Báo Hàn lo lắng cho tương lai ngành điện tử tiêu dùng, sợ Samsung và LG sẽ bị Trung Quốc vượt mặt

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái nào.
Mới đây, tờ báo Business Korea của Hàn Quốc đã lên 1 bài viếtbày tỏ sự lo ngại về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử trong nước. Thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bán dẫn, màn hình và đồ điện tử tiêu dùng đã bị giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Tờ báo nhấn mạnh rằng 1 trong những mặt hàng chủ lực là smartphone đang trở nên bấp bênh. Trước sự nổi lên của điện thoại Trung Quốc và vị thế vững chắc của Apple iPhone, ngành công nghiệp smartphone Hàn Quốc có 1 tương lai mù mịt.

Smartphone mất dần hình ảnh cao cấp

Samsung đã bán được gần 260 triệu máy vào năm ngoái và đứng đầu thị phần toàn cầu - 22%. Tuy nhiên, các nhà phân tích lại cho rằng Apple tuy chỉ bán được 224 triệu máy nhưng lại đang gây sức ép, khiến Samsung mất dần chỗ đứng ở phân khúc cao cấp. Theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, smartphone bán chạy nhất năm ngoái là iPhone 13, chiếm 5% trong tổng doanh số toàn ngành. iPhone 13 Pro Max đứng thứ 2 và iPhone 14 Pro Max thứ 3.
Báo Hàn lo lắng cho tương lai ngành điện tử tiêu dùng, sợ Samsung và LG sẽ bị Trung Quốc vượt mặt
Điện thoại Samsung mất dần hình ảnh cao cấp
Và bước sang nửa đầu 2023, ngôi vị smartphone bán chạy nhất đã thuộc về iPhone 14 Pro Max, theo Omdia. Trong top 5, có tới 4 mẫu điện thoại của Apple lần lượt là iPhone 14 Pro Max (26,5 triệu máy), iPhone 14 Pro (21 triệu máy), iPhone 14 (16,5 triệu máy) và iPhone 13 (15,5 triệu máy). Điện thoại Samsung bán chạy nhất là Galaxy A14 đạt 12,4 triệu đơn vị, trong khi flagship Galaxy S23 Ultra không vượt qua được mốc 10 triệu chiếc mà chỉ bán được 9,6 triệu.
Trong cả bán xếp hạng của Counterpoint lẫn Omdia, đa phần điện thoại Samsung lọt top bán chạy chỉ là máy tầm trung giá rẻ, các model A14, A54, A34 hay năm ngoái là A13 và A03. Chúng thường phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, gồm Mỹ Latin, Ấn Độ và Châu Phi. Điều này cho thấy dòng Galaxy đang mất dần hình ảnh thương hiệu cao cấp, bị đẩy xuống phân khúc thấp hơn và gắn liền với smartphone giá rẻ.
Việc LG phải đóng cửa kinh doanh vì thua lỗ triền miên càng cho thấy sức ép cạnh tranh mà Xiaomi, Oppo đặt lên smartphone Hàn Quốc ghê gớm ra sao.

Điện thoại gập bị cạnh tranh

Các hãng Trung Quốc đang tấn công mạnh vào phân khúc điện thoại gập mà Samsung khai phá. Thương hiệu Honor đã cho đặt hàng Magic V2 ở Trung Quốc, không chỉ rẻ hơn Samsung Galaxy Z Fold4 mà còn có nhiều đặc điểm ấn tượng. Tại Trung Quốc, Honor đã có thị phần 15% trong quý 1 đầu năm nay, xếp trên cả Xiaomi và Huawei. Còn Samsung chỉ kiểm soát dưới 1% thị phần suốt nhiều năm qua.
Báo Hàn lo lắng cho tương lai ngành điện tử tiêu dùng, sợ Samsung và LG sẽ bị Trung Quốc vượt mặt
Các hãng Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp Samsung về phần cứng, thậm chí 1 số mặt còn vượt trội hơn Galaxy Z
Xiaomi, Huawei và Oppo đều đã tung ra những sản phẩm màn hình gập ấn tượng, thách thức nghiêm trọng vị thế của Samsung. Nếu không nhanh chóng có biện pháp đối phó, công ty Hàn Quốc sẽ bị đối thủ vượt mặt về cấu hình và kĩ thuật. Gần đây, Galaxy Z Fold5 quảng cáo nhiều về thiết kế bản lề mới cho phép gập không để lại khe hở. Điều này đã có ở máy Trung Quốc từ lâu.

Gia dụng cũng bị đe dọa

Một trong những thị trường trọng điểm của các hãng Hàn Quốc là đồ gia dụng cũng chứng kiến áp lực cạnh tranh của Trung Quốc. Ví dụ máy hút bụi và drone là 2 nơi ghi nhận họ đã bị đánh bại. Theo GfK, Roborock đứng số 1 trên thị trường robot hút bụi Hàn Quốc và Ecovacs đứng đầu trên thị trường toàn cầu. Cả hai đều là công ty Trung Quốc. Hiện diện của LG và Samsung ở đây chủ yếu qua các mẫu cao cấp thuộc bộ sưu tập Bespoke và Object, hầu như không đáng kể.
Hàn Quốc cũng thất thế trong cuộc chiến ở thị trường máy hút bụi không dây. Theo công ty nghiên cứu thị trường ReportLinker, thị trường máy hút bụi không dây toàn cầu dự kiến sẽ đạt quy mô 9,43 tỷ USD vào năm 2026. Tuy nhiên, Dyson của Châu Âu đang thống trị thị trường cao cấp, Samsung và LG không có cửa để chen chân vào đây. Trong khi ở tầm thấp hơn, Roborock (sở hữu dòng Dyad Pro) và Xiaomi đang là các thương hiệu phổ biến ở tầm trung và giá rẻ.

Báo Hàn lo lắng cho tương lai ngành điện tử tiêu dùng, sợ Samsung và LG sẽ bị Trung Quốc vượt mặt
Đồ gia dụng Hàn Quốc khó khăn khi phải cạnh tranh với các hãng Trung Quốc
Mới đây nhất, thông tin TCL vượt mặt LG ở thị trường TV cũng khiến ngành công nghiệp xôn xao. Doanh số TV của hãng Trung Quốc đang ngày càng bỏ xa LG. Nếu cộng gộp Hisense và TCL lại thì doanh số TV sẽ ngang ngửa với bộ đôi Hàn Quốc Samsung, LG. Đáng chú ý là trong khi 2 thương hiệu Hàn Quốc chứng kiến doanh số sụt giảm, bên phía Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Những mặt hàng gia dụng phổ biến như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, điều hòa vẫn duy trì được vị thế nhất định. Tuy nhiên cũng vấp phải cạnh tranh ác liệt từ ma trận thương hiệu Trung Quốc, cộng thêm một số hãng gia dụng Nhật Bản lâu đời. Đặc biệt ở phân khúc bình dân, gần như không thể đấu lại các hãng Trung Quốc.

Tụt hậu ở drone

Ở thị trường máy bay không người lái (drone), Trung Quốc cũng chi phối rất lớn. Quy mô ngành này trên toàn cầu được dự báo đạt 42 tỷ USD vào năm 2025, song phần lớn đã rơi vào tay DJI của Trung Quốc. Họ thống trị thị trường drone dân sự với 76% thị phần, theo sau là Intel (4,1%) và Unicorn (3,6%). Sự lớn mạnh của DJI thậm chí còn khiến chính quyền Mỹ lo ngại giống như Huawei ở lĩnh vực viễn thông.
Báo Hàn lo lắng cho tương lai ngành điện tử tiêu dùng, sợ Samsung và LG sẽ bị Trung Quốc vượt mặt
Doanh số TV của LG đã bị TCL vượt qua
Các nhà phân tích cho biết, máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất không chỉ cạnh tranh về giá mà còn vượt trội về công nghệ. Theo dữ liệu được trình bày trong một phiên điều trần công khai về chủ đề thúc đẩy ngành công nghiệp drone Hàn Quốc hồi đầu năm, công nghệ drone của Hàn Quốc chỉ bằng 60% mức trung bình trên sản phẩm Trung Quốc. Họ đang bị tụt lại khá xa so với đối thủ.

>>> Hãng TV Trung Quốc đánh bại LG.
 

Gợi ý cộng đồng

Top