thumbnail - Cá mập cổ đại "đánh chén" mũi cá nhà táng - vì sao lại vậy?
Trần Tiến
Hà Nội

Cá mập cổ đại "đánh chén" mũi cá nhà táng - vì sao lại vậy?

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, tổ tiên cá mập được cho là thích ăn mũi của cá nhà táng cổ đại nhờ hàm lượng chất béo lớn của chúng.

Cá nhà táng sở hữu chiếc mũi to và béo. Chúng dùng để tạo ra âm thanh như tiếng gọi và tín hiệu sóng siêu âm để định vị bằng tiếng vang. Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết thêm, họ đã phân tích các vết cắn trên một số hộp sọ cá nhà táng hóa thạch từ kỷ Miocen, có tuổi đời từ 6 đến 6 triệu năm.

Các vết cắn phù hợp với hàm của các loài cá mập cổ đại được tìm thấy trên các khu vực của hộp sọ cá nhà táng tiếp giáp với vùng mũi, chủ yếu là ở xương hàm trên và vùng xung quanh mắt. Điều này cho thấy sở thích tấn công con mồi của cá mập đối với cá nhà táng cổ đại.

Cá mập cổ đại "đánh chén" mũi cá nhà táng - vì sao lại vậy? 

Aldo Benites-Palomino, tác giả chính của nghiên cứu và là ứng viên tiến sĩ tại Đại học Zurich, chia sẻ: “Mũi của cá nhà táng hiện đại sở hữu nồng độ chất béo và dầu cao nhất sẵn trong tự nhiên”.

Trong khi hộp sọ của cá nhà táng hóa thạch không chứa bất kỳ mô mềm nào, vì chất béo không có xu hướng tồn tại qua hàng triệu năm bảo quản. Các nhà nghiên cứu đã suy ra từ hình dạng tổng thể của hộp sọ và suy đoán rằng, cá nhà táng cổ đại có hàm lượng chất béo cao tích tụ ở vùng mũi và nó là một món ngon đối với cá mập.

Benites-Palomino cho biết: “Bởi vì trong thời kỳ Miocen muộn, cá voi có thân mảnh mai và nhỏ hơn, nên không thể tạo thành một kho lưu trữ chất béo lý tưởng”.

Ở các vùng biển hiện đại, cá mập được ghi nhận là cũng thích ăn những khu vực có nồng độ chất béo cao như phần bụng của cá voi đã chết. Nghiên cứu này chỉ ra sở thích này đã kéo dài hàng triệu năm, những con cá mập đã phát hiện phần béo nhất của cá nhà táng chính là vùng mũi.

Cá mập cổ đại "đánh chén" mũi cá nhà táng - vì sao lại vậy? 

Palomino cho hay: “Như bất kỳ động vật ăn thịt lớn nào, cá mập là động vật cơ hội. Hành vi này là những gì chúng ta đã thấy ngày nay trên xác cá voi vì cá mập thích lùng sục các khu vực cụ thể. Nếu thức ăn có sẵn, những con vật này sẽ thích ăn xác hơn. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra cá mập ăn mũi của cá nhà táng sau khi chúng chết. Xác chết trôi nổi trong nhiều ngày cho đến khi cá mập ăn hết chất béo”.

Như vậy có thể nói những con cá mập không săn cá nhà táng vì chiếc mũi béo của chúng. Thay vào đó, chúng lùng sục xác những con cá voi đã chết. Chúng sẽ làm điều đó trước khi cá voi chìm xuống đáy.

Theo nghiên cứu, vết cắn tương ứng với một số loài cá mập ăn vùng mũi, ví dụ như hình dạng tổng thể, kích thước và vị trí của các vết cắn rất khác nhau. Các loài cá mập phổ biến nhất gần Peru trong khoảng thời gian này bao gồm cá mập mako, cá mập trắng lớn, cá mập cát và megalodon khổng lồ.

Một số loài cá mập hiện đại cũng hay ăn xác cá voi chết, có thể kể đến cá mập san hô và cá mập trắng.


>>> Những sinh vật biển hồi sinh sớm nhất sau sự kiện đại tuyệt chủng.

Nguồn: Newsweek

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác