IT không còn là "vua của các nghề" ở Trung Quốc

D
Đăng Khoa
Phản hồi: 0
IT hay ngành công nghệ Trung Quốc đang mất dần vị thế khi không còn là lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu cho giới chuyên gia, nhân sự cao cấp giữa bối cảnh cắt giảm nhân công trên diện rộng, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng suy yếu và phải chịu sự giám sát chặt chẽ của chính phủ trong nước.
Evan Liu, 28 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ, không lường trước được rằng việc tìm kiếm việc làm sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Anh bắt đầu tìm việc trong lĩnh vực Internet ngay sau Tết Nguyên đán vào tháng Hai, thời điểm “tháng ba vàng, tháng tư bạc” cho những người tìm việc ở Trung Quốc.
IT không còn là vua của các nghề ở Trung Quốc
Tuy nhiên, Liu chỉ được một công ty gọi tham gia phỏng vấn vòng hai sau khi gửi 100 đơn ứng tuyển, bất chấp việc anh có một bản lý lịch hoàn hảo bao gồm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn Big Tech cũng như có thời gian làm kinh doanh.
So với năm 2019, thời điểm “hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc, dù lớn hay nhỏ, đều đang mở rộng quy mô hoạt động”, nhiều nhà tuyển dụng hiện nay đều nói về kế hoạch IPO lên sàn chứng khoán Hồng Kông hoặc Mỹ, Liu cho biết.
Kể từ thời điểm đó, thị trường công nghệ đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn. Vào cuối năm 2020, Bắc Kinh đã tiến hành đàn áp một loạt Big Tech lớn, đồng thời tháo gỡ rủi ro cho các công ty Trung Quốc họa động tại Mỹ, cũng như tâm lý ngại tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Tất cả đều tạo nên một cuộc biến động cho ngành công nghệ bùng nổ một thời.
Bắt đầu từ khoảng 2010, công nghệ đã trở thành lĩnh vực hàng đầu cho người tìm việc ở Trung Quốc muốn vào làm bởi “có rất nhiều ngành, từ thực phẩm, quần áo đến nhà ở và vận tải. Tất đều được số hóa”, Ryan Hu, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn nghề nghiệp Togo Career, cho biết.
Trong nhiều năm tiếp theo, những câu chuyện thành công như nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu Meituan hay gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing đã tạo ra sự phấn khích và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, tâm lý này bắt đầu thay đổi vào năm 2019 khi các dấu hiệu của sự cạnh tranh quá mức xuất hiện và văn hóa làm việc 996 khét tiếng, tức làm việc 12 giờ mỗi ngày, sáu ngày trong tuần, bắt đầu khiến một số người qua lưng với ngành công nghệ cao, Hu, người đã có nhiều dự án nghiên cứu về điều kiện việc làm ở Trung Quốc nói thêm.
Trong cuộc khảo sát việc làm hàng năm do 51job.com công bố sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, những việc làm mới trong lĩnh vực “internet, thương mại điện tử” đã đứng đầu danh sách ứng tuyển trong 5 năm qua. Tuy nhiên, danh mục công việc đó đã rơi xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng năm nay.
Một nhân viên giấu tên từng làm việc tại Ant Group cho biết sau khi làm việc theo văn hóa 996 trong hai năm, anh đã từ bỏ và tìm kiếm một công việc mới cân bằng được giữa công việc và cuộc sống thường nhật. Người này đã vào làm cho gã khổng lồ fintech khi công ty này đang chuẩn bị IPO ở Thượng Hải và Hồng Kông. Tuy nhiên, thương vụ này đã bị chặn đứng ngay phút chót vào cuối tháng 12/2020 theo yêu cầu từ chính quyền Bắc Kinh.
Sự giảm sút về số lượng nhân viên mới được tuyển dụng diễn ra vào thời điểm Trung Quốc dự kiến có 10 triệu sinh viên mới tốt nghiệp vào mùa hè này. Đây là con số kỷ lục tại quốc gia tỷ dân, tạo nên sức ép cho thị trường tìm việc khi nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm bắt đầu quay lại “đường đua”.
IT không còn là vua của các nghề ở Trung Quốc
“Đây là một năm đặc biệt khó khăn đối với những người có kinh nghiệm tuyển dụng, trong khi đối với sinh viên mới tốt nghiệp, đây không hẳn là trở ngại” Hu, nhà tư vấn nghề nghiệp, cho biết. “Ngay cả với những đợt sa thải lớn, số lượng nhân sự tuyển dụng trong khuôn viên trường đại học vẫn không hề giảm. Tôi nghĩ rằng họ đang thay thế lực lượng lao động trên 35 tuổi bằng lao động rẻ hơn và chăm chỉ hơn”, ông nói.
Hong Yu Liu, nhà nghiên cứu tiến sĩ tại Khoa Xã hội học của Đại học Cambridge đồng ý với quan điểm của Hu và nói thêm rằng các công ty công nghệ vẫn đang tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp như một phương tiện “kiểm soát ngân sách”.
Môi trường làm việc tại nhiều công ty Trung Quốc hiện đang rất cạnh tranh, nơi mọi người cảm thấy mình cần phải làm việc nhiều hơn vì mọi người xung quanh đều làm việc không ngừng. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn ở nhóm nhân sự trẻ. Nhiều sinh viên đại học thậm chí còn đặt ra mục tiêu ngay từ năm nhất và đến năm cuối, họ đã tích lũy được hai hoặc ba năm làm việc trong Big Tech.
Mặt khác, một hiện trạng đáng lưu tâm về lực lượng lao động Trung Quốc là phụ nữ lớn tuổi phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn so với nam giới trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Trước mắt, áp lực xã hội luôn áp đặt người phụ nữ cần phải lập gia đình sớm hơn đàn ông. Nhiều người phụ nữ đã chọn công việc hành chính tại các văn phòng chính phủ thay vì làm cho một công ty Big Tech. Ngành công nghiệp Internet tỏ ra hà khắc hơn với phụ nữ vì họ được kỳ vọng sẽ chứng tỏ bản thân nhiều hơn nam giới.
Tuy nhiên, bất chấp những lời phàn nàn về tình trạng làm việc quá mức, phân biệt tuổi tác và môi trường cạnh tranh, không ai trong số những người tìm việc hoặc nhân viên trong ngành internet được SCMP phỏng vấn sẵn sàng rời bỏ vị trí hiện tại.
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top