vuchau1210.01
Pearl
Zhang Daqian (Trương Đại Thiên) có thể chưa được biết đến nhiều ở phương Tây hay thế giới, nhưng riêng ở Trung Quốc thì ông sánh ngang với những tên tuổi như Andy Warhol và Claude Monet. Ông được xem là bậc thầy hội họa cổ điển ở Trung Quốc.
Tác phẩm của Trương phủ rộng trên các chủ đề từ phong cảnh mực đến trừu tượng, nhiều người gọi ông là "Picasso của phương Đông". Cách gọi này tuy có gây một số hiểu lầm về mặt phong cách, nhưng nó vẫn nhấn mạnh đến khả năng đa dạng của ông. Và quan trọng nhất, giá bán tranh của ông hiện nay đang cao ngất ngưởng.
Vào tháng 4 năm nay, gần 40 năm sau khi ông qua đời, bức tranh năm 1947 có tên "Landscape after Wang Ximeng" đã trở thành tác phẩm đắt giá nhất của Trương từng được bán đấu giá, thu về 47 triệu đô la tại Sotheby's ở Hồng Kông.
Bức tranh "Landscape after Wang Ximeng" năm 1947 đã trở thành tác phẩm đắt giá nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật của ông từng được bán đấu giá
Vào năm 2016, họa sĩ thu về hơn 354 triệu đô la trong cuộc đấu giá tranh, con số cao nhất so với bất cứ nghệ sĩ nào còn sống hay đã mất. Năm ngoái, ông đứng thứ 6 trong danh sách họa sĩ có tranh bán đắt nhất, thậm chí đứng trên cả những đối thủ nặng ký trên thị trường như Vincent van Gogh hay Banksy.
Johnson, người đồng phụ trách triển lãm năm 2019 về tác phẩm của Trương tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á ở San Francisco, cho biết: "Giá trị những bức tranh của ông lên cao hơn khi tài năng được công nhận rộng rãi hơn. Tôi nghĩ giá sẽ sớm tăng gấp đôi bởi hiện tại, sự thiếu kết nối về Trương giữa các bảo tàng và nhà sưu tập phương Tây làm cho giá cả đang ở mức tương đối thấp'."
"Không có gì phải bàn cãi khi nói Trương Đại Thiên là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Tác phẩm của ông đề cập đến nền văn hóa toàn cầu, đồng thời cũng ăn sâu vào văn hóa cổ điển Trung Quốc”.
Vào những năm 1930, ông đã tự tạo dựng được tên tuổi với tư cách là một nghệ sĩ lớn, sau đó dành vài năm để nghiên cứu những bức tranh về Phật giáo tại Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc. Đây cũng là giai đoạn có tác động sâu sắc đến phong cách nghệ thuật của ông.
"The Drunken Dance" (1943), một tác phẩm tượng hình được Trương hoàn thành khi vẫn còn sống ở Trung Quốc
Về cơ bản, Trương đã tạo ra một cuộc cách mạng cho hội họa cổ điển Trung Quốc, bởi nó cho thấy bảng màu vô cùng xa hoa, phong phú.
Tuy nhiên, sau đó ông có mâu thuẫn với đường lối chính sách của nhà cầm quyền, bất đồng về quan điểm nghệ thuật. Do vậy, ông quyết định rời đi.
Trương rời Trung Quốc đầu những năm 1950, sống ở Argentina và Brazil trước khi định cư ở Carmel-by-the-Sea, California. Năm 1956, ông gặp và trao đổi tranh với Picasso tại Paris, khoảnh khắc được báo chí nhắc ca ngợi như cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa hội họa Đông - Tây.
Điều đó cũng mở ra cho ông những ảnh hưởng nghệ thuật rộng lớn hơn, báo trước sự thay đổi phong cách quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông: Một phong cách trừu tượng mới được gọi là "pocai".
Sự thay đổi này cũng là hệ quả từ bệnh tiểu đường trầm trọng và thị lực của Trương ngày càng giảm sút, khiến ông khó nhìn rõ từng chi tiết. Trong những bức tranh, các vật thể tượng hình và nét vẽ xác định đã được thay thế bằng các vòng xoáy màu và vết mực sâu. Hình dạng của núi, của sông hay cây cối vẫn hiện diện nhưng chỉ được vẻ gợi ý, thể hiện dưới dạng những đường nét nhẹ nhàng và không rõ ràng. Nó như thể một làn sương mù phủ xuống trên bầu trời.
Một trong những tác phẩm trừu tượng của Trương
Cách tiếp cận Trương bắt nguồn từ truyền thống Trung Quốc, nhưng cũng được truyền cảm hứng từ các họa sĩ trừu tượng người Mỹ như Jackson Pollock và Willem de Kooning. Tác phẩm "Mist at Dawn" năm 1968 của ông từng được bán với giá gần 27 triệu đô la vào năm ngoái. Một bức tranh phong cảnh truyền thống nhưng màu sắc phong phú, hình thức kết cấu rõ ràng, đậm nét thẩm mỹ đương đại phương Tây.
Rõ ràng, việc sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng từ cả phương Đông lẫn phương Tây đã tạo nên một phong cách nghệ thuật hòa quyện. Vừa được truyền cảm hứng từ Chủ nghĩa Trừu tượng nhưng nhìn vào tranh, lại có thể liên tưởng ngay đến lịch sử hội họa Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc đã là thị trường nghệ thuật lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Theo Ip, người đã giám sát một số hoạt động bán tác phẩm của Trương, nhu cầu đối với tranh của ông chủ yếu đến từ những người mua Trung Quốc có thói quen sưu tầm "trưởng thành" hơn. Các viện bảo tàng Trung Quốc thu thập tranh của Trương khá tích cực trong vài năm qua, nhưng phần lớn thị trường thuộc về tay tư nhân.
Tác phẩm "Recluse in the Summer Mountains"
Vẫn chưa rõ chính xác ai đã mua bức họa "Landscape after Wang Ximeng" tại cuộc đấu giá kỷ lục hồi tháng 4, chỉ xác nhận rằng nó là một người mua tư nhân châu Á. Bức tranh này không chỉ gây kinh ngạc về mức giá mà đó là loại tranh đã phá kỷ lục. Kết quả gây bất ngờ cho nhiều người trong giới.
Bên cạnh việc tái tạo trung thực các yếu tố của bản gốc, Trương đã thể hiện sự tinh thông đối những gì thuộc về nghệ thuật kinh điển của Trung Quốc, sau đó biến đổi các yếu tố của bức tranh, đẩy nó lên một tầm cao mới.
Đó không chỉ là việc vẽ tranh hay bắt chước, mà đó là việc học hỏi từ những nghệ sĩ bậc thầy đi trước. Tuy nhiên, ông có một trí nhớ tuyệt vời kết hợp với ngòi bút khéo léo và tinh tế, có thể biến đổi nâng giá trị cho tác phẩm.
>>>Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Nguồn CNN
Tác phẩm của Trương phủ rộng trên các chủ đề từ phong cảnh mực đến trừu tượng, nhiều người gọi ông là "Picasso của phương Đông". Cách gọi này tuy có gây một số hiểu lầm về mặt phong cách, nhưng nó vẫn nhấn mạnh đến khả năng đa dạng của ông. Và quan trọng nhất, giá bán tranh của ông hiện nay đang cao ngất ngưởng.
Vào tháng 4 năm nay, gần 40 năm sau khi ông qua đời, bức tranh năm 1947 có tên "Landscape after Wang Ximeng" đã trở thành tác phẩm đắt giá nhất của Trương từng được bán đấu giá, thu về 47 triệu đô la tại Sotheby's ở Hồng Kông.
Vào năm 2016, họa sĩ thu về hơn 354 triệu đô la trong cuộc đấu giá tranh, con số cao nhất so với bất cứ nghệ sĩ nào còn sống hay đã mất. Năm ngoái, ông đứng thứ 6 trong danh sách họa sĩ có tranh bán đắt nhất, thậm chí đứng trên cả những đối thủ nặng ký trên thị trường như Vincent van Gogh hay Banksy.
Johnson, người đồng phụ trách triển lãm năm 2019 về tác phẩm của Trương tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á ở San Francisco, cho biết: "Giá trị những bức tranh của ông lên cao hơn khi tài năng được công nhận rộng rãi hơn. Tôi nghĩ giá sẽ sớm tăng gấp đôi bởi hiện tại, sự thiếu kết nối về Trương giữa các bảo tàng và nhà sưu tập phương Tây làm cho giá cả đang ở mức tương đối thấp'."
"Không có gì phải bàn cãi khi nói Trương Đại Thiên là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Tác phẩm của ông đề cập đến nền văn hóa toàn cầu, đồng thời cũng ăn sâu vào văn hóa cổ điển Trung Quốc”.
Một cuộc đời thăng trầm, đi giữa nhiều "thế giới"
Trương Đại Thiên sinh ra ở Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ 20, Trương đã là một tài năng phi thường ngay từ khi còn rất nhỏ. Sau khi học ngành dệt nhuộm ở Nhật Bản, ông được đào tạo dưới sự điều hành của các nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng Zeng Xi và Li Ruiqing ở Thượng Hải. Việc học hỏi các kiệt tác cổ điển Trung Quốc là nền tảng trong giáo dục ban đầu, Trương đã học hỏi khéo léo từ các nghệ sĩ vĩ đại của triều nhà Minh và nhà Thanh.Vào những năm 1930, ông đã tự tạo dựng được tên tuổi với tư cách là một nghệ sĩ lớn, sau đó dành vài năm để nghiên cứu những bức tranh về Phật giáo tại Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc. Đây cũng là giai đoạn có tác động sâu sắc đến phong cách nghệ thuật của ông.
Về cơ bản, Trương đã tạo ra một cuộc cách mạng cho hội họa cổ điển Trung Quốc, bởi nó cho thấy bảng màu vô cùng xa hoa, phong phú.
Tuy nhiên, sau đó ông có mâu thuẫn với đường lối chính sách của nhà cầm quyền, bất đồng về quan điểm nghệ thuật. Do vậy, ông quyết định rời đi.
Trương rời Trung Quốc đầu những năm 1950, sống ở Argentina và Brazil trước khi định cư ở Carmel-by-the-Sea, California. Năm 1956, ông gặp và trao đổi tranh với Picasso tại Paris, khoảnh khắc được báo chí nhắc ca ngợi như cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa hội họa Đông - Tây.
Điều đó cũng mở ra cho ông những ảnh hưởng nghệ thuật rộng lớn hơn, báo trước sự thay đổi phong cách quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông: Một phong cách trừu tượng mới được gọi là "pocai".
Sự thay đổi này cũng là hệ quả từ bệnh tiểu đường trầm trọng và thị lực của Trương ngày càng giảm sút, khiến ông khó nhìn rõ từng chi tiết. Trong những bức tranh, các vật thể tượng hình và nét vẽ xác định đã được thay thế bằng các vòng xoáy màu và vết mực sâu. Hình dạng của núi, của sông hay cây cối vẫn hiện diện nhưng chỉ được vẻ gợi ý, thể hiện dưới dạng những đường nét nhẹ nhàng và không rõ ràng. Nó như thể một làn sương mù phủ xuống trên bầu trời.
Cách tiếp cận Trương bắt nguồn từ truyền thống Trung Quốc, nhưng cũng được truyền cảm hứng từ các họa sĩ trừu tượng người Mỹ như Jackson Pollock và Willem de Kooning. Tác phẩm "Mist at Dawn" năm 1968 của ông từng được bán với giá gần 27 triệu đô la vào năm ngoái. Một bức tranh phong cảnh truyền thống nhưng màu sắc phong phú, hình thức kết cấu rõ ràng, đậm nét thẩm mỹ đương đại phương Tây.
Rõ ràng, việc sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng từ cả phương Đông lẫn phương Tây đã tạo nên một phong cách nghệ thuật hòa quyện. Vừa được truyền cảm hứng từ Chủ nghĩa Trừu tượng nhưng nhìn vào tranh, lại có thể liên tưởng ngay đến lịch sử hội họa Trung Quốc.
Được thị trường ưa chuộng
Khoảng 2 thập kỷ trước, Trung Quốc chỉ kiểm soát 1% thị trường nghệ thuật toàn cầu. Trương chỉ đứng thứ 80 trong bảng xếp hạng Artprice đã nói ở trên vào năm 2002, kiếm được chưa đầy 5 triệu đô la trong các cuộc đấu giá trên toàn cầu.Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc đã là thị trường nghệ thuật lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Theo Ip, người đã giám sát một số hoạt động bán tác phẩm của Trương, nhu cầu đối với tranh của ông chủ yếu đến từ những người mua Trung Quốc có thói quen sưu tầm "trưởng thành" hơn. Các viện bảo tàng Trung Quốc thu thập tranh của Trương khá tích cực trong vài năm qua, nhưng phần lớn thị trường thuộc về tay tư nhân.
Vẫn chưa rõ chính xác ai đã mua bức họa "Landscape after Wang Ximeng" tại cuộc đấu giá kỷ lục hồi tháng 4, chỉ xác nhận rằng nó là một người mua tư nhân châu Á. Bức tranh này không chỉ gây kinh ngạc về mức giá mà đó là loại tranh đã phá kỷ lục. Kết quả gây bất ngờ cho nhiều người trong giới.
Tái hiện lại những kiệt tác cổ điển - thể hiện sự tôn kính với những người đi trước
Xét từ nhiều phương diện "Landscape after Wang Ximeng" là điển hình cho tình yêu của Trương. Đó là tác phẩm hiện đại dựa trên kiệt tác "A Thousand Li of Rivers and Mountains" của nghệ sĩ Wang Ximeng (Vương Hy Mạnh thời Tống).Bên cạnh việc tái tạo trung thực các yếu tố của bản gốc, Trương đã thể hiện sự tinh thông đối những gì thuộc về nghệ thuật kinh điển của Trung Quốc, sau đó biến đổi các yếu tố của bức tranh, đẩy nó lên một tầm cao mới.
Đó không chỉ là việc vẽ tranh hay bắt chước, mà đó là việc học hỏi từ những nghệ sĩ bậc thầy đi trước. Tuy nhiên, ông có một trí nhớ tuyệt vời kết hợp với ngòi bút khéo léo và tinh tế, có thể biến đổi nâng giá trị cho tác phẩm.
>>>Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Nguồn CNN