Robot kết hợp hút bụi và lau nhà giờ không còn là hàng hiếm. Mình đã từng trải nghiệm nhiều mẫu như vậy. Tuy nhiên, hầu hết robot hút bụi có chức năng lau nhà hiện nay chỉ sử dụng một miếng vải kéo lê trên bề mặt sàn để lau. Một khi miếng vải bị bẩn, nó sẽ kéo theo nước bẩn đi khắp nhà. Đó là vấn đề chung với các robot có chức năng lau nhà trên thị trường hiện nay.
Vấn đề đó giờ đã được giải quyết trên chiếc Dreame Bot W10, sản phẩm vừa được bán chính hãng ở Việt Nam với giá 22 triệu đồng nhưng đang được Mivietnam.vn giảm giá còn 18,99 triệu đồng.
Nhìn hình dáng bên ngoài thì Dreame Bot W10 trông như những robot hút bụi thông thường nhưng nó có điểm độc đáo chưa có trên bất kỳ sản phẩm nào là tính năng tự động giặt giẻ lau trong quá trình vệ sinh sàn nhà và sấy khô giẻ lau sau khi hoàn tất quá trình lau.
Ngoài tính năng chính là lau nhà thì sản phẩm này còn có khả năng hút bụi với lực hút mạnh tới 4000Pa, có ứng dụng điều khiển thông minh và vẽ bản đồ các căn phòng giống như những robot hút bụi khác.
Video trải nghiệm chức năng lau nhà và hút bụi của Dreame Bot W10.
Cận cảnh hai chổi lau
Chổi lau 360 độ trên bề mặt sàn, lực miết mạnh.
Đặc biệt trong quá trình lau, robot sẽ quay trở về trạm sạc để làm sạch khăn lau sau khi làm sạch được một diện tích nhất định. Tùy vào mức độ bẩn của sàn nhà, bạn có thể cài đặt để robot tự động quay trở lại làm sạch khăn lau sau khi lau được 5, 10 hay 15 mét vuông. Mình thấy cách Dreame Bot W10 vệ sinh chổi lau như vậy giống với cách chúng ta lau nhà thủ công. Thông thường, sau khi lau được một diện tích phòng nhất định, chúng ta sẽ đi giặt rẻ lau rồi mới lau tiếp bởi nếu chổi lau không sạch sẽ kéo vết bẩn lan ra khắp phòng.
Robot sẽ tự động quay về trạm sạc để giặt chổi trong quá trình lau.
Robot nằm gọn trong trạm sạc để sạc và giặt sạch chổi lau.
Để làm sạch chổi lau, trạm sạc của Dreame Bot W10 được trang bị hệ thống khay rửa có 8 lỗ phun nước kết hợp cùng với cơ cấu xoay của các bàn chải và chổi để bụi bẩn bung ra. Nước bẩn sẽ được hút lên bình chứa nước bẩn dung tích 4 lít ở phía trên. Dĩ nhiên trạm sạc còn có bình chứa nước sạch nữa với dung tích tương tự dùng để vệ sinh chổi.
Trạm sạc có khay rửa với 8 lỗ phun kết hợp cơ chế xoay của bàn chải để làm sạch bẩn.
Cả hai bình chứa đều làm bằng nhựa trong suốt dễ dàng nhìn thấy lượng nước bên trong. Tuy vậy, hai bình có sự khác biệt về màu sắc. Bình chứa nước bẩn có màu nâu nhẹ, còn bình nước sạch màu xanh nhạt. Trong quá trình sử dụng thực tế, mình thấy máy sử dụng khoảng hơn 1 lít nước sau mỗi lần lau xong căn nhà 70 mét vuông với diện tích lau thực tế khoảng 40 mét vuông.
Hai bình chứa nước bẩn (trái) và nước sạch (phải) trong trạm sạc.
Mỗi bình có dung tích 4 lít.
Mỗi lần lau nhà, Dreame Bot W10 đều làm ẩm chổi trước khi lau. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ ẩm của chổi trên ứng dụng với 3 mức: hơi khô, ẩm và ướt. Chế độ ướt được khuyến nghị với sàn nhiều vết bẩn cứng đầu. Với nền nhà bằng sàn gỗ, mình thấy dùng chế độ hơi khô hợp lý nhất, còn chế độ ẩm thì hơi dư nước. Sau khi hoàn tất quá trình lau, hai chổi lau sẽ được giặt sạch và sấy khô ở trạm sạc để diệt khuẩn, không bị mùi.
Bạn có thể chọn mức độ ẩm của chổi lau (hơi khô, ẩm và ướt) tùy theo vết bẩn và mặt sàn.
Trong quá trình sử dụng thực tế, mình thấy Dreame Bot W10 hoàn thành tốt việc lau nhà với cả nền gạch và gỗ. Mình đã thử đổ một ít tương ớt, trà sữa và cà phê lên nền nhà để xem máy làm sạch những tình huống này như thế nào. Đây là thử thách khó bởi trong thực tế, chúng ta ít khi để máy lau những vết bẩn như vậy. Tuy nhiên, mình muốn biết máy xử lý những tình huống khó đó như thế nào và những vết bẩn như vậy bám trên chổi lau có giặt sạch không. Từ hình ảnh ghi lại (trong video mình gắn phía trên), các bạn có thể thấy máy chỉ mất hai lần quét để làm sạch những vết bẩn trên sàn và chổi lau cũng được giặt sạch sau đó. Nhìn chung là mình thấy ấn tượng với cơ chế tự làm sạch chổi, sấy khô chổi và khả năng lau của Dreame Bot W10, rất sạch sẽ và yên tâm.
Máy có thể lau sạch, kể cả những vết bẩn mình tự tạo bằng tương ớt, trà sữa.
Vết bẩn trên sàn gạch cũng được lau sạch.
Từ đầu đến giờ mình đã nói khá chi tiết về tính năng lau sàn của Dreame Bot W10. Tuy vậy, sản phẩm này vẫn có chức năng hút bụi giống như các robot hút bụi khác. Phía dưới thân máy có chổi lớn để quét bụi và một chổi nhỏ để quét bụi ở ven và các góc. Hộp đựng bụi có dung tích lớn 450ml, đủ chứa bụi hút trong khoảng 1 tuần với các gia đình diện tích sàn 70-100 mét vuông.
Chổi chính hút bụi giống như các robot hút bụi thông thường.
Hộp đựng bụi này cũng có màng lọc HEPA để giữ lại các bụi mịn không phát tán trở lại ra môi trường. Lực hút của máy cũng rất mạnh tới 4.000Pa giống như hai chiếc Dreame D9 Pro và Dreame Z10 Pro mình chia sẻ gần đây. Bạn vẫn có thể điều chỉnh giữa 4 mức lực hút (yên tĩnh, tiêu chuẩn, mạnh và tăng áp) tùy theo nhu cầu.
Không chỉ dừng lại ở việc bật/tắt, người dùng có thể điều khiển robot từ xa, lập bản đồ của nhiều căn phòng để robot lau từng phòng, hẹn giờ lau vào những khung giờ bạn không có ở nhà chẳng hạn để đỡ ồn, vẽ tường ảo để ngăn không cho robot đi vào những vị trí như nhà tắm hay, cửa kính hay khu vực trẻ chơi đồ chơi.
Ứng dụng hỗ trợ lưu nhiều bản đồ của các căn phòng.
Điều khiển lực hút, chế độ lau/hút và độ ẩm của chỗi trên ứng dụng.
Trên ứng dụng, bạn có thể vẽ tường ảo để tạo các khu vực cấm lau/hút bụi.
Robot có thiết kế hình chữ D để cải thiện hiệu quả hút ven.
Ngoài khác biệt về kiểu dáng, Dreame Bot W10 có bánh xe lớn để di chuyển dễ dàng khi đi qua bề mặt sàn và thảm. Sản phẩm cũng có cảm biến Lidar lồi ở phía trên cùng nhiều cảm biến khác ở xung quanh thân và phía dưới phục vụ cho việc vẽ bản đồ đường đi hợp lý, tránh va chạm, né đồ vật và chống rơi cầu thang giống như những robot khác.
Bánh xe lớn dễ dàng di chuyển giữa các bề mặt sàn và thảm.
Cảm biến Lidar để vẽ bản đồ
Quanh thân có nhiều cảm biến để tránh vật cản, chống rơi
Máy có thể hoạt động bình thường vào cả ban đêm nhờ cảm biến laser.
Trạm sạc kích cỡ lớn nhưng được thiết bo nhìn thanh thoát. Phía trên trạm sạc có màn hình hiển thị chế độ hoạt động của thiết bị cùng với hai nút bấm để cho robot lau nhà không cần điều khiển trên ứng dụng.
Trạm sạc lớn nhưng được thiết kế bo nhìn thanh thoát hơn.
Màn hình phía trên trạm sạc thông báo tình trạng hoạt động, có hai nút bấm lau nhà không cần điều khiển trên điện thoại.
Về pin, mình thấy viên pin tích hợp mang lại thời lượng sử dụng tốt. Mình lau và hút bụi xong cho căn nhà 80 mét vuông thì máy báo chỉ hết 40 % dung lượng pin. Theo thông số của nhà sản xuất, viên pin tích hợp của robot có dung lượng 6400 mAh.
Nhìn chung, mình thấy Dreame Bot W10 là robot hút bụi thực hiện được chức năng lau nhà toàn diện nhất trên thị trường hiện nay. Nó là robot duy nhất hiện giờ có thể lau nhà bằng hai chổi xoay, tự động làm sạch chổi nhiều lần trong quá trình lau và sấy khô sau khi hoàn tất chu trình. Mức giá 19 triệu đồng có thể cao với một chiếc robot nhưng nếu bạn muốn một chiếc robot có thể làm tốt cả việc hút bụi và lau nhà thì đây là lựa chọn duy nhất hiện nay.
Nhìn hình dáng bên ngoài thì Dreame Bot W10 trông như những robot hút bụi thông thường nhưng nó có điểm độc đáo chưa có trên bất kỳ sản phẩm nào là tính năng tự động giặt giẻ lau trong quá trình vệ sinh sàn nhà và sấy khô giẻ lau sau khi hoàn tất quá trình lau.
Video trải nghiệm chức năng lau nhà và hút bụi của Dreame Bot W10.
Khả năng lau nhà: tự động giặt rẻ trong quá trình lau, sấy khô giẻ
Chia sẻ về trải nghiệm sản phẩm này, điều đầu tiên mình muốn đề cập là chức năng lau nhà. Đây là tính năng chính của sản phẩm. Dreame Bot W10 có hai chổi lau hình tròn nhìn rất chuyên nghiệp, khác hẳn tấm vải lau trên các robot hút bụi có chức năng lau nhà khác. Mỗi khi lau, hai chổi lau sẽ xoay 360 độ trên bề mặt sàn với lực lau rất mạnh.Đặc biệt trong quá trình lau, robot sẽ quay trở về trạm sạc để làm sạch khăn lau sau khi làm sạch được một diện tích nhất định. Tùy vào mức độ bẩn của sàn nhà, bạn có thể cài đặt để robot tự động quay trở lại làm sạch khăn lau sau khi lau được 5, 10 hay 15 mét vuông. Mình thấy cách Dreame Bot W10 vệ sinh chổi lau như vậy giống với cách chúng ta lau nhà thủ công. Thông thường, sau khi lau được một diện tích phòng nhất định, chúng ta sẽ đi giặt rẻ lau rồi mới lau tiếp bởi nếu chổi lau không sạch sẽ kéo vết bẩn lan ra khắp phòng.
Để làm sạch chổi lau, trạm sạc của Dreame Bot W10 được trang bị hệ thống khay rửa có 8 lỗ phun nước kết hợp cùng với cơ cấu xoay của các bàn chải và chổi để bụi bẩn bung ra. Nước bẩn sẽ được hút lên bình chứa nước bẩn dung tích 4 lít ở phía trên. Dĩ nhiên trạm sạc còn có bình chứa nước sạch nữa với dung tích tương tự dùng để vệ sinh chổi.
Cả hai bình chứa đều làm bằng nhựa trong suốt dễ dàng nhìn thấy lượng nước bên trong. Tuy vậy, hai bình có sự khác biệt về màu sắc. Bình chứa nước bẩn có màu nâu nhẹ, còn bình nước sạch màu xanh nhạt. Trong quá trình sử dụng thực tế, mình thấy máy sử dụng khoảng hơn 1 lít nước sau mỗi lần lau xong căn nhà 70 mét vuông với diện tích lau thực tế khoảng 40 mét vuông.
Mỗi lần lau nhà, Dreame Bot W10 đều làm ẩm chổi trước khi lau. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ ẩm của chổi trên ứng dụng với 3 mức: hơi khô, ẩm và ướt. Chế độ ướt được khuyến nghị với sàn nhiều vết bẩn cứng đầu. Với nền nhà bằng sàn gỗ, mình thấy dùng chế độ hơi khô hợp lý nhất, còn chế độ ẩm thì hơi dư nước. Sau khi hoàn tất quá trình lau, hai chổi lau sẽ được giặt sạch và sấy khô ở trạm sạc để diệt khuẩn, không bị mùi.
Trong quá trình sử dụng thực tế, mình thấy Dreame Bot W10 hoàn thành tốt việc lau nhà với cả nền gạch và gỗ. Mình đã thử đổ một ít tương ớt, trà sữa và cà phê lên nền nhà để xem máy làm sạch những tình huống này như thế nào. Đây là thử thách khó bởi trong thực tế, chúng ta ít khi để máy lau những vết bẩn như vậy. Tuy nhiên, mình muốn biết máy xử lý những tình huống khó đó như thế nào và những vết bẩn như vậy bám trên chổi lau có giặt sạch không. Từ hình ảnh ghi lại (trong video mình gắn phía trên), các bạn có thể thấy máy chỉ mất hai lần quét để làm sạch những vết bẩn trên sàn và chổi lau cũng được giặt sạch sau đó. Nhìn chung là mình thấy ấn tượng với cơ chế tự làm sạch chổi, sấy khô chổi và khả năng lau của Dreame Bot W10, rất sạch sẽ và yên tâm.
Từ đầu đến giờ mình đã nói khá chi tiết về tính năng lau sàn của Dreame Bot W10. Tuy vậy, sản phẩm này vẫn có chức năng hút bụi giống như các robot hút bụi khác. Phía dưới thân máy có chổi lớn để quét bụi và một chổi nhỏ để quét bụi ở ven và các góc. Hộp đựng bụi có dung tích lớn 450ml, đủ chứa bụi hút trong khoảng 1 tuần với các gia đình diện tích sàn 70-100 mét vuông.
Hộp đựng bụi này cũng có màng lọc HEPA để giữ lại các bụi mịn không phát tán trở lại ra môi trường. Lực hút của máy cũng rất mạnh tới 4.000Pa giống như hai chiếc Dreame D9 Pro và Dreame Z10 Pro mình chia sẻ gần đây. Bạn vẫn có thể điều chỉnh giữa 4 mức lực hút (yên tĩnh, tiêu chuẩn, mạnh và tăng áp) tùy theo nhu cầu.
Ứng dụng điều khiển Mi Home, giao diện tiếng Việt
Việc điều khiển Dreame Bot W10 được thực hiện thông qua ứng dụng Mi Home hiện cung cấp miễn phí cho cả thiết bị Android và iOS. Trên ứng dụng Mi Home, bạn có thể điều khiển mọi chức năng cho robot. Ứng dụng hiển thị bằng ngôn ngữ tiếng Việt nên việc sử dụng dễ dàng.Không chỉ dừng lại ở việc bật/tắt, người dùng có thể điều khiển robot từ xa, lập bản đồ của nhiều căn phòng để robot lau từng phòng, hẹn giờ lau vào những khung giờ bạn không có ở nhà chẳng hạn để đỡ ồn, vẽ tường ảo để ngăn không cho robot đi vào những vị trí như nhà tắm hay, cửa kính hay khu vực trẻ chơi đồ chơi.
Thiết kế: thân robot hình chữ D, trạm sạc lớn
Về thiết kế, Dreame Bot W10 có chút khác biệt so với các robot khác của hãng này. Thay vì hình tròn như thường lệ, robot này có hình chữ D, một đầu hơi vuông. Theo Dreame thì thiết kế như vậy giúp robot có thể hút bụi ở các góc tốt hơn các robot thân tròn hoàn toàn. Khi nhìn thực tế robot quét ven và các góc, mình đã phải đồng ý với điều đó.Ngoài khác biệt về kiểu dáng, Dreame Bot W10 có bánh xe lớn để di chuyển dễ dàng khi đi qua bề mặt sàn và thảm. Sản phẩm cũng có cảm biến Lidar lồi ở phía trên cùng nhiều cảm biến khác ở xung quanh thân và phía dưới phục vụ cho việc vẽ bản đồ đường đi hợp lý, tránh va chạm, né đồ vật và chống rơi cầu thang giống như những robot khác.
Trạm sạc kích cỡ lớn nhưng được thiết bo nhìn thanh thoát. Phía trên trạm sạc có màn hình hiển thị chế độ hoạt động của thiết bị cùng với hai nút bấm để cho robot lau nhà không cần điều khiển trên ứng dụng.
Về pin, mình thấy viên pin tích hợp mang lại thời lượng sử dụng tốt. Mình lau và hút bụi xong cho căn nhà 80 mét vuông thì máy báo chỉ hết 40 % dung lượng pin. Theo thông số của nhà sản xuất, viên pin tích hợp của robot có dung lượng 6400 mAh.