iPhone của quan chức Liên minh châu Âu bị hacker gài phần mềm gián điệp

Mã độc của một công ty phần mềm gián điệp tại Israel được cho đã cài cắm trên điện thoại của các quan chức hàng đầu châu Âu vào năm ngoái.
iPhone của quan chức Liên minh châu Âu bị hacker gài phần mềm gián điệp
Năm ngoái, một cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp phức tạp đã nhắm một số quan chức pháp lý hàng đầu của Liên minh châu Âu. Hãng tin Reuters tiết lộ, điện thoại của ít nhất 5 quan chức EU đã bị tấn công bằng mã độc từ tháng 2 đến tháng 9/2021. Một trong những quan chức bị nhắm mục tiêu là chính trị gia người Bỉ Didier Reynders, Ủy viên Tư pháp châu Âu của EU từ năm 2019. Ít nhất bốn thành viên khác của Ủy ban công lý và người tiêu dùng cũng đã bị theo dõi. Chưa rõ tại sao các quan chức này bị nhắm mục tiêu hoặc ai đã sử dụng mã độc để chống lại họ. Sau khi vụ việc bị phát hiện, Apple đã đưa ra cảnh báo tới các nạn nhân về vấn đề máy họ bị cài cắm mã độc. Nghiên cứu bảo mật công bố trước đây đã phát hiện ra rằng, những người nhận được các cảnh báo này đã trở thành con mồi của FORCEDENTRY, một hình thức khai thác tinh vi do NSO Group tạo ra. Nhà sản xuất phần mềm gián điệp khét tiếng của Israel được biết đến với hoạt động bán phần mềm gián điệp Pegasus cho nhiều chính phủ trên toàn thế giới và bán các phần mềm khai thác kỹ thuật tinh vi như FORCEDENTRY.
iPhone của quan chức Liên minh châu Âu bị hacker gài phần mềm gián điệp
NSO đã phủ nhận liên quan đến vụ việc này. Công ty cho rằng, việc hack các quan chức EU không thể do công cụ của NSO. Phía NSO cũng nhấn mạnh, các sản phẩm của họ chỉ được sử dụng để thực thi pháp luật hợp pháp, điều tra khủng bố và không được sử dụng cho mục đích gián điệp. Reuters cũng đã liên hệ với QuaDream, một công ty bảo mật của Israel nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Pegasus là phần mềm gián điệp thương mại mạnh mẽ và được sử dụng để hack nhiều người, bao gồm các chính trị gia châu Âu khác, các nhà hoạt động chính trị, luật sư nhân quyền và các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ. Việc dính líu đến vụ theo dõi các quan chức EU xảy ra vào thời điểm tồi tệ nhất đối với NSO. Bởi công ty này đang phải đối mặt với rắc rối pháp lý và tài chính, đồng thời phải hứng chịu điều tra của chính phủ các nước. Hãng tin AP tiết lộ, NSO hiện đang kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ trong một nỗ lực mới nhằm giải quyết vụ kiện liên quan đến dịch vụ nhắn tin mã hóa WhatsApp. WhatsApp, thuộc sở hữu của gã khổng lồ truyền thông xã hội Meta đã kiện NSO vào tháng 10/2019 sau khi phần mềm độc hại của NSO bị phát hiện trên điện thoại của khoảng 1.400 người dùng. NSO trước đây đã nỗ lực giải quyết vụ kiện nhưng không thành công. Công ty hiện cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện khác từ phía Apple sau khi Táo Khuyết đệ trình vụ kiện vào tháng 11/2021. Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top