Hệ sinh thái "mới toanh" sâu 500 mét dưới đáy đại dương gây kinh ngạc cho các nhà khoa học

Các nhà thám hiểm đại dương đã phát hiện một hệ sinh thái hoàn toàn mới ở độ sâu 500 mét dưới lòng đại dương Maldives. Nekton là một quỹ nghiên cứu phi lợi nhuận, được thành lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học đại dương và bảo tồn đại dương, vừa công bố phát hiện này gây bất ngờ.
Giáo sư Alex Rogers nói rằng nó có tất cả dấu hiệu của một hệ sinh thái mới, rất khác biệt. Khu vực này đang tạo ra một ốc đảo sự sống ở Maldives, có khả năng tồn tại ở các đảo khác trên đại dương và cả trên sườn các lục địa.
Hệ sinh thái, ngày nay được gọi là "Vùng bẫy", duy trì một ốc đảo sự sống dưới lòng đại dương. Khái niệm này được phát triển ở đảo san hô ở Maldives sau khi các nhà khoa học trong Phái bộ Nekton thu thập một số mẫu sinh học, đoạn phim video và lập bản đồ sonar mở rộng. Rạn san hô hình vành khuyên, đảo hoặc tập hợp các đảo nhỏ được gọi là đảo san hô.

Hệ sinh thái mới toanh sâu 500 mét dưới đáy đại dương gây kinh ngạc cho các nhà khoa học
Sứ mệnh Nekton Maldives là chuyến khám phá có hệ thống đầu tiên của Maldives
Giáo sư Lucy Woodall, Nhà khoa học chính của Nekton, nói các dữ liệu hình ảnh kết hợp với nhiều mẫu sinh học thu thập được từ tàu lặn, đã chỉ ra những động vật săn mồi lớn như cá mập và các loài cá lớn khác tiêu thụ hàng đàn vi sinh vật - những sinh vật bơi nhỏ bị mắc kẹt trong cảnh quan dưới đáy biển ở độ sâu đó.

Sứ mệnh Nekton và ý nghĩa đối với Maldives

Mục tiêu của Nekton là khám phá đại dương sâu thẳm, nâng cao hiểu biết của khoa học. Sứ mệnh Nekton Maldives là chuyến khám phá có hệ thống đầu tiên của Maldives về sự sống đại dương. Thực tế, phát hiện trên là một thành công lớn đối với giới khoa học.
Khám phá có thể có những phân nhánh đáng kể trong việc quản lý nghề cá bền vững, chôn lấp và lưu trữ carbon, quản lý độ dốc của lục địa và các đảo đại dương khác, giảm thiểu biến đổi khí hậu...
Maldives, một quốc gia quần đảo đảo san hô, đang đối mặt với mối đe dọa hiện hữu do tác động của con người và biến đổi khí hậu gây ra. Vì thế giải pháp cần thiết cần dựa trên nền tảng khao học giúp chúng ta giảm thiểu và thích ứng với những tác động tai hại từ con người và biến đổi khí hậu.


>>>Phải mất 3 năm người ta mới chạm được vào cây cao nhất rừng Amazon, cao bằng tòa nhà 25 tầng

Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top