VNR Content
Pearl
Thuật toán "gây nghiện" chính là thứ đã giúp nền tảng video ngắn TikTok trở nên phổ biến khắp thế giới. Đây là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trở nên nổi tiếng, nếu nội dung bạn làm ra đủ hấp dẫn người xem. Nhưng điều này cũng tạo ra một sức ép khổng lồ cho những nhà sáng tạo nội dung, khi họ phải liên tục đăng video với hy vọng duy trì được sự hiện diện của mình.
Với những nhà sáng tạo nội dung chưa nổi tiếng, họ lại càng đăng tải nhiều video mỗi ngày, với hy vọng chỉ cần 1 video của mình được "lên đề xuất" là sẽ có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người xem. Hệ quả của việc này là TikTok ngày càng "bão hoà": Những nội dung được đầu tư chuyên nghiệp nhưng không phải chủ đề được quan tâm sẽ nhanh chóng bị rơi vào quên lãng, trong khi số lượng các video cùng một chủ đề lặp đi lặp lại xuất hiện dày đặc hơn.
Các mạng xã hội truyền thống như Instagram, Twitter,... đều phát triển nội dung theo hướng cá nhân hoá, xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người theo dõi. Ngược lại, TikTok sẽ hiển thị những nội dung liên quan đến chủ đề mà người xem quan tâm một cách liên tục.
Những người có ảnh hưởng (KOLs) muốn kiếm tiền từ phương tiện truyền thông mạng xã hội, việc có số lượng người theo dõi lớn là yếu tố cần thiết, giúp họ có thể kiếm các hợp đồng quảng cáo trị giá hàng trăm tới hàng nghìn USD/bài đăng từ nhiều thương hiệu nhờ uy tín và yếu tố cá nhân hóa.
Tuy nhiên với TikTok, kịch bản tốt nhất có thể xảy ra với những người có ảnh hưởng là họ có thể hướng người tiêu dùng mua sản phẩm yêu thích nhờ niềm tin thông qua rất nhiều video từng đăng trước đó, chứ không phải chỉ nhờ một vài video duy nhất trở nên phổ biến trên mạng xã hội.
Do đó, các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok cho biết, sẽ rất khó để một kênh hay tài khoản TikTOk có thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào số lượt xem và tính lan truyền, hay "viral".
Thuật toán "gây nghiện" dựa trên sở thích của TikTok là thứ giúp nền tảng này phát triển thần tốc, khiến những mạng xã hội như Facebook hay Instagram phải ghen tị. Nhưng chính thuật toán này cũng đang khiến các nhà sáng tạo nội dung kiệt sức.
Với những nhà sáng tạo nội dung chưa nổi tiếng, họ lại càng đăng tải nhiều video mỗi ngày, với hy vọng chỉ cần 1 video của mình được "lên đề xuất" là sẽ có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người xem. Hệ quả của việc này là TikTok ngày càng "bão hoà": Những nội dung được đầu tư chuyên nghiệp nhưng không phải chủ đề được quan tâm sẽ nhanh chóng bị rơi vào quên lãng, trong khi số lượng các video cùng một chủ đề lặp đi lặp lại xuất hiện dày đặc hơn.
Các mạng xã hội truyền thống như Instagram, Twitter,... đều phát triển nội dung theo hướng cá nhân hoá, xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người theo dõi. Ngược lại, TikTok sẽ hiển thị những nội dung liên quan đến chủ đề mà người xem quan tâm một cách liên tục.
Những người có ảnh hưởng (KOLs) muốn kiếm tiền từ phương tiện truyền thông mạng xã hội, việc có số lượng người theo dõi lớn là yếu tố cần thiết, giúp họ có thể kiếm các hợp đồng quảng cáo trị giá hàng trăm tới hàng nghìn USD/bài đăng từ nhiều thương hiệu nhờ uy tín và yếu tố cá nhân hóa.
Tuy nhiên với TikTok, kịch bản tốt nhất có thể xảy ra với những người có ảnh hưởng là họ có thể hướng người tiêu dùng mua sản phẩm yêu thích nhờ niềm tin thông qua rất nhiều video từng đăng trước đó, chứ không phải chỉ nhờ một vài video duy nhất trở nên phổ biến trên mạng xã hội.
Do đó, các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok cho biết, sẽ rất khó để một kênh hay tài khoản TikTOk có thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào số lượt xem và tính lan truyền, hay "viral".
Thuật toán "gây nghiện" dựa trên sở thích của TikTok là thứ giúp nền tảng này phát triển thần tốc, khiến những mạng xã hội như Facebook hay Instagram phải ghen tị. Nhưng chính thuật toán này cũng đang khiến các nhà sáng tạo nội dung kiệt sức.