From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Hàn Quốc bị nhận xét là tụt hậu so với Trung Quốc ở thị trường màn hình LED vô cơ (iLED). Theo hãng nghiên cứu thị trường TrendForce, quy mô thị trường microLED năm nay sẽ tăng lên 27 triệu USD và có thể đạt 580 triệu USD vào năm 2027. Tuy nhiên, đây lại là nơi mà các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế.
So với công nghệ OLED vốn sử dụng vật liệu hữu cơ, iLED phát sáng bằng vật liệu vô cơ có tuổi thọ dài hơn, bền bỉ hơn, đặc biệt không bị burn-in. Về lý thuyết, iLED có nhiều ưu điểm hơn OLED, tuy nhiên do giá thành cao và nhiều rào cản kỹ thuật mà chưa phổ biến bằng. Hiện tại, microLED đang là hình thái tiên tiến nhất loại này.
Trung Quốc đã sớm thống trị thị trường màn hình iLED. Ngay cả khi Samsung và LG ra mắt TV microLED trước Trung Quốc thì vẫn phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ quốc gia này. Nhiều nguồn tin trong ngành cho biết, thị phần của Hàn Quốc xếp sau Trung Quốc về năng lực chế tạo các điểm ảnh LED.
Một quan chức cho biết: “Công nghệ mấu chốt là duy trì hiệu quả phát sáng ngay cả khi kích thước pixel giảm. Trung Quốc và Đài Loan dẫn đầu ở khía cạnh này”.
Trong lĩnh vực iLED, kể từ năm 2011 thì Hàn Quốc đã bắt đầu suy yếu trước làn sóng vươn lên của Trung Quốc. Màn hình LED chủ yếu phục vụ cho doanh nghiệp, Samsung và LG cũng từng nhảy vào từ sớm. Tuy nhiên sau đó đã phải thu hẹp đáng kể quy mô hoặc rút lui khỏi đây. Giờ đây, họ mất lợi thế trước đối thủ.
“Cả Samsung và LG đều đang nhập khẩu microLED từ Trung Quốc và Đài Loan” - 1 người trong ngành chia sẻ. Dựa vào nguồn cung chip LED từ các công ty Trung Quốc và Đài Loan, họ sản xuất TV microLED với giá đắt đỏ và bán ra thị trường. Trong khi đó, bản thân Hàn Quốc lại có hệ sinh thái iLED yếu ớt, không đáp ứng được nhu cầu của Samsung và LG.
Theo các nguồn tin trong ngành, Hàn Quốc chỉ có 40 nhà sản xuất vật liệu, linh kiện và thiết bị cho màn hình iLED. Con số này chỉ bằng 1 nửa so với 90 ở Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng Hàn Quốc có thể dẫn đầu thị trường nếu đầu tư ồ ạt để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ này, dựa trên lợi thế về bán dẫn. Hiện tại sản xuất chip LED sử dụng tấm wafer 6 inch, sẽ sớm phải chuyển sang loại 8 inch để tăng năng suất.
>>> Báo Hàn lo sợ cho tương lai ngành điện tử.
So với công nghệ OLED vốn sử dụng vật liệu hữu cơ, iLED phát sáng bằng vật liệu vô cơ có tuổi thọ dài hơn, bền bỉ hơn, đặc biệt không bị burn-in. Về lý thuyết, iLED có nhiều ưu điểm hơn OLED, tuy nhiên do giá thành cao và nhiều rào cản kỹ thuật mà chưa phổ biến bằng. Hiện tại, microLED đang là hình thái tiên tiến nhất loại này.
Trung Quốc đã sớm thống trị thị trường màn hình iLED. Ngay cả khi Samsung và LG ra mắt TV microLED trước Trung Quốc thì vẫn phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ quốc gia này. Nhiều nguồn tin trong ngành cho biết, thị phần của Hàn Quốc xếp sau Trung Quốc về năng lực chế tạo các điểm ảnh LED.
Một quan chức cho biết: “Công nghệ mấu chốt là duy trì hiệu quả phát sáng ngay cả khi kích thước pixel giảm. Trung Quốc và Đài Loan dẫn đầu ở khía cạnh này”.
“Cả Samsung và LG đều đang nhập khẩu microLED từ Trung Quốc và Đài Loan” - 1 người trong ngành chia sẻ. Dựa vào nguồn cung chip LED từ các công ty Trung Quốc và Đài Loan, họ sản xuất TV microLED với giá đắt đỏ và bán ra thị trường. Trong khi đó, bản thân Hàn Quốc lại có hệ sinh thái iLED yếu ớt, không đáp ứng được nhu cầu của Samsung và LG.
Theo các nguồn tin trong ngành, Hàn Quốc chỉ có 40 nhà sản xuất vật liệu, linh kiện và thiết bị cho màn hình iLED. Con số này chỉ bằng 1 nửa so với 90 ở Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng Hàn Quốc có thể dẫn đầu thị trường nếu đầu tư ồ ạt để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ này, dựa trên lợi thế về bán dẫn. Hiện tại sản xuất chip LED sử dụng tấm wafer 6 inch, sẽ sớm phải chuyển sang loại 8 inch để tăng năng suất.
>>> Báo Hàn lo sợ cho tương lai ngành điện tử.