Kì lạ chưa: thực vật tự sản xuất Aspirin để điều trị những "cơn đau"

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Mỗi khi có những cơn đau, con người thường tìm đến các loại thuốc giảm đau để chữa trị. Mới đây, người ta phát hiện ra thực vật dường như cũng có thể làm điều tương tự - khả năng tự sản xuất aspirin.
Nghiên cứu xem xét cơ chế tự bảo vệ đặc biệt này ở thực vật, cách thức sản xuất chất chuyển hóa có hoạt tính của aspirin - axit salicylic - được điều chỉnh. Axit salicylic đã được con người sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp điều trị giảm đau và viêm, còn ở thực vật, nó đóng vai trò cơ bản trong việc truyền tín hiệu, điều chỉnh và kiểm soát mầm bệnh.
Chất này được các loài thực vật tạo ra trong lục lạp - một bào quan nhỏ xanh lá cây - nơi thực hiện quá trình quang hợp. Nó thường được tạo ra để phản ứng với căng thẳng và cơn đau, giống như con người.

Kì lạ chưa: thực vật tự sản xuất Aspirin để điều trị những cơn đau
Đối với các loài thực vật, những căng thẳng này xuất phát từ những tác nhân gồm côn trùng không thân thiện, hạn hán, nhiệt độ quá cao. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Rockcress hoặc Arabidopsis làm cây mẫu cho thí nghiệm. Họ tập trung vào một phân tử cảnh báo sớm gọi là MEcPP, phân tử này cũng đã được nhìn thấy trong vi khuẩn và ký sinh trùng sốt rét. Có vẻ MEcPP được tích lũy trong thực vật gây ra phản ứng hóa học, bao gồm cả axit salicylic.
Điều này cho phép con người có thể thực hiện những sửa đổi trên thực vật hòng có khả năng chống chọi tốt hơn với môi trường trong tương lai. Ở một ngưỡng an toàn, ROS giống như lời kêu gọi hành động khẩn cấp, cho phép sản xuất các hormone bảo vệ như axit salicylic. Như vậy, chúng ta có thể cải thiện sức đề kháng của cây trồng để duy trì và tăng năng suất.


>>> "Hack" não ruồi để điều khiển chúng theo ý muốn.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top