Đây là sản phẩm tiệm cận nhất với mẫu đầu bảng Deebot X1 Omni của nhà Ecovacs. Nó có thể tự động làm gần như mọi thứ trong quá trình vận hành từ hút bụi, lau nhà, đổ rác, giặt giẻ, sấy khô giẻ, tránh vật cản và thậm chí có thể dùng làm camera giám sát trong nhà.
Mình đã có cơ hội trải nghiệm cả 4 mẫu của dòng sản phẩm Deebot T10 gồm Deebot T10, T10+, T10 Turbo và giờ là T10 Omni. Mặc dù cùng dòng nhưng các sản phẩm trong dòng T10 lại có nhiều điểm khác biệt.
Cụ thể, chiếc T10 là mẫu cơ bản nhất chỉ có robot hút bụi với công nghệ lau rung và hệ thống camera tránh vật cản, T10+ có thêm dock hút rác tự động, T10 Turbo dùng công nghệ lau xoay và có thêm dock giặt/sấy khô giẻ. Riêng mẫu T10 Omni toàn diện nhất: có dock hút rác tự động, giặt giẻ/sấy khô giẻ tự động, có camera để giúp robot tránh vật cản và đặc biệt lực hút tăng lên 5000 Pa, không phải là 3.000 Pa giống như các mẫu còn lại của dòng T10.
Deebot T10 Omni có dock hút rác, giặt giẻ/sấy khô giẻ tự động.
Có thể nói, mọi thứ tốt nhất trên robot hút bụi hiện nay đều có mặt trên T10 Omni. Và trong trải nghiệm thực tế, mình thấy T10 Omni cũng gần như toàn diện, cả hút và lau đều tốt, tự động nhiều khâu và chỉ có vài điểm nhỏ chưa bằng mẫu Deebot X1 Omni đầu bảng của Ecovacs.
Điều đầu tiên mình muốn nói đến ở T10 Omni là chức năng lau. Đây là robot lau nhà tuyệt vời. Thay vì dùng một miếng vải mỏng như hầu hết robot khác, T10 Omni có hai miếng giẻ lau dày với tốc độ lau xoay 180 vòng/phút. Không chỉ có vậy, trong quá trình lau, hai miếng giẻ còn chà và miết lên sàn để làm sạch bụi bẩn. Xét ở khía cạnh lau mình đánh giá đây là robot làm tốt nhất chức năng lau nhà hiện nay.
Hai chổi lau xoa có thiết kế dày dặn.
Mình không thích đổ sữa, tương cà hay tương ớt lên sàn để rồi cho máy chạy để đánh giá hiệu quả. Vì thực tế, nếu có những thứ đó đổ lên sàn thì mình cũng dọn tay trước rồi mới dùng đến cây lau nhà hoặc cho robot chạy. Khi đánh giá hiệu quả lau, mình chỉ cần sàn nhà sạch, khô sau khi lau là đạt yêu cầu và mình thấy T10 Omni làm tốt điều này. Ngoài ra, nhìn vào thùng đựng nước bẩn mình còn thấy một lớp bùn đục phía dưới, minh chứng rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
Robot sẽ đều đặn quay về giặt giẻ lau sau 6, 10 hoặc 15 phút vệ sinh.
Trong quá trình lau, T10 Omni thường xuyên trở lại dock để giặt sạch giẻ lau sau từ 6, 10 hoặc 15 phút tùy bạn thiết lập trên ứng dụng. Mỗi lần như vậy thì mình thấy hai miếng giẻ đều được giặt sạch, không lo vết bẩn trên miếng giẻ kéo đi nhiều nơi như các robot thông thường. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh mức độ ướt của miếng giẻ lau ở 3 mức thấp, trung bình và cao. Trong đó, chế độ độ ướt cao được khuyến nghị với sàn gạch có nhiều vết bẩn cứng đầu. Với sàn nhà bằng sàn gỗ, mình thấy dùng chế độ độ ướt thấp là hợp lý nhất, còn chế trung bình thì hơi dư nước. Sau khi hoàn tất quá trình lau thì hai miếng giẻ sẽ được giặt sạch và sấy khô bằng khí nóng từ 2-4 tiếng để diệt khuẩn, không bị ẩm mốc và mùi.
Bình chứa nước bẩn và nước sạch dung tích 4 lít.
Bình chứa nước sạch trong dock của T10 Omni có dung tích tới 4 lít, đủ lau cho diện tích khoảng 400 mét vuông. Với căn chung cư 80 mét và diện tích lau thực tế khoảng 45 mét vuông thì mình sử dụng hàng ngày được 8 ngày thì bình cạn, máy thông báo lên điện thoại cần đổ nước.
Mặc định robot sẽ tránh thảm khi được gắn giẻ lau.
Ở chức năng lau, có hai điểm bạn cần lưu ý ở T10 Omni. Robot này có công nghệ tránh thảm khi lau nhà để không làm ướt lên thảm. Vì vậy nếu muốn hút bụi trên thảm, bạn cần phải tháo hai tấm giẻ lau ra, chứ robot không có tự nâng miếng giẻ lên như một số sản phẩm dùng công nghệ lau rung. Ngoài ra, T10 Omni cũng không có bình chứa nước tích hợp trong thân robot để phun nước giữ cho độ ẩm miếng giẻ ổn định trong quá trình lau như đàn anh Deebot X1 Omni. Vì vậy, giẻ lau sẽ có hiện tượng ướt không đều. Đầu chu trình sẽ ướt hơn và càng về cuối chu trình thì giẻ lau sẽ khô hơn.
Về chức năng hút bụi, T10 Omni có lực hút rất mạnh tới 5000 Pa, thuộc nhóm robot có lực hút mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Trong hơn một tuần thử nghiệm, mình nhận thấy máy không ngán bất kỳ mảnh vụn nào trên sàn nhà từ các đồ vật to như hạt hướng dương, hạt lạc đến các mảnh vụn nhỏ hơn như bim bim, cát mèo.
Tuy nhiên, điều mình thực sự đánh giá cao ở lực hút của T10 Omni là nó có thể hút sạch những lông chó mèo bám lại trên thảm sàn, tương tự chiếc Roborock S7 MaxV. Nhiều robot hút bụi trước đó mình trải nghiệm đều không làm tròn hoặc thất bại trước nhiệm vụ này.
Túi chứa rác trên dock có dung tích 3 lít
Mỗi khi hoàn tất quá trình lau hút, máy sẽ tự động hút bụi lên túi chứa bụi nằm trong khay đựng phía dưới hai thùng chứa nước. Túi chứa bụi này có dung tích 3 lít, đủ chứa được lượng bụi hút trong khoảng 60 ngày.
Trong quá trình lau hút, robot phát ra độ ồn có sự khác biệt giữa các chế độ lực hút khác nhau. Mình sử dụng máy đo độ ồn và đo cách robot 2 mét thì thấy ở chế độ Yên tĩnh, Tiêu chuẩn, Tối đa và Tối đa+ độ ồn lần lượt là 52dB, 54dB, 58dB và 63dB. Độ ồn lớn nhất là 65dB diễn ra khoảng 5 giây khi máy hút rác lên túi chứa rác. Như vậy, chế độ sử dụng hàng ngày là chế độ Tiêu chuẩn có độ ồn không lớn, tương đương với độ ồn tiêu chuẩn của cơn mưa rào nhẹ và nhỏ hơn nhiều độ ồn của tiếng nói chuyện thông thường (60 dB).
Độ ồn đo được khi robot chạy ở chế độ Tiêu chuẩn.
Tương tự các mẫu trong dòng Deebot T10, chiếc T10 Omni cũng có hệ thống camera để nhận dạng vật thể kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh vật cản trong quá trình dọn dẹp. Bên trong chip của T10 Omni, Ecovacs nạp nhiều dữ liệu hình ảnh về các đồ vật và những nội thất quen thuộc trong nhà để robot đối chiếu và so sánh với những hình ảnh thu thập được từ camera để né tránh trong quá trình vận hành.
Máy có camera màu để giúp robot nhận diện vật cản.
Trong trải nghiệm thực tế, mình thấy robot tránh né được một số đồ vật quen thuộc mình bày ra nền nhà như giày, tất, củ sạc máy tính hay ca nước. Thậm chí, mình còn bày cả đống phân chó giả (làm từ bột bả) thì robot cũng tránh được. Tuy nhiên, đôi lúc nó vẫn hút nhầm dây giày và dây cáp sạc điện thoại, những chi tiết mà mình thấy chiếc Deebot X1 Omni trước đó tránh được.
Robot có camera và công nghệ AI để né tránh vật cản trong quá trình lau.
Có thể nói ở khía cạnh tránh vật cản, T10 Omni không bằng đàn anh X1 Omni. Nguyên nhân theo mình phỏng đoán là do T10 Omni chỉ có camera cùng công nghệ AI, không có cảm biến ánh sáng có cấu trúc 3D như X1 Omni để có thể xác định chính xác hơn kích thước và hình dạng đồ vật, từ đó giúp robot tránh né hiệu quả hơn.
Camera trên robot có thể dùng để gọi điện video hoặc giám sát trong nhà.
Ngoài việc né tránh vật cản, camera của T10 Omni còn được tận dụng để truyền hình ảnh và gọi điện video hai chiều đến ứng dụng Ecovacs Home trên điện thoại giống như camera giám sát gia đình. Từ ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể yêu cầu robot tuần tra một vòng trong nhà hoặc đi đến một điểm cụ thể nào đó trên bản đồ. Chất lượng hình và âm thanh khá tốt. Vấn đề bảo mật cũng rất được nhà sản xuất chú trọng. Bạn phải đăng nhập mật khẩu mỗi khi muốn livestream hình ảnh hay gọi điện video qua robot. Sản phẩm cũng đã đạt được chứng nhận về quyền riêng tư và bảo mật của TÜV Rheinland (Đức). Mỗi khi quay video thì robot sẽ phát đèn tín hiệu và lời nhắc đang quay video để tránh tình trạng bị quay lén.
Với viên pin 5200 mAh, T10 Omni có thể hoạt động 3 giờ trong chế độ lau hút với diện tích dọn dẹp 200 mét vuông, theo công bố của nhà sản xuất. Trong sử dụng thực tế với căn nhà 80 mét vuông thì mình chưa bao giờ gặp cảnh hết pin. Trung bình mỗi lần lau hút thì máy sử dụng hết khoảng 35% pin.
Ở khía cạnh phần mềm, ứng dụng Ecovacs Home mang đến nhiều tính năng tùy chỉnh linh hoạt. Bạn có thể lên lịch hẹn giờ lau hút, tùy chỉnh việc lau dọn theo từng phòng (ví dụ phòng bếp thì lau hút hai lần hay phòng khách thì đặt lực hút nhỏ đi), lập tường ảo và khu vực cấm lau hút. Và tất nhiên, bạn có thể điều chỉnh 3 chế độ lau, 4 chế độ hút cũng như độ ướt của giẻ, thời gian robot về giặt giẻ và thời gian sấy khô... Đặc biệt, robot này còn được tích hợp trợ lý ảo Yiko có thể ra lệnh để điều khiển robot bằng giọng nói thông qua 3 micro tích hợp trên robot. Hơi đáng tiếc là trợ lý ảo này chỉ hỗ trợ tiếng Anh cùng một số ngôn ngữ khác, chưa có tiếng Việt.
Về thiết kế, T10 Omni có kiểu dáng hình tròn quen thuộc, màu trắng và mặt trên được sơn bóng. Kích thước giống với X1 Omni và các mẫu T10 khác là 362 x 362 x 10,3mm. Thân robot có cảm biến laser kết hợp với camera để dẫn đường, hai chổi quét ven, chổi chính sử dụng hết hợp lưỡi cao và chổi lông để quét bụi, bánh xe lớn để leo được qua lề cao 2cm, bộ lọc HEPA để tránh thất thoát bụi mịn ra ngoài cùng nhiều cảm biến để chống rơi, va chạm và nhận diện thảm.
Tổng kết
Có thể nói, T10 Omni là robot có mọi thứ cần có ở một robot hút bụi hiện nay. Đây là robot cực kỳ hiệu quả ở 2 chức năng quan trọng nhất là lau nhà và hút bụi. Cả hai chức năng này đều có dock để tự động hút rác, giặt và sấy khô giẻ. Vì vậy, người dùng không cần phải bận tâm đến việc giặt giẻ và đổ rác thường xuyên như các robot thông thường. Khả năng tránh vật cản tương đối tốt nhờ sự kết hợp của cảm biến Lidar và camera, hạn chế được việc phải đi gỡ những thứ như dây điện hay cáp sạc như nhiều robot khác.
Mức giá phiên bản quốc tế 18,9 triệu đồng của T10 Omni (tham khảo từ Gigadigital.vn) cũng là mức giá khá mềm cho một sản phẩm gần như toàn diện.
Hiện nay, một số nơi bán robot Ecovacs xách tay từ nội địa Trung Quốc với giá rẻ hơn 10-15%. Tuy vậy, bản quốc tế và bản xác tay nội địa của có nhiều điểm khác biệt. Các robot bản quốc tế có giao diện tiếng Việt trên ứng dụng điều khiển, đăng nhập được bằng Gmail hoặc số điện thoại, bảo hành 24 tháng và quá trình sử dụng ổn định. Trong khi đó, bản xách tay chỉ có giao diện ngôn ngữ tiếng Trung, phải chuyển vùng sang Trung Quốc khi cài đặt, phải mua key để đăng nhập. Thời gian bảo hành cũng ngắn hơn, thường chỉ 12 tháng.
Mình đã có cơ hội trải nghiệm cả 4 mẫu của dòng sản phẩm Deebot T10 gồm Deebot T10, T10+, T10 Turbo và giờ là T10 Omni. Mặc dù cùng dòng nhưng các sản phẩm trong dòng T10 lại có nhiều điểm khác biệt.
Cụ thể, chiếc T10 là mẫu cơ bản nhất chỉ có robot hút bụi với công nghệ lau rung và hệ thống camera tránh vật cản, T10+ có thêm dock hút rác tự động, T10 Turbo dùng công nghệ lau xoay và có thêm dock giặt/sấy khô giẻ. Riêng mẫu T10 Omni toàn diện nhất: có dock hút rác tự động, giặt giẻ/sấy khô giẻ tự động, có camera để giúp robot tránh vật cản và đặc biệt lực hút tăng lên 5000 Pa, không phải là 3.000 Pa giống như các mẫu còn lại của dòng T10.
Có thể nói, mọi thứ tốt nhất trên robot hút bụi hiện nay đều có mặt trên T10 Omni. Và trong trải nghiệm thực tế, mình thấy T10 Omni cũng gần như toàn diện, cả hút và lau đều tốt, tự động nhiều khâu và chỉ có vài điểm nhỏ chưa bằng mẫu Deebot X1 Omni đầu bảng của Ecovacs.
Điều đầu tiên mình muốn nói đến ở T10 Omni là chức năng lau. Đây là robot lau nhà tuyệt vời. Thay vì dùng một miếng vải mỏng như hầu hết robot khác, T10 Omni có hai miếng giẻ lau dày với tốc độ lau xoay 180 vòng/phút. Không chỉ có vậy, trong quá trình lau, hai miếng giẻ còn chà và miết lên sàn để làm sạch bụi bẩn. Xét ở khía cạnh lau mình đánh giá đây là robot làm tốt nhất chức năng lau nhà hiện nay.
Mình không thích đổ sữa, tương cà hay tương ớt lên sàn để rồi cho máy chạy để đánh giá hiệu quả. Vì thực tế, nếu có những thứ đó đổ lên sàn thì mình cũng dọn tay trước rồi mới dùng đến cây lau nhà hoặc cho robot chạy. Khi đánh giá hiệu quả lau, mình chỉ cần sàn nhà sạch, khô sau khi lau là đạt yêu cầu và mình thấy T10 Omni làm tốt điều này. Ngoài ra, nhìn vào thùng đựng nước bẩn mình còn thấy một lớp bùn đục phía dưới, minh chứng rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
Trong quá trình lau, T10 Omni thường xuyên trở lại dock để giặt sạch giẻ lau sau từ 6, 10 hoặc 15 phút tùy bạn thiết lập trên ứng dụng. Mỗi lần như vậy thì mình thấy hai miếng giẻ đều được giặt sạch, không lo vết bẩn trên miếng giẻ kéo đi nhiều nơi như các robot thông thường. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh mức độ ướt của miếng giẻ lau ở 3 mức thấp, trung bình và cao. Trong đó, chế độ độ ướt cao được khuyến nghị với sàn gạch có nhiều vết bẩn cứng đầu. Với sàn nhà bằng sàn gỗ, mình thấy dùng chế độ độ ướt thấp là hợp lý nhất, còn chế trung bình thì hơi dư nước. Sau khi hoàn tất quá trình lau thì hai miếng giẻ sẽ được giặt sạch và sấy khô bằng khí nóng từ 2-4 tiếng để diệt khuẩn, không bị ẩm mốc và mùi.
Bình chứa nước sạch trong dock của T10 Omni có dung tích tới 4 lít, đủ lau cho diện tích khoảng 400 mét vuông. Với căn chung cư 80 mét và diện tích lau thực tế khoảng 45 mét vuông thì mình sử dụng hàng ngày được 8 ngày thì bình cạn, máy thông báo lên điện thoại cần đổ nước.
Ở chức năng lau, có hai điểm bạn cần lưu ý ở T10 Omni. Robot này có công nghệ tránh thảm khi lau nhà để không làm ướt lên thảm. Vì vậy nếu muốn hút bụi trên thảm, bạn cần phải tháo hai tấm giẻ lau ra, chứ robot không có tự nâng miếng giẻ lên như một số sản phẩm dùng công nghệ lau rung. Ngoài ra, T10 Omni cũng không có bình chứa nước tích hợp trong thân robot để phun nước giữ cho độ ẩm miếng giẻ ổn định trong quá trình lau như đàn anh Deebot X1 Omni. Vì vậy, giẻ lau sẽ có hiện tượng ướt không đều. Đầu chu trình sẽ ướt hơn và càng về cuối chu trình thì giẻ lau sẽ khô hơn.
Về chức năng hút bụi, T10 Omni có lực hút rất mạnh tới 5000 Pa, thuộc nhóm robot có lực hút mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Trong hơn một tuần thử nghiệm, mình nhận thấy máy không ngán bất kỳ mảnh vụn nào trên sàn nhà từ các đồ vật to như hạt hướng dương, hạt lạc đến các mảnh vụn nhỏ hơn như bim bim, cát mèo.
Tuy nhiên, điều mình thực sự đánh giá cao ở lực hút của T10 Omni là nó có thể hút sạch những lông chó mèo bám lại trên thảm sàn, tương tự chiếc Roborock S7 MaxV. Nhiều robot hút bụi trước đó mình trải nghiệm đều không làm tròn hoặc thất bại trước nhiệm vụ này.
Mỗi khi hoàn tất quá trình lau hút, máy sẽ tự động hút bụi lên túi chứa bụi nằm trong khay đựng phía dưới hai thùng chứa nước. Túi chứa bụi này có dung tích 3 lít, đủ chứa được lượng bụi hút trong khoảng 60 ngày.
Trong quá trình lau hút, robot phát ra độ ồn có sự khác biệt giữa các chế độ lực hút khác nhau. Mình sử dụng máy đo độ ồn và đo cách robot 2 mét thì thấy ở chế độ Yên tĩnh, Tiêu chuẩn, Tối đa và Tối đa+ độ ồn lần lượt là 52dB, 54dB, 58dB và 63dB. Độ ồn lớn nhất là 65dB diễn ra khoảng 5 giây khi máy hút rác lên túi chứa rác. Như vậy, chế độ sử dụng hàng ngày là chế độ Tiêu chuẩn có độ ồn không lớn, tương đương với độ ồn tiêu chuẩn của cơn mưa rào nhẹ và nhỏ hơn nhiều độ ồn của tiếng nói chuyện thông thường (60 dB).
Tương tự các mẫu trong dòng Deebot T10, chiếc T10 Omni cũng có hệ thống camera để nhận dạng vật thể kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh vật cản trong quá trình dọn dẹp. Bên trong chip của T10 Omni, Ecovacs nạp nhiều dữ liệu hình ảnh về các đồ vật và những nội thất quen thuộc trong nhà để robot đối chiếu và so sánh với những hình ảnh thu thập được từ camera để né tránh trong quá trình vận hành.
Trong trải nghiệm thực tế, mình thấy robot tránh né được một số đồ vật quen thuộc mình bày ra nền nhà như giày, tất, củ sạc máy tính hay ca nước. Thậm chí, mình còn bày cả đống phân chó giả (làm từ bột bả) thì robot cũng tránh được. Tuy nhiên, đôi lúc nó vẫn hút nhầm dây giày và dây cáp sạc điện thoại, những chi tiết mà mình thấy chiếc Deebot X1 Omni trước đó tránh được.
Có thể nói ở khía cạnh tránh vật cản, T10 Omni không bằng đàn anh X1 Omni. Nguyên nhân theo mình phỏng đoán là do T10 Omni chỉ có camera cùng công nghệ AI, không có cảm biến ánh sáng có cấu trúc 3D như X1 Omni để có thể xác định chính xác hơn kích thước và hình dạng đồ vật, từ đó giúp robot tránh né hiệu quả hơn.
Ngoài việc né tránh vật cản, camera của T10 Omni còn được tận dụng để truyền hình ảnh và gọi điện video hai chiều đến ứng dụng Ecovacs Home trên điện thoại giống như camera giám sát gia đình. Từ ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể yêu cầu robot tuần tra một vòng trong nhà hoặc đi đến một điểm cụ thể nào đó trên bản đồ. Chất lượng hình và âm thanh khá tốt. Vấn đề bảo mật cũng rất được nhà sản xuất chú trọng. Bạn phải đăng nhập mật khẩu mỗi khi muốn livestream hình ảnh hay gọi điện video qua robot. Sản phẩm cũng đã đạt được chứng nhận về quyền riêng tư và bảo mật của TÜV Rheinland (Đức). Mỗi khi quay video thì robot sẽ phát đèn tín hiệu và lời nhắc đang quay video để tránh tình trạng bị quay lén.
Với viên pin 5200 mAh, T10 Omni có thể hoạt động 3 giờ trong chế độ lau hút với diện tích dọn dẹp 200 mét vuông, theo công bố của nhà sản xuất. Trong sử dụng thực tế với căn nhà 80 mét vuông thì mình chưa bao giờ gặp cảnh hết pin. Trung bình mỗi lần lau hút thì máy sử dụng hết khoảng 35% pin.
Tổng kết
Có thể nói, T10 Omni là robot có mọi thứ cần có ở một robot hút bụi hiện nay. Đây là robot cực kỳ hiệu quả ở 2 chức năng quan trọng nhất là lau nhà và hút bụi. Cả hai chức năng này đều có dock để tự động hút rác, giặt và sấy khô giẻ. Vì vậy, người dùng không cần phải bận tâm đến việc giặt giẻ và đổ rác thường xuyên như các robot thông thường. Khả năng tránh vật cản tương đối tốt nhờ sự kết hợp của cảm biến Lidar và camera, hạn chế được việc phải đi gỡ những thứ như dây điện hay cáp sạc như nhiều robot khác.
Mức giá phiên bản quốc tế 18,9 triệu đồng của T10 Omni (tham khảo từ Gigadigital.vn) cũng là mức giá khá mềm cho một sản phẩm gần như toàn diện.
Hiện nay, một số nơi bán robot Ecovacs xách tay từ nội địa Trung Quốc với giá rẻ hơn 10-15%. Tuy vậy, bản quốc tế và bản xác tay nội địa của có nhiều điểm khác biệt. Các robot bản quốc tế có giao diện tiếng Việt trên ứng dụng điều khiển, đăng nhập được bằng Gmail hoặc số điện thoại, bảo hành 24 tháng và quá trình sử dụng ổn định. Trong khi đó, bản xách tay chỉ có giao diện ngôn ngữ tiếng Trung, phải chuyển vùng sang Trung Quốc khi cài đặt, phải mua key để đăng nhập. Thời gian bảo hành cũng ngắn hơn, thường chỉ 12 tháng.