Không chỉ trẻ bị áp lực học hành, phụ huynh cũng đang kiệt sức

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Bang Ohio phát hiện ra, 66% phụ huynh có con dưới 18 tuổi đang rơi vào tình trạng kiệt sức. Kết quả đó dựa trên cuộc khảo sát gần 1.300 phụ huynh. Kate Gawlik, một tiến sĩ thực hành điều dưỡng và phó giáo sư điều dưỡng lâm sàng tại Bang Ohio là người đã thực hiện nghiên cứu. Cô nảy ra ý tưởng và nghiên cứu thang đo mức độ kiệt sức của phụ huynh nhờ kinh nghiệm bản thân. Trong thời gian xảy ra đại dịch, cô ấy và chồng mình đã làm việc toàn thời gian ở nhà, đồng thời chăm sóc 4 đứa con. Các con của Gawlik từ 3 đến 10 tuổi. Trong trận đại dịch, đứa con lớn nhất của cô lên 8 và đứa con út của cô mới biết đi. Gawlik đã cùng với tiến sĩ Bernadette Melnyk, trưởng khoa Điều dưỡng tại Bang Ohio đưa ra Thang đo mức độ kiệt sức của phụ huynh đang làm việc. Thang điểm được đưa vào báo cáo để phụ huynh có thể tự kiểm tra mức độ kiệt sức, nhận được sự trợ giúp cần thiết cho bản thân và/hoặc con cái họ. Báo cáo cũng bao gồm các mẹo và công cụ hữu ích dành cho các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn. Từ nghiên cứu, họ muốn các bậc cha mẹ hiểu rằng phụ huynh không đơn độc, nhận biết khi nào cần giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải điểm yếu.
Không chỉ trẻ bị áp lực học hành, phụ huynh cũng đang kiệt sức

Các yếu tố rủi ro gây ra tình trạng kiệt sức của cha mẹ

Gawlik và Melnyk phát hiện hơn 2/3 số người được hỏi đã bị "kiệt sức". Tình trạng kiệt sức của cha mẹ gia tăng khi có hai hoặc ba con, giảm dần ở các gia đình có bốn hoặc năm con và tăng trở lại khi có từ sáu con trở lên. Hơn 3/4 (77%) các bậc cha mẹ có tiền sử lo lắng cho biết bị kiệt sức, một số tương tự cho biết bị kiệt sức nếu họ có con bị ADHD (chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý) hoặc lo lắng (lần lượt là 77% và 73%). Các bậc cha mẹ cũng được yêu cầu hoàn thành danh sách kiểm tra các triệu chứng ở trẻ để báo cáo hành vi con họ. Các hành vi cho thấy nhiều vấn đề về sự chú ý bao gồm không thể ngồi yên, khó tập trung, dễ bị phân tâm. Các hành vi thể hiện nội tâm của trẻ em, chẳng hạn như buồn bã hoặc không vui, không thể quan sát được như các hành vi hướng ngoại - như hành động bộc phát và gây hấn - nhưng bên dưới những hành vi hướng ngoại đó, nhiều trẻ em thường mắc chứng trầm cảm và lo lắng tiềm ẩn có thể biểu hiện như tức giận hoặc đánh nhau.

Cha mẹ đang phải tự biến mình thành "siêu nhân"

Gawlik gọi thời gian trong đại dịch là "một trong những khó khăn nhất" mà cô từng trải qua, cố gắng sắp xếp công việc, gia đình và bốn đứa con. Cô nói muốn trở thành những người cha mẹ tốt, làm tốt công việc của mình và là một người vợ tốt. Cô quan tâm đến lũ trẻ vào ban ngày và phải dành thời gian buổi tối để làm việc. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn của việc luôn cố gắng duy trì cuộc sống và mất ngủ. Cô rơi vào tình trạng không biết khi nào những ngày khó khăn mới kết thúc. Gawlik cảm thấy mình bị buộc phải trở thành một "siêu nhân", một người chăm sóc toàn thời gian cho những đứa trẻ nhỏ hơn, một giáo viên toàn thời gian cho những đứa trẻ lớn hơn, một giảng viên tại trường đại học và một người giúp gia đình luôn vận động. Thật không thực tế khi đặt số lượng trách nhiệm đó lên một con người.
Không chỉ trẻ bị áp lực học hành, phụ huynh cũng đang kiệt sức
Những tác động xấu của đại dịch hiện vẫn còn. Một số trẻ em đang bị chậm trong việc học tập so với tuổi của chúng, và nhiều bậc cha mẹ tiếp tục vật lộn với tình trạng kiệt sức và chơi trò "đuổi bắt" không ngừng. Tình trạng của Gawlik cũng không phải là duy nhất. Tất cả các bậc cha mẹ đều làm hết sức mình có thể, nhưng khi những căng thẳng hiện tại vượt quá các kỹ năng và nguồn lực đối phó của mình, thì việc ho cảm thấy kiệt sức và gánh nặng về tình cảm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc là điều dễ hiểu.

Cha mẹ có thể làm gì để khiến tình hình tốt hơn?

1. Thực hành tốt việc tự chăm sóc bản thân Kiệt sức không chỉ là một cảm giác khó chịu. Nó có thể ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái của mỗi bậc cha mẹ. Các nghiên cứu phát hiện ra sự kiệt sức của cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến chứng trầm cảm, lo lắng nhiều hơn ở cha mẹ. Bực bội cũng liên quan đến “sự gia tăng đáng kể” khả năng cha mẹ có thể xúc phạm, chỉ trích, la hét, chửi bới thậm chí là gây tổn hại về thể chất cho con cái của họ (chẳng hạn như đánh đòn). Hãy đối phó với kiệt sức bắt đầu bằng việc tự chăm sóc bản thân. Nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi nghĩ rằng việc chăm sóc bản thân là ích kỷ. Nhưng thực chất, nó là việc làm cần thiết. Các cha mẹ được khuyến khích hãy vị tha và tử tế hơn với bản thân, hạ thấp kỳ vọng rằng họ "hoàn hảo" hay "siêu phàm." Quan trọng là không được giao phó quá mức hoặc cảm thấy tội lỗi khi nói “không” với điều gì đó.
Không chỉ trẻ bị áp lực học hành, phụ huynh cũng đang kiệt sức
Cha mẹ có thể dành thời gian để trò chuyện với người mà mình tin tưởng như một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè), nhận trợ giúp từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu cần. Mỗi người cũng cần cố gắng xây dựng khả năng phục hồi và kỹ năng đối phó thông qua các thực hành chánh niệm, hít thở sâu bằng bụng, thể hiện lòng biết ơn, sự khẳng định bản thân. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu con bạn căng thẳng hoặc có hành vi có vấn đề, chúng cũng sẽ được giúp đỡ. 2. Ngủ đủ giấc, giữ bình tĩnh và tự biết hơn Gawlik nói rằng tình hình của cô hiện đã được cải thiện. Cô đã có thể ngủ nhiều hơn và sử dụng kỳ nghỉ hè để lấy lại sức lực. Một trong những điều quan trọng nhất cần làm là ngủ nhiều hơn. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ dễ cáu kỉnh, cáu gắt và quát mắng con cái của mình. Tất cả chúng ta, bất kể con cái đang ở độ tuổi nào, đều có thể ra ngoài, đi bộ và tập thể dục. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết giúp cải thiện tâm trạng. Đây đều là những thứ nằm trong tầm kiểm soát của mỗi chúng ta, góp phần vào việc chăm sóc bản thân lành mạnh. Gawlik cũng kêu gọi các bậc cha mẹ kết nối với các bậc cha mẹ khác để cùng chia sẻ về cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Việc trò chuyện với những người bạn có con cùng tuổi với con bạn là rất tốt, vì họ sẽ hiểu những gì bạn đang trải qua. Gawlik sử dụng một ứng dụng chánh niệm hằng ngày, bao gồm những bản nhạc nhẹ nhàng và những câu chuyện để giúp đi vào giấc ngủ tốt hơn, cô ấy cũng áp dụng chúng cho các con của mình. Có rất nhiều nguồn lực để giúp xây dựng khả năng phục hồi và chống lại sự kiệt sức, bao gồm chánh niệm, thiền định và lòng biết ơn. Điều quan trọng là phải duy trì quan điểm về những điều quan trọng trong cuộc sống của bạn và cảm thấy biết ơn những điều đó, bởi vì đó là cách tốt nhất để bạn giữ gìn sức khỏe. >>> Kì thị phụ nữ châu Á ở đàn ông da trắng. Nguồn Webmd
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top