VNR Content
Pearl
Khi tìm kiếm một chiếc laptop mới, thường chúng ta có xu hướng theo đuổi một nhu cầu nào đó rất cụ thể. Đó có thể là chỉnh sửa video, chơi game nhẹ nhàng, làm việc hàng ngày hoặc tham gia các cuộc họp trực tuyến. Nhưng thị trường đã khác xưa rồi, khi có những chiếc laptop sinh ra để đáp ứng tất cả những thứ đó, và thậm chí là mang lại nhiều hơn thế nữa. Chẳng hạn như chiếc Lenovo Yoga Slim 7i Pro X mà mình đang có ở đây.
Đừng hiểu nhầm, tuy có “Yoga” trong tên nhưng thực chất chiếc Yoga Slim 7i Pro X thuộc dòng laptop hiệu năng cao dạng vỏ sò của Lenovo chứ không phải laptop 2-trong-1 convertible. “7i” tức là model đó dùng CPU của Intel, phân biệt với Slim 7 Pro X sẽ dùng CPU từ AMD.
Chiếc Yoga Slim 7i Pro X mà mình trải nghiệm sở hữu cấu hình và thông số gần như đã “đụng nóc”, với CPU Intel Core i7-12700H, 16GB RAM DDR5, 1TB SSD NVMe và card đồ họa Nvidia GeForce RTX 3050, cùng màn hình PureSight 3K (3072 x 1920 pixel) tần số quét 120Hz. Giá bán của model này là 35.990.000 đồng, đi kèm với 3 năm dịch vụ bảo hành cao cấp Lenovo Premium Care để bạn có thể yên tâm sử dụng.
Yoga Slim 7i Pro X chia sẻ khá nhiều đặc điểm thiết kế với chiếc Yoga 9i, vốn là một laptop 2-trong-1. Trong khi đa số laptop trên thị trường hiện nay có thiết kế vuông vức và góc cạnh, Yoga Slim 7i Pro X mang đến một làn gió mới mẻ với ngôn ngữ thiết kế có tên “Comfort Edge”, khi tất cả các cạnh của laptop đều được bo tròn một cách mềm mại. Không chỉ cho cảm giác cầm nắm tốt hơn, tay của chúng ta cũng sẽ không bị cấn bởi các góc nhọn khi sử dụng nữa.
Toàn bộ phần vỏ máy và nắp máy được làm từ chất liệu nhôm 6000-series cực kỳ chắc chắn, và màu giới hạn Dark Teal hơi ngả xám khi thay đổi góc nhìn thực sự hòa nhập rất tốt vào môi trường công sở, nhìn vào chắc chắn bạn sẽ không nghĩ rằng đây là một laptop với con chip mạnh mẽ như Core i7-12700H bên trong. Chất liệu nhôm và có card đồ họa rời đồng nghĩa Yoga Slim 7i Pro X không phải laptop siêu mỏng, siêu nhẹ như một vài ultrabook trên thị trường, nhưng với cân nặng chỉ 1,45kg và độ dày 15,9mm, bạn cũng sẽ không gặp khó khăn gì khi mang nó trong balo đi học, đi làm hay ra quán café.
Yoga Slim 7i Pro X trang bị số lượng cổng kết nối có thể nói là “vừa phải”, với 2 cổng Thunderbolt 4 (USB 4.0, Power Delivery 3.0, DisplayPort 1.4), 1 cổng HDMI 2.0 full-size bên cạnh trái và 1 cổng USB-A 3.2 Gen 1, 1 Audio Combo Jack và 1 nút gạt bật/tắt camera nhanh bên cạnh phải. Tuy không có cổng Ethernet RJ45 nhưng máy tích hợp Wi-Fi 6E mới nhất để không tác vụ nào của bạn bị gián đoạn bởi đường truyền.
Các cổng kết nối trên Yoga Slim 7i Pro X
Các cổng kết nối trên Yoga Slim 7i Pro X
Bản lề của Yoga Slim 7i Pro X cho phép mở máy theo góc 180 độ, tuy nhiên mình nghĩ Lenovo nên cải tiến cho nó đỡ cứng hơn một chút. Tất nhiên nói về bản lề laptop thì cứng một chút còn hơn là lỏng lẻo, nhưng trên Yoga Slim 7i Pro X bản lề hút khá chặt nên khó mở máy bằng một tay dù hãng đã làm một rãnh nhỏ phía trên webcam để tiện cho ngón tay vào.
Những thông tin trên có ý nghĩa gì? Đó là dù dùng Yoga Slim 7i Pro X cho tác vụ gì, chơi game hay làm việc, giải trí, chiếc laptop mới của Lenovo cũng sẽ đáp ứng tốt. Chẳng hạn, độ phân giải 3K, tỷ lệ 16:10 sẽ mang đến hình ảnh sắc nét, diện tích hiển thị rộng rãi cho các công việc văn phòng. Độ lệch màu DeltaE < 1 của màn hình PureSight hứa hẹn tái tạo màu sắc một cách chân thực và chính xác, phục vụ cho những người dùng là dân chỉnh sửa ảnh và video chuyên nghiệp.
Trong khi đó, tần số quét 120Hz lại mang đến những lợi ích to lớn không chỉ giới hạn ở gaming. Lướt web, thao tác trong Windows cũng sẽ mượt mà hơn, và những ai thường xuyên chỉnh sửa video như mình cũng sẽ biết rằng màn hình tần số quét cao sẽ giúp việc cuộn qua các timeline video trơn tru và bớt “đau khổ” hơn.
Một điểm cộng của Yoga Slim 7i Pro X về mặt trải nghiệm đa phương tiện là loa ngoài Harman stereo top-firing đạt chứng nhận của Dolby Atmos được đặt hai bên bàn phím. Nói gì thì nói, loa ngoài top-firing hướng lên thẳng tới người dùng bao giờ cũng mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn, chân thực hơn loa down-firing đặt ở mặt dưới của laptop. Kết hợp với màn hình PureSight ở trên, Yoga Slim 7i Pro X mang đến trải nghiệm nghe nhìn chìm đắm ít có sản phẩm nào trong phân khúc cạnh tranh được.
Touchpad của máy thì vẫn theo phong cách của Lenovo: To, rộng và đặt ở chính giữa máy. Phần bề mặt phủ kính giúp cảm giác di trơn trượt và mềm mại, và tất nhiên bàn di này hỗ trợ đầy đủ các thao tác cử chỉ của Windows 11.
Yoga Slim 7i Pro X trang bị webcam Full HD hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt bằng hồng ngoại Windows Hello, đó là lý do tại sao bạn sẽ không thấy cảm biến vân tay trên máy. Chất lượng hiển thị của webcam ở mức tốt, họp hành qua video cũng vì thế mà bớt đáng sợ hơn.
Kết hợp camera hồng ngoại với cảm biến TOF, Yoga Slim 7i Pro X cũng được trang bị tính năng Presence Detection mà chúng ta từng thấy trên các ThinkPad cao cấp. Về cơ bản thì máy có thể nhận biết được khi nào bạn rời khỏi vị trí làm việc và tự động khóa máy, sau đó tự động mở khi bạn quay trở lại mà không cần phải thao tác với máy, rất tiện lợi nếu bạn làm việc trong một môi trường nhạy cảm với bảo mật dữ liệu.
Thứ mình thấy có phần đáng tiếc là GPU của máy, khi tùy chọn cao cấp nhất chỉ dừng lại ở Nvidia GeForce RTX 3050. GPU này là sản phẩm định hướng người dùng “hầu bao” không quá rủng rỉnh nhưng muốn được trải nghiệm những công nghệ mới tiên tiến như Ray Tracing hay DLSS. Tuy nhiên, với xác thực Nvidia Studio-validated, có thể hiểu rằng Yoga Slim 7i Pro X hướng tới những người dùng thiên về công việc sáng tạo hay chỉnh sửa ảnh, video nhiều hơn là game thủ "hard core".
Dưới đây là màn thể hiện của Yoga Slim 7i Pro X trước các phần mềm chấm điểm benchmark quen thuộc:
Cinebench R23 đo hiệu năng CPU tác vụ render. Con chip Core i7-12700H trên Yoga Slim 7i Pro X đạt 1.760 điểm đơn nhân và 14.712 điểm đa nhân. So với chiếc Legion 5i Gen 7 mình mới trải nghiệm gần đây, Yoga Slim 7i Pro X nhỉnh hơn một chút về hiệu năng đơn nhân (1760 so với 1607) nhưng lại có điểm đa nhân thấp hơn (14.712 so với 14.930)
PCMark 10 giả lập các tác vụ đa nhiệm thường ngày. Yoga Slim 7i Pro X đạt điểm trung bình là 6.156.
Do phải “gánh” màn hình 3K nên mình đã quyết định nhẹ tay với Yoga Slim 7i Pro X và chỉ chọn bài test Fire Strike trong bộ benchmark của 3DMark. Chiếc laptop đạt 10.832 điểm, theo 3Dmark là đủ khả năng chơi Battlefield V ở độ phân giải 1440p Ultra với fps 40 trở lên.
1.768 điểm đơn nhân và 12.496 điểm đa nhân trong ứng dụng GeekBench 5. Con số này cao hơn đáng kể nếu so với lần lượt 1.382 và 12.169 của Legion 5i 2022, nhưng đó là vì với Legion 5i mình chọn chế độ kiểm soát năng lượng là Legion Balance Mode. Khi sử dụng thực tế, tùy tác vụ mà bạn có thể nhấn tổ hợp phím FN + Q để thay đổi chế độ sử dụng năng lượng và tối ưu hóa hiệu năng nhé!
GPU RTX 3050 đạt 54.362 điểm với bài test OpenGL của GeekBench 5
Kết quả Benchmark game Guardians of the Galaxy
Kết quả Benchmark game Final Fantasy XV
FPS khi chơi Stray vào khoảng 50-55 ở độ phân giải gốc
Mình đo khả năng chơi game của máy với hai trình benchmark của Guardians of the Galaxy và Final Fantasy XV. Khi ở độ phân giải gốc, ngay cả preset đồ họa “Low” của Guardians of the Galaxy cũng khiến RTX 3050 phải vất vả, bằng chứng là FPS trung bình chỉ dừng lại ở 31. Trong khi đó, với Final Fantasy XV ở Standard Quality, độ phân giải Full HD, Yoga Slim 7i Pro X đạt hiệu năng “Fairly High”. Đó là lý do sẽ tuyệt vời hơn nếu chiếc máy này có tùy chọn GPU cao hơn, nhưng cũng có thể Lenovo muốn những người dùng này hãy tìm đến dòng gaming Legion của hãng nếu có nhu cầu này.
Chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu cho Yoga Slim 7i Pro X là SSD Samsung PM9A1 dung lượng 1TB. Đo nhanh với công cụ Crystal Disk Mark, SSD này cho tốc độ đọc/ghi tuần tự lần lượt 6.606 MB/s và 4.922 MB/s, những con số ấn tượng này là nhờ giao thức PCIe 4.0 mới nhất.
Nhiệt độ tại các hot-spot CPU và GPU có thể lên khoảng 93-94 khi xử lý tác vụ nặng, nhưng nhanh chóng nguội đi sau khi kết thúc tác vụ.
Nhiệt độ tại các hot-spot CPU và GPU có thể lên khoảng 93-94 khi xử lý tác vụ nặng, nhưng nhanh chóng nguội đi sau khi kết thúc tác vụ.
Hệ thống tản nhiệt của Yoga Slim 7i Pro X mang đến một vài cải tiến, gồm ống dẫn nhiệt kép, hai quạt tản nhiệt tùy biến với 87 cánh và 64 lá đồng, cùng các miếng tản nhiệt graphite hai lớp. Trong quá trình sử dụng, máy vẫn sẽ tỏa ra lượng nhiệt lớn ở CPU và GPU, các hot-spot có thể lên tới 93-94 độ C khi thực hiện các tác vụ nặng, nhưng nhiệt độ sẽ giảm xuống nhanh chóng ngay sau khi những tác vụ nặng đó kết thúc.
Về thời lượng pin, Yoga Slim 7i Pro X trang bị viên pin dung lượng 70 Whr, khá dư dả so với một laptop không phải gaming. Mình có thể sử dụng chiếc laptop liên tục trong khoảng 6-7 tiếng với các tác vụ đơn giản, một phần vì màn hình 3K bật lên không làm gì cũng sẽ tốn không ít năng lượng rồi, và mình luôn để độ sáng màn hình ở mức 70-80%.
Sạc pin không phải vấn đề, với củ sạc 100W đi kèm máy và công nghệ sạc nhanh Rapid Charge Express thì Lenovo khẳng định máy sẽ cho 3 giờ phát video ngoại tuyến chỉ sau 15 phút sạc. Và vì máy sạc qua cổng Thunderbolt 4 hỗ trợ Power Delivery 3.0, bạn cũng có nhiều lựa chọn về loại sạc sử dụng hơn.
Chiếc Yoga Slim 7i Pro X mà mình trải nghiệm sở hữu cấu hình và thông số gần như đã “đụng nóc”, với CPU Intel Core i7-12700H, 16GB RAM DDR5, 1TB SSD NVMe và card đồ họa Nvidia GeForce RTX 3050, cùng màn hình PureSight 3K (3072 x 1920 pixel) tần số quét 120Hz. Giá bán của model này là 35.990.000 đồng, đi kèm với 3 năm dịch vụ bảo hành cao cấp Lenovo Premium Care để bạn có thể yên tâm sử dụng.
Laptop mỏng nhẹ với ngôn ngữ thiết kế “Comfort Edge” mới lạ
Bản lề của Yoga Slim 7i Pro X cho phép mở máy theo góc 180 độ, tuy nhiên mình nghĩ Lenovo nên cải tiến cho nó đỡ cứng hơn một chút. Tất nhiên nói về bản lề laptop thì cứng một chút còn hơn là lỏng lẻo, nhưng trên Yoga Slim 7i Pro X bản lề hút khá chặt nên khó mở máy bằng một tay dù hãng đã làm một rãnh nhỏ phía trên webcam để tiện cho ngón tay vào.
Màn hình PureSight “làm gì cũng mê”
Laptop “đa-zi-năng” thì màn hình cũng phải “đa-zi-năng”, và chiếc Yoga Slim 7i Pro X sẽ không khiến bạn thất vọng với thứ mà hãng gọi là “PureSight”. Máy trang bị màn hình IPS LCD 14.5 inch – một kích thước khá lạ lùng với laptop – độ phân giải 3K (3072 x 1920 pixel), tỷ lệ 16:10 hiện đại và tần số quét 120 Hz – thứ chúng ta ít được thấy trên một chiếc laptop không-phải-chuyên-gaming. Các thông số đáng chú ý khác bao gồm độ sáng 400 nit, bao phủ 100% không gian màu sRGB, độ lệch màu DeltaE < 1 và hỗ trợ công nghệ chống rách hình Nvidia G-Sync.Bàn phím, touchpad và webcam
Nhìn chung, trải nghiệm sử dụng bàn phím và touchpad trên Yoga Slim 7i Pro X rất giống với các laptop không-phải-ThinkPad khác của Lenovo. Được gọi là TrueStrike, bàn phím này có hành trình 1.3mm nhưng “được cải tiến để mô phỏng cảm giác gõ của bàn phím hành trình 1.5mm”, phím nảy và có phản hồi tốt. Keycap có diện tích lớn, các cạnh cong giúp hạn chế gõ nhầm. Là một người đã dùng qua nhiều laptop của Lenovo, mình vẫn thấy bàn phím ThinkPad ở một đẳng cấp khác về trải nghiệm gõ, nhưng rõ ràng những gì Yoga Slim 7i Pro X mang lại cũng không thua kém quá nhiều.Hiệu năng mạnh mẽ, nhưng ước gì có tùy chọn card đồ họa cao hơn
Là một trong những CPU laptop mạnh nhất hiện tại của Intel, Core i7-12700H sẽ chẳng “nể nang” gì mà sẵn sàng xắn tay vào thực hiện tất cả những tác vụ mà bạn đặt ra cho Yoga Slim 7i Pro X. Với 6 nhân hiệu năng cao (P-Cores) cùng 8 nhân tiết kiệm năng lượng (E-Cores), trong sử dụng hàng ngày, những công việc dùng nhiều đến CPU như Office, lướt web, render video,… đều được Yoga Slim 7i Pro X thực hiện một cách nhanh chóng trong chớp mắt.Dưới đây là màn thể hiện của Yoga Slim 7i Pro X trước các phần mềm chấm điểm benchmark quen thuộc:
Mình đo khả năng chơi game của máy với hai trình benchmark của Guardians of the Galaxy và Final Fantasy XV. Khi ở độ phân giải gốc, ngay cả preset đồ họa “Low” của Guardians of the Galaxy cũng khiến RTX 3050 phải vất vả, bằng chứng là FPS trung bình chỉ dừng lại ở 31. Trong khi đó, với Final Fantasy XV ở Standard Quality, độ phân giải Full HD, Yoga Slim 7i Pro X đạt hiệu năng “Fairly High”. Đó là lý do sẽ tuyệt vời hơn nếu chiếc máy này có tùy chọn GPU cao hơn, nhưng cũng có thể Lenovo muốn những người dùng này hãy tìm đến dòng gaming Legion của hãng nếu có nhu cầu này.
Hệ thống tản nhiệt của Yoga Slim 7i Pro X mang đến một vài cải tiến, gồm ống dẫn nhiệt kép, hai quạt tản nhiệt tùy biến với 87 cánh và 64 lá đồng, cùng các miếng tản nhiệt graphite hai lớp. Trong quá trình sử dụng, máy vẫn sẽ tỏa ra lượng nhiệt lớn ở CPU và GPU, các hot-spot có thể lên tới 93-94 độ C khi thực hiện các tác vụ nặng, nhưng nhiệt độ sẽ giảm xuống nhanh chóng ngay sau khi những tác vụ nặng đó kết thúc.
Về thời lượng pin, Yoga Slim 7i Pro X trang bị viên pin dung lượng 70 Whr, khá dư dả so với một laptop không phải gaming. Mình có thể sử dụng chiếc laptop liên tục trong khoảng 6-7 tiếng với các tác vụ đơn giản, một phần vì màn hình 3K bật lên không làm gì cũng sẽ tốn không ít năng lượng rồi, và mình luôn để độ sáng màn hình ở mức 70-80%.