Hà Lan phản đối lệnh cấm xuất khẩu thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc

Một quan chức cấp cao của Hà Lan cho biết, Hà Lan sẽ bảo vệ lợi ích kinh tế của mình khi bán thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc. Đây là một bằng chứng rõ ràng hơn về sự phản kháng của quốc gia Châu Âu này, trước những nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc khỏi công nghệ bán dẫn.
Hà Lan phản đối lệnh cấm xuất khẩu thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc
ASML Holding NV là công ty thống trị thị trường thiết bị sản xuất chip tiên tiến có một không hai ở Hà Lan. Công ty này đã trở thành trọng tâm trong nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại thương Hà Lan Liesje Schreinemacher cho biết, Hà Lan sẽ đưa ra quyết định của riêng mình về việc bán thiết bị sản xuất chip của ASML cho Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán về quy tắc thương mại với Mỹ và các đồng minh khác vẫn đang diễn ra.
Hệ thống sản xuất chip thế hệ thứ hai mà ASML phát triển là phương tiện sản xuất ra chất bán dẫn hiện nay. Và thiết bị này hiện đang được công ty có trụ sở tại Veldhoven, Hà Lan phát triển.
Mặc dù, phía Mỹ đã nhiều lần kêu gọi các công ty Hà Lan hạn chế hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất chất bán dẫn, với mục tiêu suy yếu tham vọng của Bắc Kinh trong việc xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa. Nhưng phía Hà Lan vẫn muốn duy trì và tiếp cận với Trung Quốc.
Tuần trước, Bộ trưởng Hà Lan cho biết Mỹ không nên kỳ vọng Hà Lan sẽ áp dụng các hạn chế xuất khẩu đối với Trung Quốc.
Hà Lan phản đối lệnh cấm xuất khẩu thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc
Mặc dù, phía ASML chưa bán bất kỳ máy in khắc tia cực tím tiên tiến nhất nào cho Trung Quốc, bởi chính phủ Hà Lan đã từ chối cấp giấy phép do các áp lực từ phía Mỹ, thế nhưng, công ty vẫn có thể bán những hệ thống sản xuất chip kém phức tạp hơn cho quốc gia Châu Á này.
Tuy vậy, các quan chức Mỹ đã gây áp lực, buộc chính phủ Hà Lan cấm bán những cỗ máy in thạch bản nhúng – loại thiết bị tiên tiến nhất trong dòng sản phẩm tia cực tím sâu của ASML.
Chính quyền Joe Biden rất tích cực kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh, trong đó có Hà Lan và Nhật Bản, áp dụng những biện pháp ngừng cung cấp thêm các cỗ máy sản xuất chip cho Trung Quốc.
Hà Lan là chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến này, bởi ASML là một trong số ít các công ty thống trị thị trường thiết bị sản xuất bán dẫn. Những công ty tương tự với ASML bao gồm Applied Materials Inc, Lam Research Corp và KLA Corp đến từ Mỹ cùng Tokyo Electron Ltd có trụ sở tại Nhật Bản.
Các quan chức cấp cao của Mỹ kể cả Alan Estevez, thứ trưởng thương mại công nghiệp và an ninh sẽ đến thăm Hà Lan trong tháng này, để thảo luận về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Dẫu thế, nhiều khả năng, một thỏa thuận ngay lập tức sẽ không xuất hiện trong các cuộc đàm phán.
Các đàm phán viên của EU cũng đang dành thời gian để giải quyết một số vấn đề thương mại gây tranh cãi với Washington. Nhiều quốc gia, nhất là Pháp, cho biết những biện pháp này, có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế Châu Âu và đã đưa ra khả năng nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Những vấn đề này sẽ là chủ đề thảo luận tại Hội đồng Thương mại và Công nghệ, một cuộc họp cấp cao giữa các quan chức EU và Hoa Kỳ, diễn ra vào đầu tháng 12.
Trong khi đó, Trung Quốc đang nỗ lực để đảm bảo các quốc gia khác không nhượng bộ trước yêu cầu của Mỹ. Trong cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra hồi tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tránh làm gián đoạn thương mại toàn cầu.
Trao đổi với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Chúng ta phải phản đối việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, đồng thời duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.” Thủ tưởng Hà Lan cũng đã đến thăm Hàn Quốc vào hồi tuần trước nhằm thảo luận về những vấn đề công nghệ và tăng cường quan hệ chip.
>>> Các hãng bán dẫn Trung Quốc lách luật hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ như thế nào?
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top