Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn

EarFun có hai dòng sản phẩm tai nghe true wireless: “Air” là sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như Air Pro và Air Pro 2, trong khi dòng “Free” được đặt ở phân khúc thấp hơn và ít tính năng độc quyền hơn. Tuy nhiên, dường như thương hiệu này đã có sự thay đổi về chiến lược trong nửa cuối năm 2021 với sự xuất hiện của Free Pro 2, kế nhiệm Free và Free Pro.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Dễ thấy nhất là giá bán, khi Free Pro 2 có giá niêm yết 99 USD (hiện đang giảm giá theo chương trình Black Friday của EarFun còn 79.99 USD), ngang bằng với chiếc tai nghe true wireless đắt nhất của EarFun là Air Pro 2. Vậy, Free Pro 2 có gì đặc biệt, và EarFun sẽ phân tách dải sản phẩm của mình như thế nào?
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Mình cũng đã kiếm được từ ông chú bên EarFun một mã giảm giá thêm 25% (cộng dồn với chương trình Black Friday), như vậy giá của EarFun Free Pro 2 chỉ còn 59.99 USD. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để sở hữu chiếc tai nghe mới nhất của EarFun.
Mua ngay EarFun Free Pro 2 tại đây!
Mã giảm giá: EFFPROTW (áp dụng tại bước thanh toán).

Thiết kế cực gọn nhẹ, có nhiều cải thiện so với thế hệ trước

Tai nghe true wireless có tích hợp chống ồn chủ động trên thị trường đã có nhiều, nhưng đưa tính năng này vào một thân hình nhỏ gọn như Free Pro 2 thì không phải chuyện đơn giản. Trọng lượng của mỗi bên tai nghe chỉ là 4.1g mà thôi. Bạn có thể dễ dàng mang theo Free Pro 2 bên mình và nghe nhạc mọi lúc mọi nơi.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Và thật vậy, với kích thước rất nhỏ gọn, đôi khi mình còn quên mất là mình đang đeo Free Pro 2 cơ. Thân tai nghe có các góc được bo tròn, đeo lên tai rất thoải mái, mình dùng nguyên buổi sáng mà không hề thấy bí hay mỏi tai. Toàn bộ tai nghe nằm gọn trong tai của mình, không “thò” ra ngoài như các tai nghe true wireless có chân stem, mình cũng cảm thấy lịch sự hơn.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Nếu bạn nghĩ tai nghe nhỏ vậy sẽ dễ rơi ra ngoài khi sử dụng thì đừng lo, vì EarFun tặng kèm ba cặp móc tai (earhook) cao su mềm bên trong hộp sản phẩm, theo kích thước S, M, L. Khi đeo thì earhook này sẽ tiếp xúc với vành tai trong để giữ cho tai nghe không bị rơi ra ngoài, và trong quá trình trải nghiệm mình chạy nhảy thoải mái cũng không bị rơi tai nghe dù chỉ một lần.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Và nhắc đến phụ kiện đi kèm, Free Pro 2 trang bị khá đầy đủ gồm cáp sạc USB-C, ba cặp eartip size S, M, L, và thứ mình thấy thú vị nhất đó chính là việc EarFun còn tặng thêm một… tăm bông vệ sinh tai nghe. Đây là lần đầu tiên mình thấy một phụ kiện như vậy bên trong hộp của tai nghe true wireless, và có lẽ đó cũng là điều mà các hãng sản xuất khác nên học tập theo.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Tiết diện cảm ứng của Free Pro 2 là toàn bộ phần thân hướng ra ngoài khi đeo, do kích thước nhỏ gọn nên thỉnh thoảng bạn có thể sẽ chạm nhầm mỗi khi muốn chỉnh tư thế đeo, để hạn chế thì bạn hãy chọn đúng kích thước earhook, eartip và hơi xoắn nhẹ tai nghe vào trong ống tai khi đeo.
Các thao tác cảm ứng của Free Pro 2 bao gồm:
-Tăng giảm âm lượng
-Play/Pause
-Bài hát tiếp theo (không có lùi)
-Nghe/Từ chối cuộc gọi
-Kích hoạt trợ lý ảo
-Chuyển đổi chế độ chống ồn/xuyên âm/bình thường
-Kích hoạt Game Mode
Khá đầy đủ phải không nào? Cũng vì đầy đủ thao tác cần thiết nên bạn cũng sẽ mất một thời gian để làm quen với chúng. Ngoài ra, EarFun vẫn chưa có ứng dụng của riêng mình nên bạn cũng không thể thay đổi hay gán thao tác nào khác lên Free Pro 2.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Hộp sạc của Free Pro 2 cũng rất “mi nhon”, thậm chí còn nhỏ hơn thỏi son của các chị em và trọng lượng chỉ 30g, các góc bo cong mềm mại, hộp nằm gọn trong túi quần jean. Lớp vỏ ngoài nhựa nhám màu xám gần như triệt tiêu 100% vệt mồ hôi và vân tay. Điểm nhấn duy nhất về thiết kế của hộp sạc là một dải hợp kim nhôm màu xám bạc chạy 1 vòng quanh hộp.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Nhỏ gọn là vậy nhưng thực tế thì hộp sạc của Free Pro 2 có dung lượng pin lớn hơn thế hệ trước, 420 mAh so với 400 mAh. Với cổng sạc USB-C, 10 phút sạc sẽ mang lại tới 2 giờ chơi nhạc, và Free Pro 2 có hỗ trợ sạc không dây.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Trên Free Pro, logo của tai bị ngược khi cho vào hộp sạc. Ảnh: IDO Audio
Một cải tiến thú vị của Free Pro 2 mà mình để ý thấy là logo trên tai không còn bị… ngược mỗi khi người dùng chúng ta nhìn vào giống như Free Pro nữa. Đó là những sự chỉn chu trong thiết kế và lắng nghe người dùng mà mình kỳ vọng ở EarFun.

Kết nối nhanh chóng, ổn định

Quá trình kết nối Free Pro 2 với điện thoại diễn ra đơn giản và nhanh chóng, vừa mở nắp hộp sạc ra là tai nghe sẽ ngay lập tức kết nối với thiết bị, không cần phải bỏ tai nghe ra ngoài.
Free Pro 2 hỗ trợ chuẩn bluetooth 5.2 mới nhất, theo trải nghiệm của mình thì kết nối từ phòng này qua phòng khác hay đút túi quần đi trên đường rất ok, không có tình trạng nhiễu hay ngắt kết nối đột ngột. Hai bộ giải mã (codec) mà Free Pro 2 hỗ trợ là SBC và AAC, bạn có thể thay đổi trong cài đặt bluetooth của điện thoại.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Ưu điểm của Free Pro 2 so với những tai nghe EarFun khác là Game Mode, khi kích hoạt thì độ trễ phản hồi của tai nghe sẽ giảm xuống còn 80ms, thay vì 200ms ở chế độ mặc định. Chơi các game bắn súng như PUBG Mobile hay Free Fire sẽ thấy rõ nhất tác dụng của Game Mode, nhưng với mình thì 80ms vẫn khá cao, đôi khi mình vẫn bị chậm 1 nhịp xử lý. Nếu chơi game một cách nghiêm túc thì tai nghe có dây vẫn là lựa chọn tốt hơn, và EarFun cũng khuyến cáo là kích hoạt Game Mode sẽ khiến khoảng cách kết nối của tai bị ngắn đi, nhưng chất âm thì không ảnh hưởng.

Chất âm khỏe khoắn, chống ồn 40 dB

Free Pro 2 trang bị công nghệ chống ồn chủ động (ANC) dạng hybrid (kết hợp cả feed-forward lẫn feedback) thay vì chỉ feed-forward như Free Pro. Có tên gọi QuietSmart 2.0, khả năng chống ồn của Free Pro 2 lên tới 40 dB tương tự như chiếc Air Pro 2.
Với thiết kế in-ear thì khả năng chống ồn bị động của Free Pro 2 đã khá tốt rồi, nhưng khi bật chống ồn chủ động lên thì bạn sẽ gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Những âm thanh như tiếng gõ bàn phím, tiếng nói chuyện của đồng nghiệp xung quanh hay tiếng xe cộ từ xa khi mở cửa sổ đều gần như bị triệt tiêu hoàn toàn. Có lúc mải nghe nhạc quá mà sếp gọi mấy lần mà mình chẳng nghe thấy gì luôn.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Free Pro 2 cũng có tính năng xuyên âm (transparent) nhưng mình không thấy ấn tượng lắm vì giọng nói đi vào được tai hơi ít. Muốn vừa nghe nhạc vừa nói chuyện với người khác thì Free Pro 2 không làm được đâu, kiểu gì cũng phải bỏ một bên tai ra.
Vẫn sẽ có tiếng gió lọt vào tai khi bạn bật ANC mà đi xe máy, nhưng vì nằm gọn trong tai nên Free Pro 2 đỡ hơn hẳn Air Pro 2. Tất nhiên, mình không khuyến khích việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông, chứ đừng nói là bật cả chống ồn chủ động, thế thì làm sao nghe được tiếng còi xe phải không nào? Thế nên, đây không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến trải nghiệm, đối với mình là vậy.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Về chất âm, Free Pro 2 đi theo định hướng chung của EarFun là chất âm thiên bass, hướng tới những người dùng thích nghe nhạc sôi động, hào hứng. Sub-bass (những tông bass thấp nhất mà bạn có thể vừa nghe vừa cảm nhận) xuống sâu, rền vang nhưng chắc gọn, không bị kéo dài lê thê. Mid-bass dày, có lực, “thùm thụp” đã tai. Đây sẽ là tai nghe rất phù hợp cho những bạn thường xuyên tập luyện, dùng những bản nhạc sôi động để lấy tinh thần.
Tuy nhiên, bass nhiều lượng đồng thời cũng khiến Free Pro 2 không còn nhiều đất diễn cho hai dải âm còn lại. Vocal cả nam và nữ đều bị recess, không tách biệt được khỏi các nhạc cụ chứ chưa nói đến bass. Chất âm thiên tối nên Free Pro 2 khó có thể thể hiện tốt những loại nhạc cụ như guitar, violin. Ở khía cạnh này, Air Pro 2 làm tốt hơn Free Pro 2 dù cả hai tai nghe đều lấy dải bass làm chủ đạo.
Đánh giá EarFun Free Pro 2: “Tự do” theo cách của bạn
Thời lượng pin là thứ hiếm hoi mà Free Pro 2 không tốt bằng phiên bản trước, vì dung lượng pin mỗi bên tai chỉ là 35 mAh so với 50 mAh. Theo EarFun thì Free Pro 2 cho thời gian phát nhạc 30 tiếng, 6 tiếng với tai nghe và thêm 24 tiếng với hộp sạc, nhiều khả năng những con số này là khi bạn không bật chống ồn chủ động. Sử dụng thực tế, nghe nhạc liên tục với chống ồn chủ động thì chiếc Free Pro 2 của mình trụ được khoảng hơn 4 tiếng, thông thường tắt ANC thì sẽ thêm được 1 tiếng nữa nên cũng khá sát với con số mà EarFun đưa ra.

Tổng kết

Với Free Pro 2, EarFun đang ở hữu một cặp “song mã” rất đáng gờm trên thị trường tai nghe true wireless dưới 2 triệu đồng. Trong khi Air Pro 2 mang thiết kế chân stem AirPods-like và chất âm thiên sáng, Free Pro 2 gây ấn tượng với thiết kế nhỏ nhẹ, chống ồn hiệu quả và dải bass dày dặn. Những yếu tố như chế độ xuyên âm chưa thực sự ấn tượng hay không có app điều chỉnh có thể hiểu đơn giản là cách EarFun có thể tiết kiệm chi phí. 60 USD tức chỉ 1,3 triệu đồng cho Free Pro 2 là một cái giá không hề tồi.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top