VNR Content
Pearl
Tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia có ngành công nghệ thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới, bạn gần như không vấp phải bất kỳ vướng mắc nào khi tham gia vào đời sống trực tuyến trừ khi bạn… sử dụng sai trình duyệt web.
Với Google Chrome, bạn không thể thực hiện các thanh toán thương mại trực tuyến dưới vai trò một khách hàng doanh nghiệp của một trong những ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài lớn nhất Hàn Quốc. Nếu sử dụng Safari, bạn không thể nộp đơn xin hỗ trợ tài chính cho nghệ sỹ thông qua website của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia. Và nếu bạn là chủ một trung tâm chăm sóc trẻ em, đăng ký hoạt động của cơ sở trên website của Bộ Y tế và Phúc lợi là điều bất khả thi trên Firefox.
Trong tất cả những trường hợp đó, Internet Explorer, hoặc một trình duyệt tương tự, là thứ bạn cần.
Bia mộ dành cho IE tại Hàn Quốc.
Khi Microsoft khai tử Internet Explorer, hay IE, vào ngày 15/6, công ty cho biết sẽ bắt đầu chuyển hướng người dùng sang trình duyệt mới hơn là Edge trong những tháng tiếp theo. Công bố này đã dẫn đến sự bùng nổ của loạt meme tưởng niệm về internet của những ngày xưa cũ. Nhưng tại hàn Quốc, IE không phải là một tàn tích. Trình duyệt lỗi thời này vẫn là một yêu cầu phải có để thực hiện một số ít các hoạt động ngân hàng quan trọng cũng như các công việc liên quan chính phủ mà nhiều người không thể bỏ qua.
Sự trung thành của Hàn Quốc đối với Internet Explorer, dù 27 năm đã trôi qua kể từ khi trình duyệt này ra đời và nay đã chính thức nghỉ hưu, là một sự châm biếm đầy thú vị: quốc gia vốn nổi tiếng với băng thông rộng và những thiết bị tân tiến lại bị ràng buộc vào một phần mềm đầy lỗi và lỗ hổng bảo mật mà từ lâu cả thế giới đã từ bỏ.
Hầu hết các website Hàn Quốc hoạt động tốt trên mọi trình duyệt, bao gồm Google Chrome, trình duyệt chiếm khoảng 54% hoạt động internet của nước này. Internet Explorer chiếm chưa đến 1%. Ấy thế nhưng sau công bố từ Microsoft, một số website thiết yếu mới bắt đầu nháo nhào chuẩn bị cho một cuộc sống thiếu vắng IE.
Chi nhánh Hàn Quốc của ngân hàng Anh Standard Chartered hồi tháng 5 đã cảnh báo các khách hàng doanh nghiệp rằng họ sẽ phải dùng trình duyệt Edge ở “chế độ IE” mới truy cập được nền tảng ngân hàng trực tuyến “Straight2Bank” của hãng. Nhiều website chính phủ Hàn Quốc thì thông báo một số dịch vụ sẽ có khả năng bị gián đoạn nếu người dùng không chuyển sang Edge.
Vào tháng 5, Naver, một trong những công ty internet lớn nhất Hàn Quốc, giới thiệu một tính năng của trình duyệt Whale do chính họ phát triển, cho phép người dùng truy cập các website yêu cầu IE. Kim Hyo, lãnh đạo nhóm Whale của Naver, cho biết công ty đã đưa ra tùy chọn này từ năm… 2016, và bản thân ông nghĩ sẽ không cần đến nó nữa khi Microsoft khai tử IE.
Nhưng khi những ngày cuối đã cận kề, Kim nhận ra một số website Hàn Quốc sẽ không kịp chuyển đổi, do đó ông giữ lại tính năng này và đổi tên nó thành “chế độ Internet Explorer”. Hiện đại hóa những website đã được xây dựng để hoạt động với IE trong hàng thập kỷ là một điều vô cùng khó khăn, và đôi lúc phải chấp nhận trễ hẹn - ông nói.
Sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào Internet Explorer bắt đầu vào thập niên 1990, khi quốc gia này trở thành người tiên phong trong sử dụng internet phục vụ ngân hàng và mua sắm. Nhằm bảo vệ các giao dịch trực tuyến, chính phủ đã ban hành một điều luật vào năm 1999, quy định bắt buộc phải có các chứng chỉ số mã hóa cho bất kỳ thứ gì mà trước đó chỉ cần một chữ ký là đủ.
Xác thực danh tính của một người đòi hỏi một phần mềm bổ trợ kết nối với trình duyệt, gọi là một plug-in. Chính phủ Hàn Quốc cấp phép cho 5 công ty phát hành những chứng chỉ số đó thông qua một plug-in của Microsoft gọi là ActiveX. Nhưng plug-in này chỉ hoạt động trên Internet Explorer mà thôi.
Vào thời điểm đó, sử dụng plug-in của Microsoft dường như là một lựa chọn hiển nhiên. Phần mềm Microsoft Windows đang thống trị thị trường PC vào những năm 1990, và Internet Explorer đã tận dụng lợi thế này để trở thành một trình duyệt “bá chủ”. Bởi những website chủ chốt của Hàn Quốc đòi hỏi IE, những website khác cũng bắt đầu quan tâm đến trình duyệt của Microsoft hơn, từ đó củng cố tầm quan trọng của nó. Theo ước tính, Internet Explorer nắm 99% thị phần Hàn Quốc từ năm 2004 - 2009.
“Chúng tôi từng thực sự không có đối thủ” - theo James Kim, lãnh đạo Microsoft tại Hàn Quốc từ 2009 - 2015. Ông Kim, nay là giám đốc Văn phòng Thương mại Mỹ tại Seoul, nói rằng Microsoft không hề tìm cách ngăn cản sự cạnh tranh, nhưng sự thật là rất nhiều thứ “không hoạt động” nếu không có IE.
Giáo sư Kim Keechang
Kim Keechang, giáo sư luật tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, cho biết vị thế của IE ở Hàn Quốc quá vững chắc đến nỗi vào đầu thập niên 2000, hầu hết người Hàn Quốc cũng “không thể nêu tên một trình duyệt nào khác”.
Khi Giáo sư Kim quay lại Hàn Quốc vào năm 2002 sau một thời gian dạy ở nước ngoài, ông phát hiện ra rằng mình không thể thực hiện được bất kỳ hoạt động trực tuyến nào với chiếc máy tính chạy Linux, một hệ điều hành miễn phí, mã nguồn mở, và trình duyệt Firefox. Mỗi năm, ông đều phải đến một quán cafe internet để truy cập vào một máy tính có IE, từ đó kê khai thuế trên website của chính phủ.
Năm 2007, Giáo sư Kim nộp đơn kiện Viện Hối đoái và Viễn thông Tài chính Hàn Quốc, một trong 5 công ty tư nhân được chính phủ cấp phép phát hành các chứng chỉ số. Ông lập luận rằng công ty này, vốn đã phát hành khoảng 80% chứng chỉ của Hàn Quốc, đã có hành vi phân biệt đối xử một cách bất công với ông khi không cho phép dùng các trình duyệt khác.
Sau 3 năm trời, Giáo sư Kim thua kiện, kháng cáo bất thành, và tiếp tục bị xử thua tại Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Nhưng vụ kiện của ông đã thu hút được sự chú ý của công chúng đối với hệ thống hạ tầng công nghệ của Hàn Quốc, đặc biệt sau vụ tấn công mạng năm 2009 lợi dụng ActiveX để phát tán malware vào các máy tính tại nước này.
Với sự xuất hiện và phát triển của smartphone, một ngành công nghiệp mới xây dựng trên nền móng phần mềm từ Apple và Google, Hàn Quốc, giống như phần lớn thế giới, bắt đầu giảm dần sự lệ thuộc vào Microsoft. Năm 2010, quốc gia này ban hành quy chế rằng các website chính phủ phải tương thích với 3 trình duyệt web khác nhau. Nhưng thay đổi bộ khung của internet tại Hàn Quốc đâu phải chuyện dễ dàng - đặc biệt khi ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng đều đã bám rễ vào hệ thống hiện tại.
Khi mà ý kiến dư luận có sự dịch chuyển, người dùng bắt đầu phàn nàn về sự bất tiện những lúc phải dùng ActiveX để mua sắm trực tuyến. Nhiều người khẳng định công nghệ này không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, bởi phần mềm plug-in khiến người dùng cảm thấy kém an toàn hơn.
Microsoft giới thiệu Edge vào năm 2015 như một sự thay thế cho IE, và công ty nói rằng trình duyệt mới không hỗ trợ ActiveX. Từ trước đó 3 năm, Chrome đã trở thành trình duyệt hàng đầu tại Hàn Quốc.
Năm 2020, Hàn Quốc chỉnh sửa luật năm 1999 nhằm loại bỏ yêu cầu đối với các chứng chỉ số, một động thái giống như đặt dấu chấm hết cho ActiveX và IE. Cũng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ IE đối với một số dịch vụ trực tuyến của hãng. Một năm sau, công ty công bố kế hoạch cho trình duyệt đã lỗi thời về hưu.
Trong khi cả thế giới trêu đùa về sự ra đi của IE, một kỹ sư Hàn Quốc lại đánh dấu sự kiện này theo một cách khá buồn bã.
Jung Ki-young
Và bia mộ anh lập ra cho IE
Jung Ki-young, 39 tuổi, nhà phát triển phần mềm, đã dựng một tấm bia mộ cho IE ngay trên mái quán cafe của anh trai mình ở Gyeongju, một thành phố ở miền đông nam Hàn Quốc, cách Seoul 170 dặm. Anh đã bỏ ra 330 USD cho tấm bia mộ này, trên đó khắc logo chữ “e” nổi tiếng của trình duyệt kèm một câu: “Nó là một công cụ tốt để tải về các trình duyệt khác”.
Jung cho biết anh cũng bực bội với IE, nhưng cảm thấy trình duyệt đã mang internet đến cho rất nhiều người Hàn Quốc này xứng đáng có được một lời từ biệt nghiêm túc.
“Sử dụng IE là điều cực khó chịu, nhưng nó cũng đã thực hiện được một mục đích tốt. Tôi không thấy vui khi nó ‘về hưu’ và mọi người có thái độ rằng ‘chúng tôi không còn cần cậu nữa’”
Tham khảo: NYTimes
Với Google Chrome, bạn không thể thực hiện các thanh toán thương mại trực tuyến dưới vai trò một khách hàng doanh nghiệp của một trong những ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài lớn nhất Hàn Quốc. Nếu sử dụng Safari, bạn không thể nộp đơn xin hỗ trợ tài chính cho nghệ sỹ thông qua website của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia. Và nếu bạn là chủ một trung tâm chăm sóc trẻ em, đăng ký hoạt động của cơ sở trên website của Bộ Y tế và Phúc lợi là điều bất khả thi trên Firefox.
Trong tất cả những trường hợp đó, Internet Explorer, hoặc một trình duyệt tương tự, là thứ bạn cần.
Khi Microsoft khai tử Internet Explorer, hay IE, vào ngày 15/6, công ty cho biết sẽ bắt đầu chuyển hướng người dùng sang trình duyệt mới hơn là Edge trong những tháng tiếp theo. Công bố này đã dẫn đến sự bùng nổ của loạt meme tưởng niệm về internet của những ngày xưa cũ. Nhưng tại hàn Quốc, IE không phải là một tàn tích. Trình duyệt lỗi thời này vẫn là một yêu cầu phải có để thực hiện một số ít các hoạt động ngân hàng quan trọng cũng như các công việc liên quan chính phủ mà nhiều người không thể bỏ qua.
Sự trung thành của Hàn Quốc đối với Internet Explorer, dù 27 năm đã trôi qua kể từ khi trình duyệt này ra đời và nay đã chính thức nghỉ hưu, là một sự châm biếm đầy thú vị: quốc gia vốn nổi tiếng với băng thông rộng và những thiết bị tân tiến lại bị ràng buộc vào một phần mềm đầy lỗi và lỗ hổng bảo mật mà từ lâu cả thế giới đã từ bỏ.
Hầu hết các website Hàn Quốc hoạt động tốt trên mọi trình duyệt, bao gồm Google Chrome, trình duyệt chiếm khoảng 54% hoạt động internet của nước này. Internet Explorer chiếm chưa đến 1%. Ấy thế nhưng sau công bố từ Microsoft, một số website thiết yếu mới bắt đầu nháo nhào chuẩn bị cho một cuộc sống thiếu vắng IE.
Chi nhánh Hàn Quốc của ngân hàng Anh Standard Chartered hồi tháng 5 đã cảnh báo các khách hàng doanh nghiệp rằng họ sẽ phải dùng trình duyệt Edge ở “chế độ IE” mới truy cập được nền tảng ngân hàng trực tuyến “Straight2Bank” của hãng. Nhiều website chính phủ Hàn Quốc thì thông báo một số dịch vụ sẽ có khả năng bị gián đoạn nếu người dùng không chuyển sang Edge.
Vào tháng 5, Naver, một trong những công ty internet lớn nhất Hàn Quốc, giới thiệu một tính năng của trình duyệt Whale do chính họ phát triển, cho phép người dùng truy cập các website yêu cầu IE. Kim Hyo, lãnh đạo nhóm Whale của Naver, cho biết công ty đã đưa ra tùy chọn này từ năm… 2016, và bản thân ông nghĩ sẽ không cần đến nó nữa khi Microsoft khai tử IE.
Nhưng khi những ngày cuối đã cận kề, Kim nhận ra một số website Hàn Quốc sẽ không kịp chuyển đổi, do đó ông giữ lại tính năng này và đổi tên nó thành “chế độ Internet Explorer”. Hiện đại hóa những website đã được xây dựng để hoạt động với IE trong hàng thập kỷ là một điều vô cùng khó khăn, và đôi lúc phải chấp nhận trễ hẹn - ông nói.
Sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào Internet Explorer bắt đầu vào thập niên 1990, khi quốc gia này trở thành người tiên phong trong sử dụng internet phục vụ ngân hàng và mua sắm. Nhằm bảo vệ các giao dịch trực tuyến, chính phủ đã ban hành một điều luật vào năm 1999, quy định bắt buộc phải có các chứng chỉ số mã hóa cho bất kỳ thứ gì mà trước đó chỉ cần một chữ ký là đủ.
Xác thực danh tính của một người đòi hỏi một phần mềm bổ trợ kết nối với trình duyệt, gọi là một plug-in. Chính phủ Hàn Quốc cấp phép cho 5 công ty phát hành những chứng chỉ số đó thông qua một plug-in của Microsoft gọi là ActiveX. Nhưng plug-in này chỉ hoạt động trên Internet Explorer mà thôi.
Vào thời điểm đó, sử dụng plug-in của Microsoft dường như là một lựa chọn hiển nhiên. Phần mềm Microsoft Windows đang thống trị thị trường PC vào những năm 1990, và Internet Explorer đã tận dụng lợi thế này để trở thành một trình duyệt “bá chủ”. Bởi những website chủ chốt của Hàn Quốc đòi hỏi IE, những website khác cũng bắt đầu quan tâm đến trình duyệt của Microsoft hơn, từ đó củng cố tầm quan trọng của nó. Theo ước tính, Internet Explorer nắm 99% thị phần Hàn Quốc từ năm 2004 - 2009.
“Chúng tôi từng thực sự không có đối thủ” - theo James Kim, lãnh đạo Microsoft tại Hàn Quốc từ 2009 - 2015. Ông Kim, nay là giám đốc Văn phòng Thương mại Mỹ tại Seoul, nói rằng Microsoft không hề tìm cách ngăn cản sự cạnh tranh, nhưng sự thật là rất nhiều thứ “không hoạt động” nếu không có IE.
Kim Keechang, giáo sư luật tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, cho biết vị thế của IE ở Hàn Quốc quá vững chắc đến nỗi vào đầu thập niên 2000, hầu hết người Hàn Quốc cũng “không thể nêu tên một trình duyệt nào khác”.
Khi Giáo sư Kim quay lại Hàn Quốc vào năm 2002 sau một thời gian dạy ở nước ngoài, ông phát hiện ra rằng mình không thể thực hiện được bất kỳ hoạt động trực tuyến nào với chiếc máy tính chạy Linux, một hệ điều hành miễn phí, mã nguồn mở, và trình duyệt Firefox. Mỗi năm, ông đều phải đến một quán cafe internet để truy cập vào một máy tính có IE, từ đó kê khai thuế trên website của chính phủ.
Năm 2007, Giáo sư Kim nộp đơn kiện Viện Hối đoái và Viễn thông Tài chính Hàn Quốc, một trong 5 công ty tư nhân được chính phủ cấp phép phát hành các chứng chỉ số. Ông lập luận rằng công ty này, vốn đã phát hành khoảng 80% chứng chỉ của Hàn Quốc, đã có hành vi phân biệt đối xử một cách bất công với ông khi không cho phép dùng các trình duyệt khác.
Sau 3 năm trời, Giáo sư Kim thua kiện, kháng cáo bất thành, và tiếp tục bị xử thua tại Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Nhưng vụ kiện của ông đã thu hút được sự chú ý của công chúng đối với hệ thống hạ tầng công nghệ của Hàn Quốc, đặc biệt sau vụ tấn công mạng năm 2009 lợi dụng ActiveX để phát tán malware vào các máy tính tại nước này.
Với sự xuất hiện và phát triển của smartphone, một ngành công nghiệp mới xây dựng trên nền móng phần mềm từ Apple và Google, Hàn Quốc, giống như phần lớn thế giới, bắt đầu giảm dần sự lệ thuộc vào Microsoft. Năm 2010, quốc gia này ban hành quy chế rằng các website chính phủ phải tương thích với 3 trình duyệt web khác nhau. Nhưng thay đổi bộ khung của internet tại Hàn Quốc đâu phải chuyện dễ dàng - đặc biệt khi ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng đều đã bám rễ vào hệ thống hiện tại.
Khi mà ý kiến dư luận có sự dịch chuyển, người dùng bắt đầu phàn nàn về sự bất tiện những lúc phải dùng ActiveX để mua sắm trực tuyến. Nhiều người khẳng định công nghệ này không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, bởi phần mềm plug-in khiến người dùng cảm thấy kém an toàn hơn.
Microsoft giới thiệu Edge vào năm 2015 như một sự thay thế cho IE, và công ty nói rằng trình duyệt mới không hỗ trợ ActiveX. Từ trước đó 3 năm, Chrome đã trở thành trình duyệt hàng đầu tại Hàn Quốc.
Năm 2020, Hàn Quốc chỉnh sửa luật năm 1999 nhằm loại bỏ yêu cầu đối với các chứng chỉ số, một động thái giống như đặt dấu chấm hết cho ActiveX và IE. Cũng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ IE đối với một số dịch vụ trực tuyến của hãng. Một năm sau, công ty công bố kế hoạch cho trình duyệt đã lỗi thời về hưu.
Trong khi cả thế giới trêu đùa về sự ra đi của IE, một kỹ sư Hàn Quốc lại đánh dấu sự kiện này theo một cách khá buồn bã.
Jung Ki-young
Jung Ki-young, 39 tuổi, nhà phát triển phần mềm, đã dựng một tấm bia mộ cho IE ngay trên mái quán cafe của anh trai mình ở Gyeongju, một thành phố ở miền đông nam Hàn Quốc, cách Seoul 170 dặm. Anh đã bỏ ra 330 USD cho tấm bia mộ này, trên đó khắc logo chữ “e” nổi tiếng của trình duyệt kèm một câu: “Nó là một công cụ tốt để tải về các trình duyệt khác”.
Jung cho biết anh cũng bực bội với IE, nhưng cảm thấy trình duyệt đã mang internet đến cho rất nhiều người Hàn Quốc này xứng đáng có được một lời từ biệt nghiêm túc.
“Sử dụng IE là điều cực khó chịu, nhưng nó cũng đã thực hiện được một mục đích tốt. Tôi không thấy vui khi nó ‘về hưu’ và mọi người có thái độ rằng ‘chúng tôi không còn cần cậu nữa’”
Tham khảo: NYTimes