Hóa thạch viết lại lịch sử loài người, tổ tiên chúng ta có thể đã xuất hiện sớm hơn 1 triệu năm

Một nghiên cứu mới phát hiện các hóa thạch người cổ đại ở Nam Phi có niên đại sớm hơn một triệu năm so với suy nghĩ trước đây. Điều này làm tăng khả năng rằng con người có thể đã xuất hiện từ rất lâu so với dự tính trước đó.
Niên đại mới có khả năng viết lại một vài giai đoạn quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người. Đó là bởi vì phát hiện cho thấy những hóa thạch này thuộc về một loài có thể có trước hóa thạch "Lucy" 3,2 triệu năm tuổi mang tính biểu tượng - mẫu hóa thạch Lucy từ lâu đã được cho là có khả năng là ứng cử viên chính cho tổ tiên trực tiếp của loài người.

Hóa thạch ở Sterkfontein được xác định lại niên đại

Homo sapiens là thành viên duy nhất còn sót lại của dòng người, thuộc chi Homo. Nghiên cứu trước đây cho rằng ứng cử viên hàng đầu cho các tiền bối của Homo có thể là chi Australopithecus, sống cách đây khoảng 4,1 triệu đến 2,9 triệu năm. Australopithecus - có nghĩa là "vượn phương nam", các nguồn hóa thạch Australopithecus phong phú nhất được phát hiện cho đến nay là Hang Sterkfontein ở Nam Phi, một phần của địa điểm được đặt tên Cái nôi của loài người.
Sterkfontein trở nên nổi tiếng khi loài Australopithecus trưởng thành đầu tiên được phát hiện ở đó vào năm 1936. Qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch hominin tại Sterkfontein, chúng thường được xếp vào loài Australopithecus africanus.

Hóa thạch viết lại lịch sử loài người, tổ tiên chúng ta có thể đã xuất hiện sớm hơn 1 triệu năm
Bốn loài Australopithecus crania khác nhau được tìm thấy trong hang động Sterkfontein, Nam Phi
Một nghiên cứu trước đây cho rằng xương ở Sterkfontein chỉ có độ tuổi từ 2,1 triệu đến 2,6 triệu năm tuổi. Ngược lại, các hóa thạch Homo lâu đời nhất được biết đến, được khai quật ở Ethiopia, có niên đại khoảng 2,8 triệu năm. Điều này cho thấy rằng loài Sterkfontein Australopithecus không thể là tổ tiên trực tiếp của Người Homo. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng tổ tiên của dòng người là các loài Australopithecus ở Đông Phi, chẳng hạn như loài Lucy, A. afarensis, và A. africanus ở Nam Phi là hậu duệ của A. afarensis ở Đông Phi.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh tuổi của các hóa thạch ở Sterkfontein, chẳng hạn, bộ xương gần như hoàn chỉnh gọi là Bàn chân nhỏ được tìm thấy ở đó ước tính khoảng 3,67 triệu năm tuổi. Darryl Granger - một nhà địa thời gian học tại Đại học Purdue ở Tây Lafayette, Indiana - và các đồng nghiệp đã tìm kiếm bằng chứng cho thấy những ước tính mới về tuổi của các hóa thạch hominin khác tại Sterkfontein.
Họ phát hiện rằng những chiếc xương đó thực sự có thể khoảng 3,4 triệu đến 3,7 triệu năm tuổi. Điều này khiến chúng già hơn cả hóa thạch Lucy và mở ra khả năng, Homo có thể đã tiến hóa từ loài Australopithecus của Nam Phi, chứ không phải Đông Phi như lâu nay vẫn nghĩ.

Hóa thạch viết lại lịch sử loài người, tổ tiên chúng ta có thể đã xuất hiện sớm hơn 1 triệu năm
Hậu duệ Australopithecus Sts 71, được phát hiện vào năm 1947 tại Sterkfontein, Nam Phi và mới được xác định có niên đại 3,4 triệu đến 3,6 triệu năm

Các kỹ thuật để kết luận niên đại những bộ xương

Thông thường, các nhà khoa học ước tính tuổi của hóa thạch bằng cách phân tích các lớp mà chúng được tìm thấy, càng sâu thì càng cũ. Tuy nhiên, hệ thống phức tạp của các hang động tại Sterkfontein có thể khiến các trầm tích cũ bị trộn lẫn với vật chất trẻ hơn, làm phức tạp thêm những nỗ lực xác định niên đại của chúng.
Các chiến lược khác để xác định niên đại của mẫu vật Australopithecus ở Sterkfontein bao gồm kiểm tra xương những loài động vật khác, chẳng hạn ngựa được khai quật xung quanh hóa thạch hominin, hoặc đá kết dính với các lớp hóa thạch. Bên cạnh đó, xương còn có thể di chuyển trong các hang động khi lũ lụt và đá chảy non có thể bị lắng đọng trong trầm tích cũ, có nghĩa là niên đại thu được từ các phương pháp này có thể không chính xác.
Một phương pháp có khả năng xác định tuổi xương chính xác hơn liên quan đến việc tìm hiểu niên đại những tảng đá thực tế mà các hóa thạch được tìm thấy. Nhóm nghiên cứu đã phân tích ma trận giống như bê tông trong đó các hóa thạch được nhúng vào, được gọi là breccia. Nó được gọi là nuclide vũ trụ bên trong các tảng đá.
Đây là những phiên bản cực kỳ hiếm của các nguyên tố, hoặc đồng vị, được tạo ra bởi các tia vũ trụ - các hạt năng lượng cao liên tục bắn phá Trái đất từ ngoài không gian. Mỗi đồng vị của một nguyên tố có số lượng neutron khác nhau trong hạt nhân nguyên tử của nó - ví dụ, nhôm-26 có ít neutron trong hạt nhân hơn nhôm thông thường.
Aluminium-26 hình thành khi một tảng đá chứa thạch anh lộ ra trên bề mặt, nhưng không phải sau khi nó được chôn sâu trong hang động. Do đó, các nhà nghiên cứu có thể xác định niên đại của trầm tích hang động và các hóa thạch bên trong chúng, bằng cách đo mức độ nhôm-26 song song với một nuclide vũ trụ khác, beryllium-10. Granger nói rằng ông rất ngạc nhiên khi niên đại được kết luận là 3,4 đến 3,6 triệu năm rất gần với các lớp trầm tích cũ hơn.

Hóa thạch viết lại lịch sử loài người, tổ tiên chúng ta có thể đã xuất hiện sớm hơn 1 triệu năm
Xương hộp sọ được phát hiện tại Sterkfontein, Nam Phi vào năm 1947, hiện được cho là cùng thời với loài Lucy ở Đông Phi
Điều này cũng cho thấy tất cả các hóa thạch Australopithecus ở Sterkfontein đều rơi vào một khoảng thời gian khá hẹp, và trong một thời điểm cụ thể khi có rất nhiều sự đa dạng hóa của hominin ở Đông Phi. Điều này chỉ ra mối liên hệ sớm giữa các hominin ở Đông Phi và Nam Phi.

Kết luận mới khá chắc chắn, nhưng vẫn không chấm dứt được những tranh cãi

Những phát hiện mới cho thấy A. africanus ít nhất cũng già hơn hóa thạch A. afarensis và cũng loại trừ ý kiến cho rằng A. africanus là hậu duệ của A. afarensis. Trên thực tế, A. africanus sở hữu hộp sọ và các đặc điểm trên khuôn mặt giống vượn nguyên thủy hơn A. afarensis. Ngoài ra, A. africanus và A. afarensis có thể là loài chị em, là hậu duệ của một tổ tiên chung lâu đời hơn như A. anamensis 3,8 triệu năm tuổi.
Hàm ý khác của công trình nghiên cứu mới này là niên đại lâu đời này cho phép các loài ở Nam Phi có nhiều thời gian hơn để tiến hóa thành hominin sau này. Tuy nhiên, các chuyên gia khác cũng lưu ý rằng kỹ thuật sinh vật vũ trụ mới có thể sẽ không chấm dứt được tranh cãi về tuổi của các hóa thạch Sterkfontein. Đó cũng là một trường hợp điển hình mà các nhóm nghiên cứu cần phải họp lại avf thống nhất về những gì mà địa chất khu vực đang phản ánh. Có thể sẽ mất rất nhiều công sức để khiến các nhà khoa học khác nhau cùng đồng ý về những gì họ đang thấy.


>>> Cá mập cổ đại thích ăn mũi cá nhà táng.
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top