Thay vào đó, sẽ có những cải tiến nhẹ, khó nhận ra, trong các bản nâng cấp qua từng năm, để rồi sau vài thế hệ sẽ tạo nên một cú nhảy đáng kể hơn. Đây chính xác là điều đang diễn ra với MacBook Air M2 năm nay.
Dù hiệu suất thấp hơn trong các bài test so với MacBook Pro M2, Air M2 là lựa chọn tốt cho người dùng văn phòng thông thường. Bạn có thể mở vài chục tab Chrome, chuyển qua lại giữa Slack, email, và các ứng dụng khác, thực hiện những cuộc gọi Zoom dài dằng dặc, và phát nhạc dưới nền trong khi làm việc mà không gặp vấn đề gì. Nó cũng không nóng lên ở đáy máy hoặc dưới bàn phím trong các tác vụ hàng ngày. Với những công việc mà một chiếc máy tính mỏng, nhẹ như Air được thiết kế để thực hiện - công việc văn phòng, duyệt web, gọi điện video, xem TV show và phim ảnh, soạn thảo văn bản… - M2 không phải đủ mà quá đủ.
Máy cũng phù hợp cho công việc chỉnh sửa ảnh và phim nhẹ nhàng, đặc biệt nếu bạn sử dụng Apple Photos hay iMovie. Trong những tình huống này, Air M2 thậm chí còn vượt trội so với Pro M2 13-inch bởi nó có màn hình đẹp hơn, webcam tốt hơn, MagSafe, mỏng và nhẹ hơn… Còn nếu thường xuyên dùng máy tính cho các công việc sáng tạo đòi hỏi tài nguyên hệ thống, như biên tập video chuyên nghiệp, chỉnh sửa ảnh RAW, hay code, Air có lẽ là lựa chọn tồi, và bạn nên chọn MacBook Pro 14 hoặc 16-inch.
Nhưng với đại đa số người dùng laptop, Air M2 là chiếc laptop quá đủ cho mọi nhu cầu, đồng thời còn nhẹ hơn, yên tĩnh hơn các mẫu MacBook Pro.
Hiển nhiên thời lượng pin này không ấn tượng như MacBook Pro M2 13-inch, vốn là nhà vô địch trong số các laptop cùng cỡ khi xét về pin. Nhưng trong sử dụng thực tế, thời lượng pin của Pro M2 thường không được như quảng cáo, nên những kết quả của Air M2 cũng không đáng quan ngại lắm. Nếu đang dùng một chiếc MacBook Air chip Intel, như hầu hết những ai dự định mua chiếc máy tính này, hãy sẵn sàng để bị choáng ngợp bởi thời lượng pin!
Nhưng thành công cũng đi kèm cái giá phải trả, và những cải tiến về hiệu suất so với Air M1 không rõ rệt như những khác biệt về thiết kế và tính năng. Air M2 là lựa chọn tốt hơn Pro M2 13-inch đối với đại đa số người dùng, dù mẫu Pro có hiệu suất tốt hơn một chút và thời lượng pin dài hơn.
Nếu bạn chuyển từ MacBook chip Intel hoặc lần đầu từ Windows sang Mac, việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn, khi hiệu suất và thời lượng pin của Air M1 cũng tương đương Air M2, mà giá lại thấp hơn đáng kể (và các mẫu M1 cũng đang được khuyến mãi giảm giá nữa). Bạn có chấp nhận bỏ thêm tiền để có được sự tiện lợi của Air M2, như sạc MagSafe, camera, và kích cỡ, độ dày?
Lời khuyên ở đây là chọn Air M2 nếu sẵn sàng bỏ ra 1.500 USD hoặc hơn để có được bộ nhớ lưu trữ ít nhất 512GB và RAM 16GB. Nếu số tiền đó quá nhiều, Air M1 vẫn là một lựa chọn xuất sắc.
Ưu điểm:
-Thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn
- Màn hình đẹp hơn
- Webcam tốt hơn
- Thời lượng pin cả ngày
- Hiệu suất tuyệt vời với hầu hết tác vụ
- Sạc MagSafe cực tiện
Nhược điểm
- Đắt hơn
- Bị nóng và bị bóp hiệu suất khi thực hiện tác vụ nặng
- Bản cơ bản có bộ nhớ lưu trữ chậm
- Màn hình có notch khiến thanh menu bị ảnh hưởng
- Màu Midnight dễ bám vân tay
- Số lượng cổng hạn chế
Tham khảo: TheVerge
Những thay đổi này thực sự quan trọng, bởi Air là dòng laptop mặc định được lựa chọn bởi hàng triệu người trên thế giới. Không những vậy, nó còn đặt ra chuẩn mực cho những mẫu laptop mỏng và nhẹ mà mọi nhà sản xuất khác đều theo đuổi.
Bên cạnh thiết kế và phần cứng, MacBook Air mới còn sở hữu vi xử lý “nhà trồng” mới nhất của Apple, chip M2. Giá bán hiển nhiên cao hơn trước - khởi điểm từ 1.199 USD, tức cao hơn 200 USD so với MacBook Air M1, và 1.499 USD trở lên nếu bạn muốn dung lượng ổ cứng dư dả hơn. Vì lẽ đó, Apple vẫn tiếp tục bán MacBook Air M1, mục đích là mang lại một lựa chọn cho nhiều người mua MacBook Air nhưng không muốn bỏ ra quá 1.000 USD cho một chiếc máy tính mới.
MacBook Air M1 từng là (và vẫn là) một trong những mẫu laptop ấn tượng nhất thế giới. Liệu MacBook Air M2 có vượt qua được cái bóng quá lớn đó hay không?
Xét trên hầu hết các khía cạnh, câu trả lời là có. Nhưng không có gì hoàn hảo, và danh sách những nhược điểm của MacBook Air M2 thì không hề ngắn gọn chút nào!
Ngoại hình, màu sắc
MacBook Air mới vay mượn khá nhiều yếu tố thiết kế lẫn hình dáng từ MacBook Pro 14 và 16 ra mắt cuối năm ngoái. Máy có ngoại hình đối xứng và vuông vức, trông dữ dằn hơn các thế hệ Air trước đây.Ấy thế nhưng, MacBook Air M2 vẫn mỏng đến ngạc nhiên - chỉ hơn 11mm một chút - và bạn sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi độ mỏng của nó khi mở nắp màn hình và bắt đầu gõ phím. Nó cũng dễ nhận ra bất kỳ khi nào bạn nhét máy vào túi xách hoặc mang đi khắp nơi. Dù hình cái nêm của MacBook Air cũ khiến bạn có cảm giác máy nhẹ hơn và mỏng hơn, nhưng trên thực tế MacBook Air M2 mới là mẫu máy thanh mảnh hơn.
Xét về khối lượng, MacBook Air M2 cũng nhẹ hơn một chút, 1,22kg, so với 1,27kg của MacBook Air M1. Dù khác biệt là không đáng kể, và Air không phải chiếc laptop nhẹ nhất bạn có thể mua được, nó cực kỳ gọn gàng và dễ dàng hiện diện ở bất kỳ đâu bạn cần đến.
Nhìn chung, thiết kế mới của MacBook Air M2 thực sự hiện đại và lôi cuốn. Một số người có thể sẽ nhớ hình cái nêm của thế hệ trước, số khác thì không, bởi Air M2 là một chiếc máy tính hoàn mỹ, và thiết kế của nó có lẽ sẽ chưa lỗi thời trong 5 năm tiếp theo (hoặc hơn), cho đến khi Apple thay đổi lần nữa.
Nhưng hãy chú ý nếu bạn có ý định mua màu Midnight mới toanh. Dù trông đẹp mắt, với lớp phủ đen - xanh dương sẫm có thể thay đổi tùy thuộc ánh sáng, nhưng màu này cực kỳ dễ bám vân tay. Apple không phải là công ty duy nhất gặp vấn đề với vật liệu nhôm tối màu - các laptop của Razer đã bị đặt cho biệt danh “nam châm hút vân tay” trong suốt nhiều năm rồi - nhưng đây lại là vấn đề đủ lớn để người dùng từ chối màu Midnight. Màu Starlight bạc pha vàng cũng đẹp không kém, và không hề bị bám vân tay!
Dù mỏng hơn và nhẹ hơn, chất lượng hoàn thiện của Air M2 không hề giảm đi chút nào. Bộ khung vẫn chắc chắn, nắp máy vẫn cứng cáp, và bạn vẫn có thể mở nó bằng một ngón tay. Apple luôn được mệnh danh là “ông trùm” khi xét về chất lượng hoàn thiện, và Air M2 không phải là ngoại lệ.
Màn hình
Bên cạnh thiết kế mới là màn hình hoàn toàn mới. Màn hình của Air M2 lớn hơn một chút so với trước - từ 13.3-inch lên 13.6-inch - nhưng chủ yếu là tăng theo chiều dọc, bởi màn hình này cao hơn Air M1. Viền màn hình cũng nhỏ hơn, và các góc thì được bo tròn hơn, tạo cảm giác hiện đại hơn.Độ sáng của màn hình không ấn tượng như các màn hình Mini LED trên các mẫu MacBook Pro cao cấp, và sắc độ đen cũng như độ sinh động của nó không thể bằng các màn hình kia. Nó cũng không có chức năng tần số quét cao ProMotion.
Nhưng màn hình mới vẫn là một sự cải thiện đáng kể so với trước đây; trên thực tế nó tốt hơn cả màn hình của MacBook Pro 13-inch: rộng hơn, thanh thoát hơn, và thoải mái hơn khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn chủ yếu dùng trình duyệt web và gõ tài liệu.
Không may là, giống như MacBook Pro 14 và 16-inch, màn hình Air M2 có notch. Và đi kèm với nó là một số vấn đề khá khó chịu mà bạn có lẽ đã từng nghe nói trước đây.
Camera bên trong phần notch chính là camera 1080p trong các mẫu Pro 14 và 16-inch, và nó là một sự cải tiến lớn so với camera 720p “bèo bọt” trên Air M1 lẫn MacBook Pro 13-inch. Hình ảnh thu được sắc nét hơn, nhiều chi tiết hơn, màu sắc và độ tương phản tốt hơn; nói một cách tổng thể là cho ra hình ảnh đẹp hơn. Kết hợp với cụm 3 micro của Air M2, camera này hỗ trợ cực tốt cho các cuộc gọi video. Trước đây, camera là thứ khiến Air M1 không nhận được điểm tuyệt đối, do đó thật tuyệt khi Apple đã khắc phục vấn đề.
Cổng kết nối
Ngoài kiểu dáng mới, Air M2 còn “mượn” luôn kết nối MagSafe vừa được hồi sinh trên MacBook Pro 14 và 16, cho phép bạn sạc laptop mà không phải lo lắng khi có ai đó vô tình dẫm lên cáp. Máy thậm chí còn đi kèm một sợi cáp bện trùng màu trong hộp, thứ mà bạn không thể tìm thấy trên các mẫu Pro đắt tiền hơn.Apple cũng cho bạn lựa chọn củ sạc. Mẫu Air M2 cơ bản có củ sạc 30W đã quá quen thuộc với người dùng. Nhưng các mẫu cao cấp hơn thì có hai lựa chọn: củ sạc 35W gọn nhẹ mới với hai cổng USB-C, hoặc củ sạc lớn hơn, mạnh hơn, công suất 67W giống dòng MacBook Pro. Củ sạc lớn này có thể sạc 50% pin Air M2 trong 30 phút.
Nhờ cổng MagSafe, bạn sẽ dư ra một cổng USB-C so với Air M1. Thay vì sạc một cổng và kết nối thiết bị qua cổng còn lại, nay bạn có thể dùng cả hai cổng (có Thunderbolt) cho các món phụ kiện.
Cuối cùng, Apple vẫn giới hạn khả năng xuất hình của Air M2 ra một màn hình ngoài duy nhất. Do đó nếu muốn cắm laptop vào hai màn hình cùng lúc, bạn phải mua MacBook Pro 14-inch (vốn hỗ trợ đến 4 màn hình ngoài) hoặc tìm một giải pháp thay thế nào đó.
Phím và trackpad
Bàn phím Air M2 cũng được lấy từ MacBook Pro 14-inch. Nó có hàng phím chức năng hoàn chỉnh và Touch ID, không có Touch Bar (quá may!).Các phím có hành trình vừa phải và được bố trí hợp lý. Chúng cũng yên tĩnh hơn nhiều so với các mẫu MacBook trước đó, vốn sử dụng bàn phím cánh bướm đáng quên. Nếu bạn nâng cấp từ một chiếc MacBook cũ dùng chip Intel, bàn phím Air M2 có lẽ sẽ là cải thiện mà bạn thích thú nhất, đơn giản vì bàn phím cánh bướm kia quá tệ.
Tương tự, trackpad không có nhiều thay đổi, chỉ rộng hơn một tí mà thôi. Chức năng của nó cũng như cũ, và vẫn sở hữu khả năng cuộn xuất sắc, hỗ trợ gesture và palm rejection.
Loa
Một thay đổi khá thú vị là Air M2 không có lỗ loa như các mẫu MacBook khác. Thay vào đó, loa được tích hợp vào khu vực giữa bàn phím và màn hình để thiết kế tổng thể trông gọn gàng hơn.Hệ thống loa mới gồm 2 loa tweeter và 2 loa trầm, hỗ trợ công nghệ Spatial Audio của Apple. So với Air M1, các loa mới cho âm thanh đầy đặn hơn và ít bị dội hơn, đặc biệt khi bật max volume. Nhưng khác biệt thật ra không quá lớn, và chúng tương đương với bộ loa thiên về bass trên MacBook Pro 14 và 16-inch. Dẫu vậy, loa của Air M2 vẫn vượt trội so với các laptop khác và cho chất lượng âm thanh tốt khi thực hiện cuộc gọi video, xem TV show, nghe nhạc, YouTube, hay bất kỳ thứ gì bạn muốn nghe!
Điểm thiết kế đáng chú ý cuối cùng là khả năng nhận diện thương hiệu. So với các mẫu máy trước đó, logo Apple trên Air M2 lớn hơn khoảng 30%. Và logo quả táo cũng là dấu hiệu duy nhất thể hiện thương hiệu, bạn sẽ không tìm thấy dòng chữ MacBook Air trên thân máy nữa - không có ở dưới màn hình, không có dưới đáy máy, không đâu cả!
Cấu hình và hiệu suất
Bên trong thiết kế mới của Air M2, hiển nhiên là vi xử lý M2 mới nhất từ Apple, cũng là con chip trong MacBook Pro 13-inch gần đây. Apple khẳng định chip mới này có hiệu suất đa nhân cao hơn 18% so với M1, và hiệu suất đồ họa nhanh hơn 35%.Mẫu Air M2 cơ bản có CPU 8 nhân và GPU 8 nhân, RAM 8GB, bộ nhớ lưu trữ 256GB. Trong khi đó mẫu 1.499 USD có GPU 10 nhân và bộ nhớ lưu trữ 512GB. Bạn có thể nâng cấp lên RAM 24GB và bộ nhớ lưu trữ 2TB, miễn là chấp nhận bỏ ra 2.500 USD cho một chiếc MacBook Air. Hầu hết mọi người sẽ chọn bản 1.499 USD, nhưng bạn nên thêm 200 USD để nâng lên RAM 16GB nếu bạn dự định sử dụng máy tính lâu dài và thường xuyên làm việc đa nhiệm.
Tất cả những tùy chọn cấu hình nói trên khiến MacBook Air M2 đắt hơn đáng kể so với trước đây, và có một lý do rất chính đáng để bạn tránh mua bản cơ bản. Apple xác nhận rằng giống như bản cơ bản của MacBook Pro M2 13-inch, bộ nhớ lưu trữ của Air M2 bản 256GB sử dụng một con chip NAND duy nhất thay vì hai như trên Air M1 và các mẫu M2 mới với bộ nhớ lưu trữ 512GB trở lên. Điều này khiến tốc độ đọc - ghi của máy chỉ bằng một nửa so với Air M1 bản cơ bản, và mọi thứ sẽ càng chậm hơn mỗi khi bạn tìm cách copy những tập tin cỡ lớn, hoặc sử dụng hết 8GB RAM, buộc phải chuyển sang bộ nhớ swap. Quả là một bước cải lùi đáng thất vọng!
Trong quá trình benchmark, Air M2 vượt mặt Air M1 trong mọi bài test, dù sự khác biệt không rõ rệt lắm. Nhưng Air M2 lại chậm hơn đáng chú ý so với MacBook Pro M2, vốn có bộ khung dày hơn và có quạt để làm mát chip mỗi khi làm việc nặng, như trong bài benchmark đa nhân Cinebench 23 kéo dài đến 30 phút. Air M2 sẽ nhanh chóng bóp hiệu năng của chip M2 và duy trì tốc độ ở một mức nhất định nhằm quản lý tốt nhiệt độ của chip. Dẫu vậy, mặt đáy của máy vẫn ấm lên đáng kể trong các bài test. Thiết kế không quạt của Air M2 rất tốt khi làm việc thông thường, giúp máy vận hành yên tĩnh hơn, nhưng lại khiến hệ thống trì trệ khi làm việc nặng.
Sự khác biệt về hiệu năng tiếp tục xuất hiện trong các bài stress test, như khi chạy bài test PugetBench trong Adobe Premiere Pro hoặc chỉnh sửa và xuất rất nhiều ảnh RAW độ phân giải cao trong Adobe Lightroom Classic. Air M2 đạt điểm PugetBench cao hơn M1, nhưng thấp hơn Pro M2. Nó còn bị chậm lại khi nhập và chỉnh sửa các tập tin RAW 60MP chụp từ một chiếc máy ảnh Sony A7R Mark IV - không khác là bao so với Air M1.
Rõ ràng, bạn không thể kỳ vọng sẽ thấy một cú nhảy vọt về hiệu suất như khi Apple thay thế vi xử lý Intel bằng M1 vào năm 2020. Thay vào đó, sẽ có những cải tiến nhẹ, khó nhận ra, trong các bản nâng cấp qua từng năm, để rồi sau vài thế hệ sẽ tạo nên một cú nhảy đáng kể hơn. Đây chính xác là điều đang diễn ra với MacBook Air M2 năm nay.
Dù hiệu suất thấp hơn trong các bài test so với MacBook Pro M2, Air M2 là lựa chọn tốt cho người dùng văn phòng thông thường. Bạn có thể mở vài chục tab Chrome, chuyển qua lại giữa Slack, email, và các ứng dụng khác, thực hiện những cuộc gọi Zoom dài dằng dặc, và phát nhạc dưới nền trong khi làm việc mà không gặp vấn đề gì. Nó cũng không nóng lên ở đáy máy hoặc dưới bàn phím trong các tác vụ hàng ngày. Với những công việc mà một chiếc máy tính mỏng, nhẹ như Air được thiết kế để thực hiện - công việc văn phòng, duyệt web, gọi điện video, xem TV show và phim ảnh, soạn thảo văn bản… - M2 không phải đủ mà quá đủ.
Máy cũng phù hợp cho công việc chỉnh sửa ảnh và phim nhẹ nhàng, đặc biệt nếu bạn sử dụng Apple Photos hay iMovie. Trong những tình huống này, Air M2 thậm chí còn vượt trội so với Pro M2 13-inch bởi nó có màn hình đẹp hơn, webcam tốt hơn, MagSafe, mỏng và nhẹ hơn… Còn nếu thường xuyên dùng máy tính cho các công việc sáng tạo đòi hỏi tài nguyên hệ thống, như biên tập video chuyên nghiệp, chỉnh sửa ảnh RAW, hay code, Air có lẽ là lựa chọn tồi, và bạn nên chọn MacBook Pro 14 hoặc 16-inch.
Nhưng với đại đa số người dùng laptop, Air M2 là chiếc laptop quá đủ cho mọi nhu cầu, đồng thời còn nhẹ hơn, yên tĩnh hơn các mẫu MacBook Pro.
Pin
Trong bài test pin, Air M2 cho thời lượng hoạt động tương đương Air M1, có nghĩa là từ 8 - 10 tiếng sử dụng thực tế với độ sáng màn hình ở mức 200 nits, và sử dụng Chrome, Slack, nhiều Spaces, Zoom…Hiển nhiên thời lượng pin này không ấn tượng như MacBook Pro M2 13-inch, vốn là nhà vô địch trong số các laptop cùng cỡ khi xét về pin. Nhưng trong sử dụng thực tế, thời lượng pin của Pro M2 thường không được như quảng cáo, nên những kết quả của Air M2 cũng không đáng quan ngại lắm. Nếu đang dùng một chiếc MacBook Air chip Intel, như hầu hết những ai dự định mua chiếc máy tính này, hãy sẵn sàng để bị choáng ngợp bởi thời lượng pin!
Tổng kết
MacBook Air M2 là một thành công trên gần như mọi phương diện. Nó có màn hình đẹp hơn, thiết kế mỏng và nhẹ hơn, loa tốt hơn, webcam được cải thiện đáng kể, bàn phím và trackpad xuất sắc, cổng sạc tiện lợi hơn, và hoàn thiện tuyệt vời.Nhưng thành công cũng đi kèm cái giá phải trả, và những cải tiến về hiệu suất so với Air M1 không rõ rệt như những khác biệt về thiết kế và tính năng. Air M2 là lựa chọn tốt hơn Pro M2 13-inch đối với đại đa số người dùng, dù mẫu Pro có hiệu suất tốt hơn một chút và thời lượng pin dài hơn.
Nếu bạn chuyển từ MacBook chip Intel hoặc lần đầu từ Windows sang Mac, việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn, khi hiệu suất và thời lượng pin của Air M1 cũng tương đương Air M2, mà giá lại thấp hơn đáng kể (và các mẫu M1 cũng đang được khuyến mãi giảm giá nữa). Bạn có chấp nhận bỏ thêm tiền để có được sự tiện lợi của Air M2, như sạc MagSafe, camera, và kích cỡ, độ dày?
Lời khuyên ở đây là chọn Air M2 nếu sẵn sàng bỏ ra 1.500 USD hoặc hơn để có được bộ nhớ lưu trữ ít nhất 512GB và RAM 16GB. Nếu số tiền đó quá nhiều, Air M1 vẫn là một lựa chọn xuất sắc.
Ưu điểm:
-Thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn
- Màn hình đẹp hơn
- Webcam tốt hơn
- Thời lượng pin cả ngày
- Hiệu suất tuyệt vời với hầu hết tác vụ
- Sạc MagSafe cực tiện
Nhược điểm
- Đắt hơn
- Bị nóng và bị bóp hiệu suất khi thực hiện tác vụ nặng
- Bản cơ bản có bộ nhớ lưu trữ chậm
- Màn hình có notch khiến thanh menu bị ảnh hưởng
- Màu Midnight dễ bám vân tay
- Số lượng cổng hạn chế
Tham khảo: TheVerge