thumbnail - Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin
Thành Đạt
Hà Nội

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin

Dù màn hình là điểm nhấn chính trên Nokia T20 nhưng hiệu năng của con chip lạ Unisoc Tiger T610 cùng thời lượng dồi dào của viên pin lớn 8200mAh mới là thứ thuyết phục và giữ chân người dùng.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Ở lĩnh vực điện thoại, có thể nói Nokia là cái tên "sừng sỏ" nhưng với mảng máy tính bảng, đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Mẫu tablet gần nhất mà Nokia ra mắt là Nokia N1 đã có tuổi đời lên đến 7 năm. Chính vì thế, Nokia T20 được xem như "tấm chiếu mới toanh", đặc biệt khi đây cũng là mẫu máy tính bảng đầu tiên của Nokia dưới thời HMD Global.

Video Đánh giá Nokia T20: Hóa ra Nokia cũng biết làm máy tính bảng!

Nokia T20 hiện đã có mặt chính thức tại Việt Nam với giá bán 5,99 triệu đồng, độc quyền tại hệ thống Hoàng Hà Mobile với màu sắc xanh đại dương. Máy hiện đang có ưu đãi tặng phiếu mua hàng 500 nghìn đồng (trừ thằng vào giá bán), trả trước 1,8 triệu đồng sẽ được trả góp 0% lãi suất. 

Thiết kế mỏng gọn, hoàn thiện chắc chắn, có chống nước nhẹ IP52 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Các điện thoại của Nokia vẫn luôn nổi tiếng về sự hoàn thiện chắc chắn, cứng cáp và Nokia T20 cũng thừa hưởng truyền thống đó. Máy được làm mỏng gọn, trọng lượng nhẹ nhàng, độ dày chỉ 7,8mm và trọng lượng 470g, gần ngang ngửa với mẫu iPad Gen 9 10.2” 2021 (7,5mm, 498g). 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Giống với một số đối thủ trong tầm giá, Nokia cũng sử dụng chất liệu kim loại nguyên khối, cụ thể là nhôm đánh nhám cho gần như toàn bộ mặt sau và phần khung của T20. Máy cho cảm giác chắc chắn, cứng cáp nhưng dễ bám vân tay, vết mồ hôi. Tương tự các mẫu điện thoại sử dụng lưng kim loại trước đây, một dải nhựa được ốp dọc theo cạnh trên của Nokia T20 để tăng khả năng bắt sóng.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Nhờ trọng lượng nhẹ nhàng nên việc cầm nắm, sử dụng Nokia T20 bằng một tay trong một số tình huống vẫn hoàn toàn ổn thỏa. Tất nhiên, hầu hết thời gian bạn vẫn cần phải dùng đến 2 tay mới có thể điều hướng một cách thoải mái. Nhưng đôi lúc, một tay của bạn đang dở việc thì tay còn lại vẫn có thể đảm đương việc cầm T20 mà không quá khó khăn.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Khá bất ngờ khi máy hỗ trợ cả chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP52. Đây cũng là mức kháng nước rất nhẹ thôi nhưng cũng giúp yên tâm phần nào nếu lỡ đổ nước vào máy hay bị dính mưa. 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Có vẻ như HMD muốn khuyến khích người dùng sử dụng Nokia T20 theo chiều ngang nên nút tăng giảm âm lượng được đặt rất cao bên cạnh phải, đồng thời nút nguồn cũng được mang lên cạnh trên, sát với khu vực camera sau.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Đây là cách bố trí giống với iPad của Apple. Đúng là khi cầm máy ngang, tay trái có thể dễ dàng truy cập nhanh cả 2 nút này nhưng lúc cầm theo chiều dọc thì sẽ khá khó thao tác, nhất là với nút nguồn. Bạn sẽ cần sử dụng nút nguồn khá thường xuyên bởi T20 không cho nhấp đúp để bật tắt màn hình, cũng như không có cảm biến vân tay. Bù đắp phần nào, máy hỗ trợ tự động sáng màn hình khi nhấc lên và mở khóa khuôn bặt bằng camera trước cũng khá tiện lợi.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Một điểm lạ trên Nokia T20 là giắc tai nghe 3.5mm lại được đặt ở góc máy. Lúc đầu mình nghĩ kiểu đặt giắc 3.5 dạng chéo thế này sẽ dễ gây vướng, nhất là khi để máy nằm ngang rồi cắm tai nghe vào để học online hay họp từ xa.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Nhưng lúc cắm thử tai nghe vào thì mới thấy hóa ra là không vướng tí nào, vì lõi bên trong giắc cắm vẫn được đặt dọc theo thân máy, không phải chéo, nên vẫn giúp tai nghe nằm gọn trên mặt bàn. HMD quả là đã có một màn “troll” nhẹ người dùng.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Hỗ trợ đầy đủ từ 4G LTE, WiFi 5GHz đến Bluetooth 5.0

Khả năng hỗ trợ các loại sóng của Nokia T20 khá ấn tượng khi trang bị đầy đủ cả mạng 4G LTE, WiFi 2 băng tần 5GHz + 2.4GHz cùng Bluetooth 5.0. Máy có 1 khe SIM 4G bên cạnh 1 khe thẻ nhớ microSD. Việc có sẵn 4G rõ ràng tiện lợi hơn một số đối thủ trong tầm giá này chỉ có WiFi, giúp máy có thể lướt mạng độc lập, mọi lúc mọi nơi, không phải phụ thuộc vào mạng WiFi xung quanh, hay phát WiFi từ điện thoại gây tốn pin. 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Khả năng bắt sóng 4G của Nokia T20 ngang ngửa với mẫu điện thoại cao cấp Oppo Find X2 mà mình đang sử dụng. Một lưu ý là T20 chỉ hỗ trợ SIM 4G để vào vào mạng, dùng Internet, không thể gọi điện hay nhắn tin được. Dù sao thì với một chiếc máy tính bảng 10 inch, ít ai lại ốp lên mặt để nghe gọi. 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Việc hỗ trợ mạng WiFi 5GHz là một bất ngờ lớn khi hầu hết các máy tính bảng hay kể cả nhiều điện thoại ở tầm giá 6 triệu trở xuống hiện nay cũng bị cắt giảm. Nhờ khả năng bắt sóng WiFi 5GHz nên Nokia T20 có thể tận dụng tốt các mạng tốc độ cao. Như mạng nhà mình tốc độ tối đa được khoảng 165Mbps, nếu chỉ dùng WiFi 2.4GHz thì chỉ lên được tầm tối đa 45Mbps, kể cả khi ngồi sát cạnh modem, trong khi dùng mạng WiFi 5GHz thì ngồi cách xa 4-5 mét vẫn full tốc độ.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Màn hình sắc nét, màu sắc, độ sáng chưa ngon, âm thanh loa kép ổn áp

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Màn hình là điểm nhấn nổi bật ở Nokia T20. Máy sở hữu màn hình kích thước 10.4 inch tấm nền IPS LCD, với độ phân giải cao 2K 2000 x 1200 pixel, đạt mật độ điểm ảnh 224ppi, tỷ lệ khá lạ 5:3 và có độ sáng 400 nit, tần số quét 60Hz, bảo vệ bởi kính cường lực nhưng Nokia không nói rõ là loại nào. Viền màn hình được làm dày vừa phải, bo cong đều về 4 góc. Màn hình đạt chứng nhận ánh sáng xanh thấp, hạn chế ảnh hưởng đến thị giác.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Nhờ độ phân giải cao, màn hình của Nokia T20 cho độ nét, chi tiết tốt. Tuy nhiên màu sắc và tương phản chưa ngon lắm dù góc nhìn khá. Kích thước 10.4 inch kết hợp cùng tỉ lệ hơi vuông “nhẹ” 5:3 giúp mang lại diện tích hiển thị rộng rãi, thoáng đãng. Duyệt web, check mail, đọc văn bản hay xem video, chơi game đều khá thoải mái.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Một lưu ý là màn hình mặc định ngả xanh, đồng thời độ sáng tối đa 400 nit cũng chưa cao, đủ để xem trong nhà nhưng khi dùng ngoài trời hay dưới nguồn sáng mạnh thì hơi tối, khó nhìn. Bạn có thể khắc phục phần nào hiện tượng ngả xanh bằng cách chỉnh lại nhiệt màu màn hình trong phần cài đặt.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Máy cũng có hệ thống loa kép, phân bổ đều ở 2 cạnh trên dưới (sẽ thành trái phải khi cầm theo chiều ngang) trang bị công nghệ âm thanh OZO 360 với chất lượng khá ổn. Âm lượng lớn, hiệu ứng stereo đa kênh rõ nét, âm thanh trong trẻo, không bị rè hay méo tiếng khi vặn lớn tối đa, có cả một chút bass.    

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Camera hợp video call, selfie, có cả xóa phông, mic kép OZO thu âm rõ ràng

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Hầu hết mọi người dùng camera trên máy tính bảng là để video call, và ở khoản này thì Nokia T20 cung cấp cho chúng ta một camera 5MP ở mặt trước, được đặt chính giữa cạnh phải (sẽ thành giữa cạnh trên khi cầm máy ngang). Camera này có thể quay video Full HD 1080p, chất lượng hiển nhiên tốt hơn nhiều so với camera 1MP của đa số laptop hiện nay.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Thậm chí, Nokia còn trang bị đầy đủ tính năng “ăn chơi” trên smartphone như chụp selfie chân dung xóa phông, làm đẹp da, bộ lọc màu, chụp ảnh động, dùng màn hình làm đèn flash trợ sáng. Ảnh chụp selfie khá là ổn áp, độ nét chi tiết tốt khi đủ sáng, xóa phông cũng khá tự nhiên, không bị lem nhiều vào tóc.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Ảnh selfie xóa phông chụp từ camera trước 5MP của Nokia T20 

Máy còn trang bị hệ thống mic kép (Duo Micro) ngay phía trên camera trước với công nghệ lọc nhiễu AI để giảm tạp âm. Mình thử quay video thì thấy âm thu được khá rõ ràng, trong và ấm, ít nhiễu nền. Khi quay video bạn có thể bật công nghệ OZO để âm thanh hay hơn. 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Video mình quay thử bằng camera trước 5MP của Nokia T20, có bật hiệu ứng âm thanh OZO

Giao diện camera cũng được làm hiện đại, trực quan. Các hiệu ứng khi zoom ra vào, chọn mức làm đẹp hay bộ lọc màu khi bấm vào sẽ xổ ra theo dạng bánh xe, rất bắt mắt, mượt mà. Mình đánh giá cao sự chăm chút phần mềm này của HMD cho một chiếc máy tính bảng tầm trung.  

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Ở phía sau, máy có thêm camera đơn 8MP với đèn flash LED. Đèn flash thường là tính năng bị cắt giảm trên các máy tính bảng, kể cả ở các mẫu cao cấp như iPad. Nhìn chung thì đèn flash thực tế không giúp ích gì nhiều khi chụp ảnh trên tablet và cả điện thoại, nhưng có thì vẫn tốt hơn không. 

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Công dụng chính của đèn flash giờ chắc làm đèn pin hay đèn trợ sáng khi quay video nhiều hơn là hỗ trợ chụp ảnh. Và cả 2 tính năng này thì đèn flash của Nokia T20 đều làm ngon, có sẵn nút bật đèn pin nhanh trên thanh thông báo luôn. 

Còn về chất lượng camera sau 8MP thì mình cũng không kỳ vọng nhiều. Cơ bản là chả mấy ai dùng tablet để chụp ảnh cả vì rất cồng kềnh, khó thao tác. Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, thuận lợi thì camera này vẫn có thể cho ra những bức ảnh tạm ổn. Còn nếu hơi ngược hay thiếu sáng một chút là ảnh chỉ trung bình thôi.  

Dưới đây là một số ảnh mình chụp từ camera sau 8MP của Nokia T20

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Hiệu năng gây bất ngờ từ con chip Unisoc Tiger T610

Cấu hình có lẽ là điểm gây tò mò nhiều hơn cả trên Nokia T20. Máy sử dụng vi xử lý khá lạ lẫm Unisoc Tiger T610. Mình tìm hiểu thì thấy đây là con chip 8 nhân sản xuất trên tiến trình 12nm, với 2 nhân Cortex A75 1.8GHz và 6 nhân Cortex A55 1.8GHz, GPU Mali-G52 MP2 lõi kép. Các thông số khác của Nokia T20 bao gồm RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB, có hỗ trợ thẻ nhớ micro SD tối đa 512 GB.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Những thao tác đầu tiên trên Nokia T20 khiến mình khá bất ngờ. Máy cho trải nghiệm khá mượt mà và tốc độ mở ứng dụng nhanh nhẹn. Các thao tác cử chỉ vuốt cạnh để back hay vuốt mép dưới về home hoặc chuyển đổi giữa các ứng dụng, bật đa nhiệm đều phản hồi với độ trễ thấp.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Kể cả khi mình mở nhiều app cùng lúc, chuyển đổi qua lại, hay chia đôi màn hình một bên chạy YouTube, một bên chat Messenger thì máy vẫn chạy mượt. Chỉ đôi khi mình mở nhiều game nặng chạy nền máy mơi hơi lag giật đôi chút. Mình không ngờ là một con máy tính bảng chính hãng tầm giá 6 triệu với con chip lạ lẫm thế này lại có thể cho hiệu năng tốt như vậy. Giá mà Nokia T20 có màn hình 120Hz hoặc 90Hz nữa thì chắc còn mượt mà hơn nhiều.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Mình có test bằng các ứng dụng benchmark quen thuộc như AnTuTu, GeekBench, GFX Bench thì thấy con chip Unisoc Tiger T610 của Nokia T20 cho điểm ngang cỡ Snapdragon 670 hay MediaTek Helio P70, khá ấn tượng.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Còn khi chơi thử một số tựa game như Liên Quân Mobile, PUBG, Asphalt 9, Nokia T20 cũng cho trải nghiệm ổn thỏa ở mức thiết lập đồ họa trung bình, khung hình khoảng 30-40 fps. Mình chơi liên tục trong khoảng 1 tiếng thì thấy máy chỉ hơi ấm nhẹ, không hề gây khó chịu.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Pin đủ dùng thoải mái 2 ngày, sạc chậm

Nokia T20 có có viên pin dung lượng khá lớn 8200mAh, gần bằng iPad Gen 9 10.2” 2021 (8557 mAh),  hỗ trợ sạc nhanh 15W qua cổng USB-C tích hợp nhưng đáng tiếc trong hộp chỉ đi kèm củ sạc 10W. Nokia khẳng định người dùng có thể trải nghiệm liên tục 15 giờ lướt web , 7 giờ đàm thoại hội nghị hoặc 10 giờ xem phim với T20.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Thực tế khi mình test pin với các bài test quen thuộc của VnReview thì Nokia T20 có thể lướt web liên tục khoảng 13 giờ, xem phim liên tục khoảng 16 giờ và chơi game liên tục trong 8 giờ. Đều là những con số khá ấn tượng. Lưu ý là các hoạt động này thì VnReview đều tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10% thì dừng. Với việc sử dụng hàng ngày, mình hoàn toàn có thể sử dụng Nokia T20 thoải mái khoảng 2 ngày mới cần sạc pin. Thời gian on screen - sáng màn hình trung bình mình đạt được luôn từ 9 đến 10 tiếng với độ sáng màn hình khoảng 70%.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Dù thế, thời gian sạc pin lại mất khá lâu. Dù mình đã dùng củ sạc nhanh 18W rồi nhưng máy vẫn mất tầm 5 tiếng mới sạc đầy từ mức 0% lên 100%, kể cả khi tắt hẳn máy để sạc, không sử dụng gì.

Phần mềm thuần Google, cam kết cập nhật 2 năm

Nokia T20 chạy trên nền tảng Android 11 với giao diện gần như thuần Google, không có quá nhiều tuỳ biến. Máy cũng rất sạch sẽ, chỉ cài sẵn một số ứng dụng như Spotify, ExpressVPN. Nokia cam kết cập nhật 2 năm hệ điều hành và 3 năm cập nhật bảo mật, có tùy chọn 4 năm cập nhật bảo mật dành riêng cho người dùng doanh nghiệp.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Một tính năng thú vị là khi bạn ở màn hình home và vuốt từ cạnh trái vào, sẽ xuất hiện một kho phim, game và sách với giao diện tựa như một quyển tạp chí, được tổng hợp từ các nguồn như Google TV, YouTube, Twitch,… Bạn cũng có thể tùy biến các nguồn cấp nội dung theo sở thích.

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

Hướng tới đối tượng trẻ em, Nokia T20 trang bị bộ công cụ Google Kids Space cung cấp cho trẻ các ứng dụng, sách vở và video phù hợp với lứa tuổi. Google Kids Space hoạt động song song với tài khoản Google của các em nhỏ, và các bậc cha mẹ có thể quản lý từ xa bằng quyền kiểm soát của phụ huynh trong ứng dụng Google Family Link.        

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 

HMD tuyên bố là để tăng cường bảo mật, hãng cam kết trung tâm dữ liệu được đặt tại Phần Lan, đảm bảo mọi thông tin của người dùng luôn được bảo mật bởi các quy định của Châu Âu (GDPR). Nokia T20 được cài sẵn ứng dụng ExpressVPN với bản dùng thử miễn phí 30 ngày, cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát bổ sung đối với các thông tin cá nhân trực tuyến. Nokia T20 cũng gia nhập nhóm Thiết bị Android được đề xuất (Android Recommended devices - AER) sử dụng cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu bảo mật của Google.        

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Tổng kết

Trong lần đầu tiên bước chân vào thị trường máy tính bảng, HMD Global đã cho thấy họ không phải “tay mơ”. Nokia T20 hội tụ được gần như đầy đủ các yếu tố cần thiết để tạo nên một chiếc tablet hấp dẫn ở tầm giá 6 triệu đồng. Sản phẩm sở hữu màn hình lớn, sắc nét, viền gọn gàng. Thiết kế mỏng nhẹ, chắc chắn, có cả chống nước nhẹ IP52. Kết nối 4G, WiFi 5GHz tiện lợi, camera selfie, video call ổn áp. Hiệu năng nhanh nhẹn, pin thoải mái 2 ngày, phần mềm thuần Google tinh gọn. Những điểm mà bạn sẽ cần phải cân nhắc ở thiết bị này là màu sắc, tương phản, độ sáng màn hình chưa ngon, pin sạc chậm.   

Đánh giá chi tiết Nokia T20: đến vì màn hình, ở lại vì hiệu năng và pin 


Ưu điểm

+ Màn hình lớn, sắc nét, viền gọn gàng

+ Thiết kế mỏng gọn, chắc chắn, có chống nước nhẹ IP52

+ Có kết nối 4G, bắt được WiFi 5GHz

+ Hiệu năng nhanh nhẹn, camera selfie, video call ổn áp

+ Pin thoải mái 2 ngày, phần mềm thuần Google tinh gọn

Hạn chế

- Màu sắc, tương phản, độ sáng màn hình chưa ngon

- Pin sạc chậm 

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác