Sau những biến động khó lường năm 2021, các chuyên gia công nghệ đưa ra dự đoán về viễn cảnh bảo mật trực tuyến trong năm 2022, thậm chí xa hơn.
Thời điểm cuối năm, chúng ta chứng kiến sự đồng lòng mạnh mẽ giữa người làm luật và người dùng về vấn đề bảo mật. Trong khi những nhà môi giới và tiếp thị dữ liệu phải chật vật thích ứng, thì người theo phe bảo mật lại liên tục đón nhận tin vui: quy định bảo vệ dữ liệu chặt chẽ hơn sẽ sớm ra mắt.
Đón đầu xu hướng trên có Nhật Bản, Australia, Ả Rập Saudi và Trung Quốc. Trong khi đó, các quốc gia như Canada, Ấn Độ và Hàn Quốc thông báo, sẽ sớm đưa ra bộ quy định bảo mật bổ sung.
Nhận ra luật chơi thế giới mạng đang thay đổi, Apple cố gắng gia tăng tính bảo mật cho nền tảng ứng dụng của họ. Trong khi đó, thị trường bảo mật không ngừng nâng cấp, đòi hỏi mức độ riêng tư cao hơn.
Những thay đổi và xu hướng này có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng, cũng như các tổ chức trong năm sau?
“Ngày càng có nhiều người đòi hỏi sự minh bạch chưa từng có, công ty công nghệ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi. Đó là lý do tại sao năm 2022 là năm chứng kiến sự chuyển mình của vô số hãng dịch vụ công nghệ”, Pierson nói.
Điển hình như iOS 15.2 của Apple đã tập trung nhiều hơn vào quyền bảo mật, như thông báo ứng dụng nào đang theo dõi họ, những loại nào yêu cầu dữ liệu cá nhân. Động thái bất ngờ này của “Táo khuyết” là một đòn giáng mạnh xuống ngành tiếp thị dữ liệu.
“Nhưng không phải tất cả nhà thu thập dữ liệu đều tuân theo cách làm này của Apple. Họ tìm kiếm công nghệ mới giúp thu thập cùng một loại dữ liệu, nhưng phải ít công khai, hoặc kết hợp với nhau để tạo ra liên minh chia sẻ dữ liệu, giúp duy trì chất lượng”, Pierson thông tin.
Giáo sư Michael Huth, Trưởng Khoa Máy tính tại Đại học Imperial College London kiêm Giám đốc Nghiên cứu của Xayn cảnh báo, người dùng không nên tin tưởng quá mức vào lời hứa của một hãng dịch vụ công nghệ nào.
“Một số công ty sẵn sàng thêu dệt những lợi ích không tồn tại để thúc đẩy bán hàng tồn. Ví dụ như yêu cầu chế độ máy ảnh luôn bật để khởi động quyền truy cập rảnh tay ngay lập tức. Thực tế, quyền truy cập rảnh tay được cung cấp mà không cần bật máy ảnh. Nếu không tìm hiểu kỹ càng, người dùng dễ rơi vào loại bẫy như vậy”, giáo sư Huth cảnh báo.
“Bài học quan trọng là người dùng cần có ý thức bảo vệ bản thân mình trước khi trao quyền đó cho các công ty công nghệ. Họ phải chủ động kiểm tra kỹ càng tất cả thông tin của dịch vụ đó. Liệu ứng dụng đó có đáng để hy sinh quyền riêng tư của bản thân không?”, giáo sư Huth nói.
“Chrome vẫn cho phép cookie hoạt động cho đến năm 2023, nhưng những trình duyệt lớn khác đã loại bỏ dần công nghệ này. Rõ ràng, phương pháp lấy thông tin người dùng bằng cookie sắp đến hồi cuối”.
Theo Shavell, việc cookie bị khai tử sẽ mở đường cho cuộc chạy đua tìm ra phương pháp quản lý dữ liệu người dùng mới tốt hơn, mà không ảnh hưởng đến quyền lợi hai bên.
“Trong khi một số đang sử dụng phương án “tự nguyện tham gia” tương đối lành tính, như lấy thông tin cá nhân để đổi lợi ích, số khác lại thay đổi dấu vân tay trình duyệt. Mặc dù phương án số hai bị chặn trong hệ sinh thái của Google và Apple, nhưng đó là một quá trình diễn ra liên tục, trong thời gian dài”, ông nhận xét.
Mặt khác, Shavell suy đoán, để đối phó với sự quay lưng của hai ông lớn công nghệ cũng như những quy định bảo mật khắt khe, công nghệ xâm lấn sẽ sớm “tiến hóa” để trở nên tinh vi hơn trong năm tới.
*Phần 2: Dự đoán xu hướng công nghệ năm 2022: bảo mật sinh trắc học phổ biến, giám sát nhân viên bằng AI
Nguồn: Cybernews
Đón đầu xu hướng trên có Nhật Bản, Australia, Ả Rập Saudi và Trung Quốc. Trong khi đó, các quốc gia như Canada, Ấn Độ và Hàn Quốc thông báo, sẽ sớm đưa ra bộ quy định bảo mật bổ sung.
Nhận ra luật chơi thế giới mạng đang thay đổi, Apple cố gắng gia tăng tính bảo mật cho nền tảng ứng dụng của họ. Trong khi đó, thị trường bảo mật không ngừng nâng cấp, đòi hỏi mức độ riêng tư cao hơn.
Những thay đổi và xu hướng này có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng, cũng như các tổ chức trong năm sau?
Lời hứa hẹn về quyền riêng tư là sai
Theo Tiến sĩ Chris Pierson, Giám đốc điều hành của công ty bảo vệ kỹ thuật số BlackCloak, những ông lớn trong mảng thu thập dữ liệu và quảng cáo nhận thức rõ mối quan tâm hiện tại của người dùng cũng như các chỉ trích về quyền bảo mật.“Ngày càng có nhiều người đòi hỏi sự minh bạch chưa từng có, công ty công nghệ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi. Đó là lý do tại sao năm 2022 là năm chứng kiến sự chuyển mình của vô số hãng dịch vụ công nghệ”, Pierson nói.
Điển hình như iOS 15.2 của Apple đã tập trung nhiều hơn vào quyền bảo mật, như thông báo ứng dụng nào đang theo dõi họ, những loại nào yêu cầu dữ liệu cá nhân. Động thái bất ngờ này của “Táo khuyết” là một đòn giáng mạnh xuống ngành tiếp thị dữ liệu.
Giáo sư Michael Huth, Trưởng Khoa Máy tính tại Đại học Imperial College London kiêm Giám đốc Nghiên cứu của Xayn cảnh báo, người dùng không nên tin tưởng quá mức vào lời hứa của một hãng dịch vụ công nghệ nào.
“Một số công ty sẵn sàng thêu dệt những lợi ích không tồn tại để thúc đẩy bán hàng tồn. Ví dụ như yêu cầu chế độ máy ảnh luôn bật để khởi động quyền truy cập rảnh tay ngay lập tức. Thực tế, quyền truy cập rảnh tay được cung cấp mà không cần bật máy ảnh. Nếu không tìm hiểu kỹ càng, người dùng dễ rơi vào loại bẫy như vậy”, giáo sư Huth cảnh báo.
“Bài học quan trọng là người dùng cần có ý thức bảo vệ bản thân mình trước khi trao quyền đó cho các công ty công nghệ. Họ phải chủ động kiểm tra kỹ càng tất cả thông tin của dịch vụ đó. Liệu ứng dụng đó có đáng để hy sinh quyền riêng tư của bản thân không?”, giáo sư Huth nói.
Nói lời tạm biệt cookie
Rob Shavell, Giám đốc điều hành của công ty chuyên về xóa thông tin cá nhân Abine/ DeleteMe, chỉ ra cái chết của cookie là một điều tất yếu trong tương lai. Nguyên nhân vì công nghệ quảng cáo chuyển dần hoạt động sang các phương pháp tiếp cận mới của Apple và Google, cùng việc nhiều trình duyệt chấm dứt hỗ trợ theo dõi của bên thứ ba.Theo Shavell, việc cookie bị khai tử sẽ mở đường cho cuộc chạy đua tìm ra phương pháp quản lý dữ liệu người dùng mới tốt hơn, mà không ảnh hưởng đến quyền lợi hai bên.
“Trong khi một số đang sử dụng phương án “tự nguyện tham gia” tương đối lành tính, như lấy thông tin cá nhân để đổi lợi ích, số khác lại thay đổi dấu vân tay trình duyệt. Mặc dù phương án số hai bị chặn trong hệ sinh thái của Google và Apple, nhưng đó là một quá trình diễn ra liên tục, trong thời gian dài”, ông nhận xét.
Mặt khác, Shavell suy đoán, để đối phó với sự quay lưng của hai ông lớn công nghệ cũng như những quy định bảo mật khắt khe, công nghệ xâm lấn sẽ sớm “tiến hóa” để trở nên tinh vi hơn trong năm tới.
*Phần 2: Dự đoán xu hướng công nghệ năm 2022: bảo mật sinh trắc học phổ biến, giám sát nhân viên bằng AI
Nguồn: Cybernews