thumbnail - Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Hải Đường
Hà Nội

Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Lý Gia Thành nổi tiếng không chỉ ở Hồng Kông mà còn được biết đến ở khắp châu Á nhờ nghị lực phi thường, từ 2 bàn tay trắng thành tỷ phú giàu nhất xứ Hương cảng. Lý Gia Thành được tạp chí nổi tiếng Asiaweek chọn là người đàn ông quyền lực bậc nhất châu Á vào năm 2001. Ông không chỉ giàu có về tài sản mà còn là một người giàu lòng nhân ái, nhưng ít ai biết được những thăng trầm cơ cực mà ông phải trải qua để có được những thành công như hiện tại.

Lý Gia Thành là ai?

Lý Gia Thành sinh ngày 29/7/1928 tại huyện Triều An, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông là anh trai cả trong một gia đình có dòng dõi thư hương lâu đời. Cha ông là Lý Vân Kinh, một hiệu trưởng trường tiểu học ở địa phương.

Tuổi thơ của Lý Gia Thành gắn liền với thời chiến tranh loạn lạc ở Trung Hoa. Trong giai đoạn xung đột quân sự giữa Trung Hoa Dân Quốc và Đế quốc Nhật Bản 1937 – 1945, gia đình ông phải chạy nạn sang Hồng Kông. Bi kịch liên tiếp xảy ra khi cha ông  không may mắc bệnh và qua đời do lao phổi. Mới 15 tuổi, ông vừa mồ côi cha, gia đình sống trong cảnh túng quẫn. Ông quyết định nghỉ học, sau đó làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống.

Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?  

Trước đó, vào năm 12 tuổi, ông đã học nghề sửa chữa đồng hồ, sau đó trở thành một nhân viên bán hàng dây đeo đồng hồ. Năm 17 tuổi, ông chuyển sang bán đồ chơi tại một công ty kinh doanh nhựa. Nhờ tinh thần nỗ lực chăm chỉ làm việc (một ngày ông làm việc 16 tiếng), ông nhanh chóng được thăng chức giám đốc kinh doanh.

Khởi nghiệp từ số 0 với xí nghiệp sản xuất nhựa

Những biến cố thời niên thiếu đã tôi luyện Lý Gia Thành trở thành một con người rắn rỏi, nhiều kinh nghiệm thực tế. Cũng từ đó, tài năng kinh doanh của ông đã được phát huy, ông tự đặt ra cho mình mục tiêu lớn là trở thành một doanh nhân giàu có. 

Năm 1950, Lý Gia Thành thành lập nhà máy Cheung Kong, một cơ sở chuyên sản xuất nhựa ở Hồng Kông với số vốn ít ỏi ban đầu là 50.000 đô la Hồng Kông, cùng khoản tiết kiệm và vay bạn bè. Ông trải qua 10 năm đầu khó khăn, làm việc 7 ngày một tuần, mỗi ngày 16 giờ và còn tự học thêm vào ban đêm. Nhân lực trong xưởng thiếu niên ông không nề hà bất cứ việc gì, từ mua hàng đến nhận đơn đặt hàng.

Năm 1958, ông mua đất và xây dựng tòa nhà công nghiệp 12 tầng để mở rộng nhà máy và cùng năm đó, doanh thu Cheung Kong đạt 10 triệu đô la Hồng Kông, lợi nhuận ròng đạt hơn 1 triệu đô la Hồng Kông. Những thành công bước đầu giúp ông nổi tiếng và người ta gọi ông là “Tố giao hoa đại vương” (vua hoa nhựa) tại Hồng Kông.

Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?  

Năm 1960, ông xây dựng một tòa nhà công nghiệp rộng lớn khác ở Trại Loan, chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực quản lý và phát triển bất động sản.

Lấn sân sang bất động sản, bành trướng Internet và công nghệ

Sau khi chuyển hướng sang bất động sản, thành công liên tục đến với ông. Tháng 6/1971 ông thành lập Công ty bất động sản Cheung Kong. Năm 1972 đổi tên công ty thành Cheung Kong Holdings và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Ông còn thu mua lại ngân hàng Hutchison Whampoa lớn thứ hai của Anh từ HSBC năm 1979, biến Hutchison Whampoa thành nhà khai thác cảng độc lập lớn nhất trên thế giới, đầu từ vào cơ sở cảng container trên khắp thế giới bao gồm: Hong Kong, Canada, Trung Quốc, Anh, Bahamas…

Được đà thắng thế, Lý Gia Thành tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Horizons Ventures - một trong những công ty công nghệ của ông được xem là công ty  đầu tư mạo hiểm, chuyên hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ và internet mới. 

Thông qua một Công ty khác của mình là Li Ka Shing Foundation, ông đã mua 0,8% cổ phần của trang web mạng xã hội Facebook với giá 120 triệu đô, hơn 50 triệu đô la vào dịch vụ phát trực tuyến nhạc Spotify, tài trợ Series B trị giá 15,5 triệu đô la cho Siri Inc. Ngoài ra, ông còn có cổ phần trong Ginger Software Incorporated.

Trở thành một trong những người giàu nhất châu Á

Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đánh tiếng đầu tư vào Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là ai?  

Năm 2022, tỷ phú Li Ka-shing tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với khối tài sản kếch xù ước tính lên tới 36 tỷ USD trong danh sách 50 người giàu nhất Hong Kong, đứng thứ 28 trên thế giới do tạp chí tài chính Mỹ Forbes bình chọn.

Ông cũng là người sáng lập và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Cheung Kong Holdings – Tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Hồng Kông, chiếm 4% tổng vốn hóa thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. 

Mặc dù giàu có nhưng Lý Gia Thành lại có lối sống rất giản dị. Ông đi giày đen đơn giản và đồng hồ đeo tay hiệu Seiko rẻ tiền. Ông cũng là một trong những nhà từ thiện nổi tiếng nhất châu Á, đã quyên góp hàng tỷ đô la. Quỹ tư nhân Li Ka Shing do ông sở hữu là quỹ từ thiện lớn thứ hai trên thế giới sau Bill & Melinda Gates Foundation.

Ông còn nhận được những danh hiệu, giải thưởng vô cùng danh giá nhờ những đóng góp ý nghĩa lớn trong các hoạt động kinh tế, xã hội.

Từng đầu tư vào Việt Nam

Công ty Cheung Kong của Lý Gia Thành cùng với tập đoàn hàng đầu của Nhật là Orix Corporation (Nhật Bản), từng lựa chọn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là đối tác địa phương để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào hạ tầng và logistics tại Việt Nam. 

Tại thời điểm đó, Lý Gia Thành đã thấy được những tiềm năng lớn của kinh tế Việt Nam. Chuyên gia kinh tế và chính trị Albert Song nói với Epoch Times rằng “Một lần nữa ông Lý Gia Thành vội chuyển sự quan tâm sang khám phá Việt Nam, vì nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Vào năm 2020 khi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn vượt xa Trung Quốc và đứng trong nhóm hàng đầu thế giới.”

Đây cũng không phải là lần đầu tiên gia tộc Lý Gia Thành đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 4/2020, người con trai thứ của ông Lý Gia Thành là Lý Trạch Giai (Richard Li) với tập đoàn FWD Group Holdings Limited (FWD Group), đã được chấp thuận để mua lại Vietcombank-Cardif – một liên doanh bảo hiểm nhân thọ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sở hữu.


>>>Ai đứng sau tập đoàn Vạn Thịnh Phát? Bà Trương Mỹ Lan có quan hệ gì với Lý Gia Thành?

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác