Điểm qua những thủ pháp giữ mộ của người xưa: kẻ trộm mộ chỉ có thể đi vào mà không còn mạng trở ra

Từ xa xưa người Trung Quốc đã rất coi trọng văn hóa mộ táng. Họ cho rằng, chết nghĩa là sang một thế giới khác. Vì vậy việc chuẩn bị cho nơi chôn cất là chuẩn bị cho cuộc sống tiếp theo ở thế giới bên kia.
Với phương thức thổ táng (chôn trong lòng đất), người Trung Quốc xưa coi việc chết là chuyện lớn, vào lòng đất là an toàn. Điều này không chỉ giúp cho người đã khuất được an nghỉ mà còn để người thân của họ cảm thấy thanh thản.

Điểm qua những thủ pháp giữ mộ của người xưa: kẻ trộm mộ chỉ có thể đi vào mà không còn mạng trở ra
Với bậc đế vương, nơi an nghỉ cuối cùng càng quan trọng. Để cuộc sống ở thế giới bên kia được sung túc, họ thường chôn theo rất nhiều châu báu. Đồng thời sử dụng nhiều biện pháp ngăn trộm mộ, trong đó có cả những cái bẫy chết người.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc dãy núi Ly Sơn là một ví dụ. Việc xây dựng lăng kéo dài ròng rã suốt 39 năm mới hoàn thành. Bên trong lăng có lẽ nhiều châu báu và cũng khiến cho không ít tên trộm mộ thèm khát, tìm cách đánh cắp nhưng đều thất bại. Bởi theo các chuyên gia, bên trong lăng mộ có nhiều cạm bẫy chết người như dòng sông thủy ngân, lực địa từ cực lớn...

Điểm qua những thủ pháp giữ mộ của người xưa: kẻ trộm mộ chỉ có thể đi vào mà không còn mạng trở ra
Trong mộ cổ ở Tương Dương, Hồ Bắc còn có 80 bộ hài cốt ở các triều đại khác nhau. Ảnh: Sohu.
Một số lăng mộ đời Hán ở núi Sư Tử, Từ Châu ngay từ sớm đã bị những tên trộm ghé thăm. May mắn thay, phòng nhỏ bên cạnh mộ thất bịt kín nên những tên trộm đã không phát hiện ra. Vì thế một lượng lớn đồ tùy táng đã thoát khỏi thảm họa.
Đáng chú ý ở Tương Dương, Hồ Bắc có một mộ cổ. Khi những người dân ở đây tiến hành đào móng xây nhà mới, họ đã đào trúng một bia đá. Trên bề mặt khắc nhiều ký tự thuộc loại văn tự cổ khó đọc. Họ nghi ngờ có lăng mộ dưới lòng đất nên đã báo cho ban bảo vệ di tích văn hóa ở địa phương.

Điểm qua những thủ pháp giữ mộ của người xưa: kẻ trộm mộ chỉ có thể đi vào mà không còn mạng trở ra
Những dòng chảy cát mịn lấp dần lối vào là cái bẫy đối với kẻ trộm mộ. Ảnh: Sohu.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ xác định đây là ngôi mộ thời Ngũ Đại. Bên trong có một lượng lớn đồ tùy táng quý giá, không phải loại phổ biến. Các chuyên gia dự đoán đây có thể là mộ của một vương hầu.
Điều đặc biệt là, trong quá trình khai quật lăng mộ, chuyên gia phát hiện một cảnh tượng kinh ngạc, bởi ngoài chủ nhân ngôi mộ, còn có 80 bộ hài cốt khác. Tình trạng trông rất bi thảm.
Những thi thể này thuộc các triều đại khác nhau. Xung quanh các thi thể còn có một số dụng cụ đào mộ và có vẻ như sau khi vào đây, họ đã không thể ra, nên bị mắc kẹt và chết.

Điểm qua những thủ pháp giữ mộ của người xưa: kẻ trộm mộ chỉ có thể đi vào mà không còn mạng trở ra
Kẻ trộm chỉ có thể vào mộ mà không thể ra nên đã vĩnh viễn ở lại đây. Ảnh: Sohu.
Các nhà khảo cổ phát hiện, ở cuối mộ thất, nơi đặt quan tài có một vách sâu 7m. Trên bề mặt vách này là một lượng lớn dòng chảy cát mịn. Nếu ai vào đây sẽ không thể ra được.
Chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhận định đây là kiểu “mộ cát lún” điển hình.
Với kiểu “mộ cát lún” này, khi kẻ trộm đào hang chui vào bên trong mộ, dòng cát mịn sẽ theo đó chảy vào chỗ trũng rồi lấp kín lối vào, làm cho bên trong thiếu oxy và kẻ trộm mộ cũng bị dòng cát mịn này vùi lấp, rồi chết vì ngạt thở.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu thấy dòng cát chảy liên tục vào trong lăng mộ, thì không nên tiếp tục ở lại. Dòng cát sẽ lấp đầy xung quanh mộ thất và mộ đạo, biến lăng mộ thành cái bẫy chết người.


>>> 4 MỸ NHÂN NHAN SẮC KHUYNH NƯỚC KHUYNH THÀNH NHƯNG PHẢI CHỊU KẾT CỤC HỒNG NHAN BẠC MỆNH THỜI NHÀ THANH
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top