thumbnail - Giới khoa học Trung Quốc cho rằng khủng long tuyệt chủng không phải do thiên thạch đâm vào Trái đất!
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng khủng long tuyệt chủng không phải do thiên thạch đâm vào Trái đất!

Sự tuyệt chủng của loài khủng long, từ lâu đã làm cho giới khoa học động vật say mê nghiên cứu. Hầu hết đều cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng hàng loạt, sau khi một thiên thạch rực lửa đâm vào Trái đất khoảng 66 triệu năm trước. Sau đó là núi lửa phun trào và nhiệt độ toàn cầu tăng giảm đột ngột. Đó là một kết thúc hỗn loạn cho triều đại của những con thú thống trị một thời này.

Khủng long đã trên bờ vực tuyệt chủng trước sự kiện va chạm thiên thạch

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Trung quốc cho thấy khủng long đã xuất hiện và biến mất từ hàng triệu năm, trước khi thiên thạch định mệnh rơi xuống Trái đất, dựa theo phân tích hơn 1.000 vỏ trứng hóa thạch được khai quật ở miền Trung Trung Quốc. Họ cho rằng "Khủng long đã tuyệt chủng dần dần trong hàng triệu năm, thay vì kết thúc đột ngột vì những thảm họa bất ngờ".

Nghiên cứu này đang trở thành một cuộc tranh cãi kéo dài, rất gay cấn giữa các nhà cổ sinh vật học, rằng có phải những con khủng long đã kết thúc đột ngột số phận của chúng do va chạm với tiểu hành tinh, hay chúng đã đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng trước sự kiện này.

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng khủng long tuyệt chủng không phải do thiên thạch đâm vào Trái đất! 

Có thể vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là nguyên nhân thực sự cho số phận của khủng long

Các nhà địa chất và cổ sinh vật học làm việc tại Trung Quốc, cho thấy sự đa dạng sinh học của khủng long đã mất dần, ít nhất hai triệu năm trước khi khủng long tuyệt chủng, vào cuối kỷ Phấn trắng.

Kết luận của họ dựa trên một bộ sưu tập các hóa thạch trứng, bao gồm một số trứng khủng long hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh, được bảo quản trong các lớp đá dày 150 mét, được lắng đọng từ 68,2 đến 66,4 triệu năm trước. Các hóa thạch trứng được tìm thấy ở lưu vực Shanyang -  nơi có một trong những hồ sơ về khủng long phong phú nhất từ cuối kỷ Phấn trắng.

Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy ba loài khủng long đại diện trong các vỏ trứng hóa thạch - một sự sụt giảm rõ ràng về đa dạng sinh học so với các hồ sơ hóa thạch cũ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự suy giảm biến thể này, có thể đã làm suy yếu khả năng phục hồi tập thể của các loài khủng long, sau tác động của tiểu hành tinh Chicxulud, hoặc khả năng thích nghi với điều kiện môi trường hỗn loạn.

Tranh cãi về nguyên nhân tuyệt chủng thực sự của khủng long

Các nhà nghiên cứu tại Trung QUốc đã sử dụng một bộ kỹ thuật, để phân tầng hàng nghìn mẫu đá bao quanh vỏ trứng đã hóa thạch, ước tính tuổi của những mẫu đó và xây dựng dòng thời gian với dữ liệu có độ phân giải 100.000 năm đó. Sau đó họ so sánh với các mỏ hóa thạch khác ở miền nam và miền đông Trung Quốc, cũng như một số đáy xương ở Bắc Mỹ cũng cho thấy sự đa dạng của loài khủng long đang suy giảm trong cùng một khoảng thời gian.


Giới khoa học Trung Quốc cho rằng khủng long tuyệt chủng không phải do thiên thạch đâm vào Trái đất! 

Một cụm trứng khủng long hóa thạch được tìm thấy ở miền trung Trung Quốc

Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng sự đa dạng của chúng có thể đã bắt đầu suy giảm khoảng 10 triệu năm, trước khi thiên thạch đâm vào Trái đất. Nhưng ngược lại cũng có một phát hiện nói rằng, chưa đến 20% số loài khủng long bị suy giảm giai đoạn cuối, trước khi có tác động của tiểu hành tinh.

Nhiệm vụ tiếp theo để giải quyết những quan điểm mâu thuẫn này là tìm, lấy mẫu và phân tích nhiều hóa thạch hơn và tích hợp dữ liệu hiện có từ các địa điểm hóa thạch trên khắp thế giới, từ đó hiểu rõ hơn về các mô hình tuyệt chủng. Điều này không hề dễ dàng, nhưng đó sẽ là những nỗ lực cần có để vén bức màn bí mật về triều đại khủng long.

>>>Giới khoa học choáng váng vì những quả trứng khủng long ở Trung Quốc, trong ruột nó lạ lắm!

 Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác