Không ít người muốn Apple bán màn hình 5K thay cho chiếc iMac 27 inch hiện đã ngừng sản xuất. Khi iMac 27 inch 5K đầu tiên ra mắt vào năm 2014, màn hình này đã vượt xa các đối thủ cạnh tranh. Nói đúng hơn, chỉ việc mua phần màn hình của iMac 5K 27 inch đã là một món hời, chưa nói đến việc nó tích hợp cả 1 cỗ máy tính bên trong. Giờ đây, Apple đã chính thức ngừng sản xuất chiếc iMac 27 inch. Về cơ bản, họ thay thế chiếc máy tính tất cả trong một này bằng cỗ máy Mac Studio và màn hình Studio Display 27 inch. Nếu Mac Studio đại diện cho sự hoàn thành ước mơ của những người cần cỗ máy Mac mạnh mẽ hơn, thì Studio Display lại thực hiện giấc mộng đã có từ năm 2014: chỉ cần cung cấp 1 màn hình trong iMac 27 inch 5K.
Đáng tiếc! Hiện nay, tính năng webcam nổi bật của Studio Display lại hoạt động kém đến mức gần như không thể sử dụng được. Điều đó biến giấc mơ này trở nên ác mộng.
The Verge đã thực hiện đánh giá cả 2 phiên bản Studio Display: phiên bản tiêu chuẩn với giá 1.599 USD cùng phiên bản phủ lớp kính mờ kết cấu nano có giá 1.899 USD. Cả 2 đều được tặng sẵn chân đế gốc và người dùng cần chi thêm 400 USD nếu muốn một chân đế có thể điều chỉnh độ cao. Bạn có thể chọn chuẩn VESA để đặt màn hình vào bất kỳ chân đế nào muốn, thay chân đế ban đầu mà không tính thêm phí. Nhưng, thực tế là bạn sẽ không thể đổi từ chân đế gốc sang VESA sau khi đã mua. Bạn phải quyết định cách gắn màn hình này ngay từ đầu, trước khi nhấn nút mua. Đã lâu rồi Apple không sản xuất màn hình, và phương pháp tiếp cận của công ty là hướng đến... chân đế màn hình. Rõ ràng chẳng giống bất kì cái màn hình nào khác trên thị trường. Chi thêm 400 USD để chỉnh độ cao? Apple thật là biết kinh doanh!
Vấn đề thực sự là con số 1.599 USD khá cao và bạn đang mua một sản phẩm trang bị công nghệ tấm nền tụt hậu một cách... thậm tệ. So với các màn hình khác của Apple trên dòng Mac, iPhone và iPad, Studio Display trở nên tầm thường khi thực sự không có gì cả. Hãy bắt đầu với đèn nền. Các màn hình tốt nhất bây giờ đều tạo ra màu đen bằng cách tắt mọi ánh sáng nhiều nhất có thể. Có một số cách để làm điều này và bản thân Apple cũng sử dụng nhiều công nghệ khác biệt nhằm tạo ra màu đen thực sự: màn hình OLED trên iPhone; làm mờ cục bộ trên Pro Display XDR (LED FALD); đèn nền miniLED trên MacBook Pro và iPad Pro. Studio Display lại không có những điều đó. Màn hình này sử dụng đèn nền LED cũ thông thường, chiếu sáng toàn toàn bộ màn hình và vùng tối nhất có thể tạo ra bị ngả xám. Khi sử dụng bình thường trong phong đủ ánh sáng, chất lượng hiển thị hoàn toàn ổn, vốn dĩ màn hình LCD đã như vậy từ lâu rồi. Nhưng nếu bạn đang xem phim trong phòng tối, chúng sẽ có màu xám nhạt. Trên thị trường có những TV dưới 1,000 USD sở hữu hệ thống đèn nền làm mờ cục bộ tiên tiến hơn thế này.
Công nghệ đèn nền lạc hậu của Studio Display: không miniLED, không làm mờ cục bộ Một điều thất vọng khác, Studio Display chỉ là màn hình SDR và không có bất kỳ chế độ HDR nào. Những chiếc iPhone, iPad và laptop cao cấp của Apple đều hỗ trợ HDR. Trong khi đó, Studio Display đạt độ sáng 600 nits nhưng Apple hoàn toàn không cung cấp chế độ HDR trong phần mềm. Một lần nữa, điều này xuất phát từ công nghệ đèn nền cổ xưa: HDR thực sự hiệu quả yêu cầu khả năng làm mờ cục bộ mà Studio Display thì không có. Studio Display cũng chỉ cung cấp tần số quét 60Hz, tức ở mức tiêu chuẩn thông thường thua kém nhiều so với những phần cứng hàng đầu khác của Apple như iPhone 13 Pro, iPad Pro và MacBook Pro đều đã có 120Hz. 60Hz hoàn toàn ổn với hầu hết các màn hình, nhưng không hề xứng đáng với một chiếc có giá 1.599 USD. Có rất nhiều màn hình rẻ hơn tích hợp tần số quét cao hơn 60Hz, công nghệ HDR, được macOS hỗ trợ ngay khi xuất xưởng.
Có những lý do khác mà bạn có thể nghĩ đến việc chi 1.599 USD cho màn hình Studio Display. Đó là webcam, micrô và loa. Đó là những thứ mà Apple rất tự hào. Con chip A13 Bionic bên trong có nhiệm vụ cung cấp sức mạnh cho hệ thống âm thanh và camera này. Bản thân camera lại sử dụng cảm biến 12MP kết hợp cùng ống kính f/2.4. Về lý thuyết, nó gần tương đồng với camera trước trên iPhone hoặc iPad. Studio Display cũng có 3 micrô và 6 loa, bao gồm 4 loa trầm và 2 loa tweet. Nhờ hệ thống đó, màn hình này hỗ trợ Spatial Audio.
Chất lượng hình ảnh từ webcam trên Apple Studio Display Họ đã thử nó trong FaceTime, trong Zoom, trong Photo Booth, trong QuickTime và chất lượng hình ảnh đều thất vọng như nhau. Tắt tính năng Center Stage vốn theo dõi bạn trong phòng cũng không giúp ích được gì. Bất tắt chế độ chân dung cũng không . Các phóng viên của The Verge đã gửi cho Apple vô số ảnh chụp màn hình trong những điều kiện ánh sáng khác nhau. Tại thời điểm viết bài, đại diện của Apple đều xác nhận rằng “công ty đang xem xét những hình ảnh mà bạn chia sẻ và phát hiện ra một sự cố, trong đó hệ thống hoạt động không như mong đợi. Chúng tôi sẽ mang đến một số cải tiến trong bản cập nhật phần mềm.” Hiện chưa có thời gian cụ thể về bản cập nhật đó cũng như không có bất kỳ chi tiết nào liên quan đến những gì nó có thể cải thiện. Rõ ràng, webcam trên MacBook Pro và iMac M1 mới đều vượt trội hơn nhiều so với những gì chúng ta đang thấy ở đây với màn hình Studio Display. Thậm chí, camera trước của iPhone còn tốt hơn nhiều. Nhiều người chắc chắn sẽ không chi 1.599 USD cho màn hình này, trừ khi bản cập nhật thực sự xảy ra.
Đánh giá tai nghe Sony Ult Wear: Bao nhiêu bass thì là quá nhiều?