Samsung Electronics đang thực hiện trò chơi diều hâu - bồ câu (hay còn gọi là "ai là gà" - game of chicken) trong lĩnh vực kinh doanh chip nhớ. Công ty đầu tư vào thời điểm toàn ngành suy thoái hòng loại bỏ những đối thủ cạnh tranh có hầu bao không rủng rỉnh, hoặc không đủ ý chí để trụ vững qua thời kỳ suy thoái hiện nay.
Chiến thuật này đã từng được áp dụng trong quá khứ, làm giảm số lượng đối thủ trên thị trường ở 1 số ngành. Tuy nhiên, lần này mọi thứ có thể sẽ khác. Bởi thị trường bộ nhớ hiện tại có quy mô lớn hơn nhưng lại ít công ty sản xuất chip hơn.
Giáo sư khoa học vật liệu Hwang Cheol-seong của Đại học Quốc gia Seoul cho biết, các công ty khó có thể gây chiến vì hệ sinh thái bán dẫn, vốn được hình thành bởi nhiều nhà sản xuất vật liệu, bộ phận và thiết bị, có thể sụp đổ nếu quá nhiều công ty bị loại. Theo Hwang, điều này gây ra nhiều rủi ro.
Trò chơi diều hâu - bồ câu trong lĩnh vực chip nhớ đã loại bỏ một số công ty trong quá khứ. Intel rút khỏi kinh doanh vào năm 1986, do nguồn cung từ các công ty Nhật Bản như Toshiba, Fujitsu và NEC tràn ngập.
Năm 2009, Qimonda của Đức, khi đó đang đứng thứ 2 thế giới, đã phá sản sau khi nguồn cung từ các công ty Đài Loan ồ ạt tràn ra thị trường vào năm 2007, khiến giá bộ nhớ giảm xuống. Micron đã mua lại Elpida của Nhật Bản trong năm 2013, lúc đó đang xếp thứ 3, sau khi Elpida thua trận trước các thương hiệu Đài Loan.
Samsung Electronics đã chơi tốt trò này trong quá khứ. Công ty đã gánh chịu khoản lỗ lớn trong những ngày đầu, nhưng quyết định đi ngược lại quy tắc thị trường để tăng sản lượng, đã giúp nhà sản xuất chip Hàn Quốc giành được vị trí hàng đầu vào năm 1993.
Trong tình trạng suy thoái hiện nay do nhu cầu và giá bán dẫn bộ nhớ giảm mạnh, công ty không có kế hoạch cắt giảm đầu tư.
Kyung Kye-hyun, Giám đốc điều hành giải pháp thiết bị Samsung Electronics, cho biết trong một buổi làm việc với nhân viên vào ngày 1/2: “Đây có thể là cơ hội cuối cùng để nới rộng khoảng cách giữa công ty chúng ta và các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta không nên hài lòng với con số 40% thị phần, không có gì ngăn cản chúng ta đạt tới 90%.”
Lợi nhuận hoạt động của bộ phận bán dẫn trong quý 4 năm ngoái đã giảm 97%. Các chuyên gia cho biết, Samsung Electronics đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất 40 năm qua, kể từ khi nhà sáng lập Lee Byung-chul hướng công ty sang lĩnh vực kinh doanh bán dẫn năm 1983.
Triển vọng về bán dẫn bộ nhớ có vẻ ảm đạm trong thời gian ngắn, nhưng dường như sẽ sáng hơn trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu cao hơn.
Ahn Ki-hyun, Giám đốc điều hành cấp cao của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc, cho biết: “CPU mới của Intel dành cho các máy chủ thế hệ tiếp theo sử dụng DDR5 sẽ đáp ứng được nhu cầu. Trí thông minh nhân tạo như ChatGPT vốn đòi hỏi nhiều khả năng xử lý dữ liệu cũng sẽ làm tăng nhu cầu.”
>>> Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Nguồn: Korea JoongAng Daily
Chiến thuật này đã từng được áp dụng trong quá khứ, làm giảm số lượng đối thủ trên thị trường ở 1 số ngành. Tuy nhiên, lần này mọi thứ có thể sẽ khác. Bởi thị trường bộ nhớ hiện tại có quy mô lớn hơn nhưng lại ít công ty sản xuất chip hơn.
Giáo sư khoa học vật liệu Hwang Cheol-seong của Đại học Quốc gia Seoul cho biết, các công ty khó có thể gây chiến vì hệ sinh thái bán dẫn, vốn được hình thành bởi nhiều nhà sản xuất vật liệu, bộ phận và thiết bị, có thể sụp đổ nếu quá nhiều công ty bị loại. Theo Hwang, điều này gây ra nhiều rủi ro.
Trò chơi diều hâu - bồ câu trong lĩnh vực chip nhớ đã loại bỏ một số công ty trong quá khứ. Intel rút khỏi kinh doanh vào năm 1986, do nguồn cung từ các công ty Nhật Bản như Toshiba, Fujitsu và NEC tràn ngập.
Samsung Electronics đã chơi tốt trò này trong quá khứ. Công ty đã gánh chịu khoản lỗ lớn trong những ngày đầu, nhưng quyết định đi ngược lại quy tắc thị trường để tăng sản lượng, đã giúp nhà sản xuất chip Hàn Quốc giành được vị trí hàng đầu vào năm 1993.
Trong tình trạng suy thoái hiện nay do nhu cầu và giá bán dẫn bộ nhớ giảm mạnh, công ty không có kế hoạch cắt giảm đầu tư.
Kyung Kye-hyun, Giám đốc điều hành giải pháp thiết bị Samsung Electronics, cho biết trong một buổi làm việc với nhân viên vào ngày 1/2: “Đây có thể là cơ hội cuối cùng để nới rộng khoảng cách giữa công ty chúng ta và các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta không nên hài lòng với con số 40% thị phần, không có gì ngăn cản chúng ta đạt tới 90%.”
Triển vọng về bán dẫn bộ nhớ có vẻ ảm đạm trong thời gian ngắn, nhưng dường như sẽ sáng hơn trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu cao hơn.
Ahn Ki-hyun, Giám đốc điều hành cấp cao của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc, cho biết: “CPU mới của Intel dành cho các máy chủ thế hệ tiếp theo sử dụng DDR5 sẽ đáp ứng được nhu cầu. Trí thông minh nhân tạo như ChatGPT vốn đòi hỏi nhiều khả năng xử lý dữ liệu cũng sẽ làm tăng nhu cầu.”
>>> Người dùng Việt Nam được lợi gì khi Samsung từ bỏ chip Exynos trên Galaxy S23 Series?
Nguồn: Korea JoongAng Daily