VNR Content
Pearl
Có một điều phải thừa nhận khi nhìn vào lineup laptop hiện có của Lenovo: những model thực sự cao cấp chủ yếu vẫn nằm ở phân khúc doanh nhân với dòng ThinkPad. Các dòng laptop còn lại dành cho người dùng phổ thông hầu hết đều ở phân khúc tầm trung với một số ngoại lệ chẳng hạn như chiếc Yoga Slim 9i.
Với thế hệ laptop Yoga năm nay, Lenovo đã quyết định mở rộng thêm lineup của mình với model mới có tên “Lenovo Yoga Pro 9i”. Với hai kích thước màn hình 14.5 inch và 16 inch, đây là dòng laptop cao cấp mà Lenovo muốn dùng để “tấn công” trực diện vào nhóm khách hàng “prosumer” đang cân nhắc MacBook Pro của Apple hay XPS của Dell – đều là những cỗ máy sở hữu sức mạnh xử lý đáng nể trong một thân hình gọn nhẹ.
Lenovo Yoga Pro 9i hiện chưa có giá và thời điểm mở cụ thể ở Việt Nam, có lẽ hãng sẽ sớm đưa về trong thời gian ngắn tới. Mình tham khảo thì thấy giá khởi điểm của laptop mới này ở Singapore là 2949 USD (khoảng 39 triệu đồng) cùng chế độ bảo hành cao cấp Premium Care của Lenovo trong 3 năm.
Là một model hoàn toàn mới của Lenovo, Yoga Pro 9i mang một thiết kế quen thuộc với khung viền bo cong, ngôn ngữ thiết kế Comfort Edge đã được sử dụng trên toàn bộ các dòng Yoga và Yoga Slim từ năm ngoái. Máy có độ liền lạc rất tốt, chắc chắn nhờ hoàn thiện từ nhôm nguyên khối.
Lenovo nói rằng Yoga Pro 9i sử dụng nhôm tái chế (khoảng 50%) để giảm thiểu tác động tới môi trường, nhưng cảm giác cao cấp hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Máy có hai tùy chọn màu Tidal Teal (xanh) và Storm Grey (xám), cả hai đều rất nhã nhặn và phù hợp với mọi giới tính.
Yoga Pro 9i, cả phiên bản 14.5 inch lẫn 16 inch đều dày hơn một chút so với đối thủ đến từ Apple, nhưng không quá đáng kể. Phiên bản 14.5 inch mình có ở đây nặng khoảng 1,7 kg, khá ấn tượng với một laptop trang bị RTX 4070. Chúng ta chắc chắn vẫn có thể cảm nhận được sức nặng của chiếc laptop khi đặt nó vào trong balo, nhưng với một người đã quen “nâng tạ” với đủ thứ từ máy ảnh đến điện thoại trong balo thì bấy nhiêu đây không là gì!
Là một laptop “pro” thì không thể thiếu các cổng kết nối rồi, và Yoga Pro 9i sẽ không làm bạn thất vọng. Một bên, chúng ta có một cổng Thunderbolt 4, một cổng USB Type-C full-function (USB 3.2 Gen 1, DisplayPort 1.2, PowerDelivery 3.0), một cổng HDMI 2.1 mới nhất với băng thông tới 12 Gbps và (cuối cùng thì) một khe cắm thẻ nhớ SD full-size. Phía bên phải là tới hai cổng USB-A 3.2 Gen 1, cùng với cổng Audio combo jack và nút gạt bật tắt nhanh webcam. Về phần kết nối không dây, chiếc laptop hỗ trợ Wi-Fi 6E và Bluetooth 5.1.
Và giống như những model Yoga Pro trước đây, Yoga Pro 9i không phải là laptop xoay lật 360 độ mà là laptop vỏ sò truyền thống. Màn hình của máy sẽ chỉ mở được góc tối đa 180 độ.
Dân đồ họa chuyên nghiệp chắc chắn sẽ yêu thích Yoga Pro 9i, khi chiếc laptop có độ phủ màu trọn vẹn 100% không gian màu sRGB, DCI-P3 và cả Adobe RGB, với độ sai màu Delta E < 1. Nói cách khác, đây chính là định nghĩa của “hình ảnh chân thực”. Khi trải nghiệm Yoga Pro 9i, lúc quay trở lại máy tính của mình thì đúng là trải nghiệm “một trời một vực”.
Tuy không thể sánh với OLED về màu đen và tương phản, miniLED vẫn cải thiện đáng kể hai khía cạnh này của đèn LED truyền thống. Kết quả, trên Yoga Pro 9i, chúng ta có một màn hình với chất lượng hiển thị rất tốt, cùng với tần số quét cao tới 165Hz mang lại trải nghiệm thị giác đỉnh cao ở mọi tác vụ dù là công việc hay giải trí, gaming.
Về phần nghe, Yoga Pro 9i 14.5 inch trang bị hệ thống 4 loa ngoài, cắt giảm một chút so với phiên bản 16 inch (6 loa). Mình không có phiên bản 16 inch để trải nghiệm nên không rõ sự khác biệt giữa cả hai ra sao, nhưng phiên bản 14.5 inch cho chất lượng âm thanh tốt nhờ đặt loa front-facing, âm lượng tốt và trong trẻo, bass có hiện diện.
Từ sau đại dịch, họp hành online đã trở thành một phần trong văn hóa của nhiều doanh nghiệp. Yoga Pro 9i cũng được chăm chút nhiều hơn ở khía cạnh này khi trang bị webcam 5MP, khẩu độ f/2.0 để cải thiện chất lượng hình ảnh, và 4 microphone để thu giọng nói và lọc tiếng ồn người dùng tốt hơn.
Yoga Pro 9i có những sự cải tiến nhất định về trải nghiệm gõ phím, với hành trình sâu hơn (1.5mm) và độ nảy phản hồi tốt, cho cảm giác gõ “đầm” hơn, và keycap được phủ một lớp coating đặc biệt để giảm hiện tượng bóng và vết mồ hôi, một điều rất cần thiết với đôi bàn tay “mỏ dầu” của mình.
Touchpad là điểm mình hiếm khi thất vọng với các dòng máy doanh nhân của Lenovo, và Yoga Pro 9i cũng không ngoại lệ: To, đặt chính giữa và cảm giác di mềm mại nhờ lớp phủ kính.
Bạn cũng sẽ nhận thấy Yoga Pro 9i không có cảm biến vân tay, đó là vì máy đã tích hợp cảm biến hồng ngoại cho tính năng nhận diện khuôn mặt. Không chỉ mục đích mở máy, cảm biến hồng ngoại và các bộ cảm biến có trên Yoga Pro 9i còn dành cho bộ tính năng Presence Detection giúp nhận biết khi nào bạn rời khỏi vị trí làm việc và tự động khóa máy, sau đó tự động mở khi bạn quay trở lại mà không cần phải thao tác với máy.
Một điều cần lưu ý: Trên Yoga Pro 9i, TGP (Total Graphic Power) của chiếc card đồ họa RTX 4070 bị giới hạn ở 80W đối với bản 14.5 inch và 100W đối với phiên bản 16 inch, so với mức tối đa 115W. Đây là một sự điều tiết mình đánh giá là cần thiết để tránh hiện tượng quá nhiệt cho một chiếc laptop mỏng như thế này. Gaming cũng không phải mục đích chính của Yoga Pro 9i, nhưng nó vẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu chơi các tựa game AAA ở độ phân giải 2K hoặc thậm chí 3K với thiết lập đồ họa phù hợp.
Khi benchmark cũng như chơi game, mình đều chọn profile “Intelligent Cooling”.
Ứng dụng Cinebench R23 đo hiệu năng CPU tác vụ render, con chip Core i9-13905H của Yoga Pro 9i đạt 1.700 điểm đơn nhân và 17.761 điểm đa nhân. So với Core i7-12700H trên Yoga Slim 7i Pro X, Yoga Pro 9i có hiệu năng đơn nhân ngang ngửa nhưng vượt trội hơn hẳn về hiệu năng đa nhân.
PCMark 10 giả lập các tác vụ đa nhiệm thường ngày. Yoga Pro 9i đạt điểm trung bình là 7.008.
Hiệu năng CPU Core i9-13905H trên GeekBench 6
Hiệu năng GPU RTX 4070 của Yoga Pro 9i trên GeekBench 6 OpenCL.
GeekBench đã cập nhật lên phiên bản thứ 6 với nhiều bài test hơn và thể hiện điểm số hiệu năng chính xác hơn. Trong bài test CPU, Core i9-13905H đạt 2.226 điểm đơn nhân và 12.411 điểm đa nhân. Trong khi đó, GPU RTX 4070 đạt 105.293 điểm trong bài test OpenCL.
FireStrike Ultra
Time Spy Extreme
Time Spy Extreme và FireStrike Ultra là hai trong số những bài test nặng nhất của 3D Mark, lần lượt giả lập hiệu năng chơi game trên thư viện DX12 và DX11 ở độ phân giải 4K. Yoga Pro 9i lần lượt đạt 4.278 điểm ở Time Spy Extreme và 5.366 điểm ở Fire Strike Ultra, hiệu năng chơi game ước tính (Estimated game performance) đối với Battlefield V ở 1440p Ultra là 75 FPS trở lên.
Benchmark Final Fantasy XV ở High Quality, độ phân giải 2K, Yoga Pro 9i đạt 6.232 điểm.
Benchmark Marvel’s Guardians of the Galaxy ở độ phân giải gốc 3K, thiết lập đồ họa High, DLSS Quality. Yoga Pro 9i đạt FPS trung bình 58.
Benchmark Shadow of the Tomb Raider ở độ phân giải gốc 3K, thiết lập đồ họa High, DLSS Quality. Yoga Pro 9i đạt FPS trung bình 51.
RTX 4070, ngay cả khi bị giới hạn ở TGP 80W vẫn là một card đồ họa mạnh mẽ khi chơi game, nhất là nếu game của bạn hỗ trợ công nghệ DLSS. Ngay cả những game tương đối nặng như Marvel’s Guardians of the Galaxy hay Shadow of the Tomb Raider ở độ phân giải gốc 3K, thiết lập đồ họa High và chọn “Quality” ở cài đặt DLSS, Yoga Pro 9i vẫn có thể duy trì FPS trong khoảng 50-60, chơi mượt.
Benchmark 1GB
Benchmark 64GB
Về lưu trữ, Yoga Pro 9i mình có ở đây sử dụng SSD Micron 3400 dung lượng 1TB, đây là SSD chuẩn PCIe Gen 4 với độ bền 600TBW. Đo với công cụ Crystal Disk Mark, tốc độ đọc/ghi tuần tự của SSD này lần lượt khoảng 6.600 MB/s và 5.000 MB/s, không thay đổi quá nhiều khi sử dụng dữ liệu 1GB hay 64GB để benchmark, cho thấy SSD này có dung lượng bộ đệm cache dồi dào để bạn yên tâm về tốc độ xử lý khi làm việc với các file kích thước lớn.
Nhiệt độ CPU tối đa ghi nhận chỉ vào khoảng 91 độ C.
GPU RTX 4070 là 75 độ C (hot-spot).
Yoga Pro 9i trong phần lớn thời gian sử dụng hàng ngày rất mát mẻ và yên tĩnh, máy chỉ nóng và bắt đầu phát ra tiếng ồn khi phải xử lý những tác vụ thực sự nặng như benchmark.
Với nhu cầu hàng ngày của mình, ở độ phân giải 3K, độ sáng khoảng 70-80%, Yoga Pro 9i thường chỉ trụ được đến đầu giờ chiều là phải sạc lại rồi. Hạ độ phân giải xuống là cách để kéo dài thời lượng pin, nhưng scale của Windows từ trước đến nay vẫn luôn tệ, ở độ phân giải thấp hơn thường có hiện tượng hình ảnh bị mờ mờ, đánh đổi này theo mình là chẳng đáng chút nào.
Củ sạc đi kèm máy có công suất tối đa 140W, “thừa sức” đáp ứng cho cả CPU lẫn GPU nên bạn sẽ không còn thấy hiện tượng tụt pin khi cắm sạc nữa. Sạc đầy viên pin của máy cũng rất nhanh thôi, tầm một tiếng là đầy rồi.
Lenovo Yoga Pro 9i hiện chưa có giá và thời điểm mở cụ thể ở Việt Nam, có lẽ hãng sẽ sớm đưa về trong thời gian ngắn tới. Mình tham khảo thì thấy giá khởi điểm của laptop mới này ở Singapore là 2949 USD (khoảng 39 triệu đồng) cùng chế độ bảo hành cao cấp Premium Care của Lenovo trong 3 năm.
[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0.85)]Thiết kế quen mà lạ[/COLOR]
Lenovo nói rằng Yoga Pro 9i sử dụng nhôm tái chế (khoảng 50%) để giảm thiểu tác động tới môi trường, nhưng cảm giác cao cấp hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Máy có hai tùy chọn màu Tidal Teal (xanh) và Storm Grey (xám), cả hai đều rất nhã nhặn và phù hợp với mọi giới tính.
Trải nghiệm nghe nhìn đỉnh cao
Chỉ sức mạnh xử lý không thôi thì sẽ không thể nào thuyết phục được nhóm người dùng “prosumer”. Với Yoga Pro 9i, Lenovo đã lần đầu tiên đưa công nghệ miniLED lên laptop của mình. Phiên bản 14.5 inch có độ phân giải 3K (3072 x 1920 pixel), tần số quét 165Hz và độ sáng lên tới 1200 nit – vượt qua tiêu chuẩn VESA HDR1000. Màn hình có tỷ lệ 16:10 trendy và hỗ trợ cả cảm ứng chạm lẫn bút cảm ứng (không đi kèm).Bàn phím, touchpad và bảo mật
Cấu hình “khủng long” với những sự điều tiết cần thiết
Với cấu hình tối đa lên tới CPU Intel Core i9-13905H Raptor Lake, GPU RTX 4070, 64GB RAM và 1TB SSD NVMe, không có nhiều tác vụ có thể thực sự làm khó được Yoga Pro 9i. Dù bạn là dân sáng tạo nội dung, làm việc với AI hay chuyên dựng phim, game thủ, cấu hình trên cũng sẽ đảm bảo duy trì được sự mượt mà ngay cả khi ở độ phân giải gốc 3K. Nếu so với chiếc Yoga Slim 7i Pro X trang bị Core i7-12700H và RTX 3050 mình trải nghiệm trước đây, Yoga Pro 9i tỏ ra vượt trội hơn hẳn.Khi benchmark cũng như chơi game, mình đều chọn profile “Intelligent Cooling”.
GeekBench đã cập nhật lên phiên bản thứ 6 với nhiều bài test hơn và thể hiện điểm số hiệu năng chính xác hơn. Trong bài test CPU, Core i9-13905H đạt 2.226 điểm đơn nhân và 12.411 điểm đa nhân. Trong khi đó, GPU RTX 4070 đạt 105.293 điểm trong bài test OpenCL.
Time Spy Extreme và FireStrike Ultra là hai trong số những bài test nặng nhất của 3D Mark, lần lượt giả lập hiệu năng chơi game trên thư viện DX12 và DX11 ở độ phân giải 4K. Yoga Pro 9i lần lượt đạt 4.278 điểm ở Time Spy Extreme và 5.366 điểm ở Fire Strike Ultra, hiệu năng chơi game ước tính (Estimated game performance) đối với Battlefield V ở 1440p Ultra là 75 FPS trở lên.
RTX 4070, ngay cả khi bị giới hạn ở TGP 80W vẫn là một card đồ họa mạnh mẽ khi chơi game, nhất là nếu game của bạn hỗ trợ công nghệ DLSS. Ngay cả những game tương đối nặng như Marvel’s Guardians of the Galaxy hay Shadow of the Tomb Raider ở độ phân giải gốc 3K, thiết lập đồ họa High và chọn “Quality” ở cài đặt DLSS, Yoga Pro 9i vẫn có thể duy trì FPS trong khoảng 50-60, chơi mượt.
Về lưu trữ, Yoga Pro 9i mình có ở đây sử dụng SSD Micron 3400 dung lượng 1TB, đây là SSD chuẩn PCIe Gen 4 với độ bền 600TBW. Đo với công cụ Crystal Disk Mark, tốc độ đọc/ghi tuần tự của SSD này lần lượt khoảng 6.600 MB/s và 5.000 MB/s, không thay đổi quá nhiều khi sử dụng dữ liệu 1GB hay 64GB để benchmark, cho thấy SSD này có dung lượng bộ đệm cache dồi dào để bạn yên tâm về tốc độ xử lý khi làm việc với các file kích thước lớn.
Yoga Pro 9i trong phần lớn thời gian sử dụng hàng ngày rất mát mẻ và yên tĩnh, máy chỉ nóng và bắt đầu phát ra tiếng ồn khi phải xử lý những tác vụ thực sự nặng như benchmark.
Pin và sạc
Yoga Pro 9i trang bị viên pin 75 Whr trên cả hai phiên bản 14.5 inch và 16 inch. Thời gian sử dụng sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn để độ phân giải màn hình và tần số quét bao nhiêu, dùng cho những tác vụ gì,…Với nhu cầu hàng ngày của mình, ở độ phân giải 3K, độ sáng khoảng 70-80%, Yoga Pro 9i thường chỉ trụ được đến đầu giờ chiều là phải sạc lại rồi. Hạ độ phân giải xuống là cách để kéo dài thời lượng pin, nhưng scale của Windows từ trước đến nay vẫn luôn tệ, ở độ phân giải thấp hơn thường có hiện tượng hình ảnh bị mờ mờ, đánh đổi này theo mình là chẳng đáng chút nào.