Căng thẳng bùng lên ở Donbass lập tức khơi lại bất đồng giữa Ukraine và Nga, vốn tạm lắng dịu trong nửa năm qua. Đầu tháng Tư, Quốc hội Ukraine thông qua một nghị quyết mới nói rõ, lệnh ngừng bắn ở Donbass đã đã sụp đổ, đồng thời chỉ đích danh Nga chịu trách nhiệm về làn sóng bạo lực mới ở Donbass.
Bất hòa giữa Nga và Ukraine xuất hiện sau khi Kiev bắt đầu tiếp cận với Liên minh châu Âu (EU). Năm 2013, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố đình chỉ Hiệp định Liên minh với EU, để ngăn nước này đến gần hơn với phương Tây. Động thái này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lịch sử Ukraine.
Hàng nghìn người đã tập trung tại Quảng trường Độc lập tại thủ đô trong nhiều tháng để phản đối quyết định của ông Yanukovic. Các cuộc biểu tình đôi lúc trở thành đụng độ giữa những người đối lập quan điểm về việc ủng hộ Nga.
Ông Yanukovich đã phải chạy sang Nga khi các cuộc biểu tình vượt quá tầm kiểm soát. Ukraine bị chia cắt về mặt địa lý giữa châu Âu và Nga, nên người dân Ukraine cũng bị chia thành hai cực, thân Nga và thân phương Tây.
Căng thẳng sau đó lan sang Crimea và Donbass. Năm 2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý và cho phép sáp nhập Crimea với Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine. Sau đó, lực lượng ly khai thân Nga cũng tuyên bố quyền kiểm soát miền đông Ukraine, bao gồm cả khu vực Donbass.
Các nhóm ly khai thân Nga đã tấn công quân đội ủng hộ chính phủ ở các khu vực Donetsk và Luhansk vào tháng 2/2014. Phe ly khai đã tuyên bố chủ quyền với hai quốc gia được gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5/2014.
Tiếp đó, xung đột đã nổ ra tại Donbass và vẫn tiếp tục cho đến nay. Chính quyền Ukraine và các nước phương Tây cho rằng Nga hỗ trợ quân ******* ở đây và có trách nhiệm trong các cuộc giao tranh làm chết khoảng 13.000 người tính từ năm 2014.
May mắn thay, Hội nghị Thượng đỉnh bốn bên theo định dạng Normandy (hay còn gọi là Bộ tứ Normandy) bao gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine đã được tổ chức liên tục nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Trong hai năm 2015-2016, Bộ tứ Normandy đã đi đến thỏa thuận về ranh giới và việc rút vũ khí. Sau đó diễn ra cuộc gặp tại Thủ đô Belorussia, nơi ký kết Thỏa thuận Minsk.
Cuộc gặp gần đây nhất diễn ra ngày 9/12/2019. Tại hội nghị này, các bên đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định trung thành với thỏa thuận Minsk. Tuy rằng cuộc họp của Bộ tứ Normandy không làm giảm bớt các cuộc đụng độ, nhưng Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) sau đó đã đưa ra quyết định ngừng bắn toàn diện bắt đầu từ ngày 27/7/2020, và được duy trì cho đến đầu năm nay.
Những diễn biến mới nhất cho thấy, xung đột ở Ukraine tiềm ẩn phức tạp. Tuy vậy, theo giới quan sát, một cuộc xung đột “nóng” giữa hai bên khó có thể xảy ra, do Ukraine không muốn tiếp tục mất mát về người và của, còn Nga cũng ngại sức ép của phương Tây. Tuy nhiên, Nga vẫn sẽ tiếp tục phản đối các mục tiêu chiến lược dài hạn của Ukraine được ghi rõ trong Hiến pháp nước này, nổi bật là kế hoạch trở thành thành viên của EU và NATO.
Bất hòa giữa Nga và Ukraine xuất hiện sau khi Kiev bắt đầu tiếp cận với Liên minh châu Âu (EU). Năm 2013, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố đình chỉ Hiệp định Liên minh với EU, để ngăn nước này đến gần hơn với phương Tây. Động thái này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lịch sử Ukraine.
Ông Yanukovich đã phải chạy sang Nga khi các cuộc biểu tình vượt quá tầm kiểm soát. Ukraine bị chia cắt về mặt địa lý giữa châu Âu và Nga, nên người dân Ukraine cũng bị chia thành hai cực, thân Nga và thân phương Tây.
Căng thẳng sau đó lan sang Crimea và Donbass. Năm 2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý và cho phép sáp nhập Crimea với Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine. Sau đó, lực lượng ly khai thân Nga cũng tuyên bố quyền kiểm soát miền đông Ukraine, bao gồm cả khu vực Donbass.
Các nhóm ly khai thân Nga đã tấn công quân đội ủng hộ chính phủ ở các khu vực Donetsk và Luhansk vào tháng 2/2014. Phe ly khai đã tuyên bố chủ quyền với hai quốc gia được gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5/2014.
Tiếp đó, xung đột đã nổ ra tại Donbass và vẫn tiếp tục cho đến nay. Chính quyền Ukraine và các nước phương Tây cho rằng Nga hỗ trợ quân ******* ở đây và có trách nhiệm trong các cuộc giao tranh làm chết khoảng 13.000 người tính từ năm 2014.
May mắn thay, Hội nghị Thượng đỉnh bốn bên theo định dạng Normandy (hay còn gọi là Bộ tứ Normandy) bao gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine đã được tổ chức liên tục nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Trong hai năm 2015-2016, Bộ tứ Normandy đã đi đến thỏa thuận về ranh giới và việc rút vũ khí. Sau đó diễn ra cuộc gặp tại Thủ đô Belorussia, nơi ký kết Thỏa thuận Minsk.
Cuộc gặp gần đây nhất diễn ra ngày 9/12/2019. Tại hội nghị này, các bên đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định trung thành với thỏa thuận Minsk. Tuy rằng cuộc họp của Bộ tứ Normandy không làm giảm bớt các cuộc đụng độ, nhưng Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) sau đó đã đưa ra quyết định ngừng bắn toàn diện bắt đầu từ ngày 27/7/2020, và được duy trì cho đến đầu năm nay.
Những diễn biến mới nhất cho thấy, xung đột ở Ukraine tiềm ẩn phức tạp. Tuy vậy, theo giới quan sát, một cuộc xung đột “nóng” giữa hai bên khó có thể xảy ra, do Ukraine không muốn tiếp tục mất mát về người và của, còn Nga cũng ngại sức ép của phương Tây. Tuy nhiên, Nga vẫn sẽ tiếp tục phản đối các mục tiêu chiến lược dài hạn của Ukraine được ghi rõ trong Hiến pháp nước này, nổi bật là kế hoạch trở thành thành viên của EU và NATO.