Ét-Ô-Ét: Phát hiện khiến giới khoa học lo sốt vó trong tuyết rơi ở Nam Cực

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy hạt vi nhựa trong tuyết rơi ở Nam Cực. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tới từ ĐH Canterbury đã bất ngờ tìm thấy hạt vi nhựa trong 19 mẫu tuyết rơi ở Nam Cực, làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nơi đây cũng như thúc đẩy quá trình tan băng.
Các mảnh nhựa cực nhỏ được tìm thấy ở 19 điểm lấy mẫu đã chứng minh, ngay cả tuyết vừa rơi ở Nam Cực xa xôi cũng đã bị ô nhiễm nhựa. Trung bình, 29 hạt vi nhựa có trên 1 lít tuyết tan, có 13 loại nhựa khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là nhựa PET - có thể tìm thấy trong nước ngọt hay quần áo. Chúng chiếm tới 79% trong các mẫu vật thu thập được.
Vi nhựa là do các vật liệu nhựa bị mài mòn và phát tán ra môi trường, nhỏ hơn cả hạt gạo và khó nhận ra bằng mắt thường. Chúng ta đã tìm thấy hạt vi nhựa ở rất nhiều nơi, cho thấy mức độ ô nhiễm nhựa đã vượt quá tầm kiểm soát và hiện diện cả ở những nơi xa xôi nhất trên hành tinh. Từ đỉnh Everest cho tới tới đáy vực Mariana, trong phân trẻ sơ sinh hay máu người,...

Ét-Ô-Ét: Phát hiện khiến giới khoa học lo sốt vó trong tuyết rơi ở Nam Cực
Trước đây, từng ghi nhận phát hiện ô nhiễm vi nhựa trong nước biển và băng ở Nam Cực. Nhưng lần này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tuyết vừa rơi đã mang theo chúng. Có thể nói, thế giới đang ngập trong vi nhựa, con người hít thở và ăn uống cũng dễ dàng “nạp” vào cơ thể, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, vi nhựa khiến băng tuyết có nhiều màu tối hơn, dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn. Cuối cùng đẩy nhanh quá trình làm tan băng và đe dọa đảo lộn hệ sinh thái ở Nam Cực. Nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, sẽ là những gì mà con người phải gánh chịu từ những hạt vi nhựa bé xíu.
Theo nhóm nghiên cứu, những mẫu vật được thu thập có thể do hoạt động con người tại chính Nam Cực, nhưng nguy hiểm hơn cả là khả năng chúng đã di chuyển hàng ngàn km đến đây.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top