Lạm phát phi mã, thế mà hàng trăm tỷ USD mỗi năm lại bị lãng phí

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Mọi người thường có thói quen kiểm tra ngày tháng trên bao bì thực phẩm. Mỗi loại đồ ăn đi kèm những cụm từ như "sử dụng trước ngày...", "tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày...", "đảm bảo tươi cho đến"....
Hầu hết người tiêu dùng nghĩ những thông tin này là ngày hết hạn hoặc sau ngày đó, thực phẩm nên bỏ vào thùng rác. Nhưng thực tế, ngày tháng ghi trên bao bì ít liên quan đến việc thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc trở nên kém an toàn. Một nhà nghiên cứu vi sinh vật học và sức khỏe cộng đồng đã sử dụng kiến thức dịch tễ học phân tử để nghiên cứu sự lây lan của vi khuẩn trong thực phẩm, cho thấy nhiều vấn đề đằng sau hạn sử dụng của mỗi loại thực phẩm.

Những sự nhầm lẫn tốn kém

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo vào năm 2020, trung bình mỗi hộ gia đình Mỹ chi 12% thu nhập cho thực phẩm. Đáng nói là rất nhiều bị vứt bỏ dù vẫn an toàn để ăn. Còn theo trung tâm Nghiên cứu Kinh tế USDA, gần 31% thực phẩm sẵn có không bao giờ được tiêu thụ. Giá thực phẩm đang tăng cao nhất lịch sử, khiến vấn đề lãng phí dường như trở nên đáng báo động hơn.
Hệ thống ghi nhãn thực phẩm hiện tại có thể là nguyên nhân gây ra nhiều sự lãng phí. FDA báo cáo, sự nhầm lẫn xoay quanh nhãn ghi ngày tháng sử dụng có khả năng gây lãng phí khoảng 20% lượng thực phẩm trong gia đình, với chi phí ước tính khoảng 161 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Lạm phát phi mã, thế mà hàng trăm tỷ USD mỗi năm lại bị lãng phí
Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm được thông qua vào năm 1938 ở Mỹ yêu cầu, nhãn thực phẩm phải thông báo cho người tiêu dùng về dinh dưỡng và thành phần trong thực phẩm đóng gói, gồm cả lượng muối, đường và chất béo. Tuy nhiên, ngày trên bao bì hầu hết đến từ các nhà sản xuất, phần lớn không dựa trên khoa học an toàn thực phẩm.

Những lời giải thích cho việc ghi hạn sử dụng trên sản phẩm

Viện Tiếp thị Thực phẩm và Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa gợi ý với các thành viên, nên đánh dấu thực phẩm là "tốt nhất nếu được sử dụng trước" để cho biết thực phẩm an toàn cho sử dụng trong bao lâu. Tuy nhiên, việc thực hiện theo những lời khuyên này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện ở người tiêu dùng. Dù khuyến nghị được thúc đẩy bởi mong muốn cắt giảm lãng phí, nhưng vẫn chưa rõ liệu thay đổi nó có tác động gì hay không.
Một nghiên cứu khác đề xuất các nhà sản xuất và phân phối sử dụng ngày "sản xuất" hoặc "đóng gói", cùng với ngày "bán trước", nhắm vào các siêu thị và các nhà bán lẻ khác. Ngày tháng sẽ cho các nhà bán lẻ biết khoảng thời gian mà một sản phẩm sẽ duy trì ở chất lượng cao.

Lạm phát phi mã, thế mà hàng trăm tỷ USD mỗi năm lại bị lãng phí
FDA coi một số sản phẩm là "thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm" nếu chúng có các đặc điểm cho phép vi khuẩn sinh sôi, như độ ẩm và lượng chất dinh dưỡng dồi dào nuôi vi khuẩn. Những thực phẩm này bao gồm thịt gà, sữa và cà chua thái lát, tất cả đều có liên quan đến sự bùng phát nghiêm trọng từ thực phẩm.
Nhưng hiện tại, không có khác biệt giữa ghi nhãn ngày được sử dụng trên những thực phẩm này với nhãn được sử dụng trên các mặt hàng được cho là ổn định hơn.

Khoa học nói gì?

Hiện nay, sữa công thức cho trẻ sơ sinh là sản phẩm duy nhất có thông tin về "hạn sử dụng" được chính phủ quản lý và xác định một cách khoa học. Vì nó thường được kiểm tra trong phòng thí nghiệm về độ nhiễm bẩn. Sữa công thức phải trải qua các bài kiểm tra dinh dưỡng để xác định mất bao lâu để các chất dinh dưỡng - đặc biệt là sự phân hủy protein. Vì thế, để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, ngày "hạn sử dụng" trên sữa công thức cho trẻ em cho biết khi nào sữa không còn đủ dinh dưỡng nữa.
Lạm phát phi mã, thế mà hàng trăm tỷ USD mỗi năm lại bị lãng phí
Các chất trong thực phẩm tương đối dễ đo lường. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vi sinh vật, về an toàn thực phẩm, cũng là một cách tiếp cận khoa học để ghi nhãn ngày tháng sử dụng có một cách có ý nghĩa.
Các nhà khoa học cũng đã thực hiện một nghiên cứu để xem mất bao lâu thì vi sinh vật như loại vi khuẩn listeria phát triển đến mức nguy hiểm, lưu ý các chi tiết như sự phát triển số lượng vi khuẩn theo thời gian và khi nào đủ để gây bệnh.

Người tiêu dùng nên làm gì?

Việc xác định hạn sử dụng của thực phẩm với dữ liệu khoa học về dinh dưỡng và độ an toàn có thể giảm đáng kể lãng phí, tiết kiệm tiền bạc khi giá cả ngày càng đắt đỏ. Nhưng khi không có một hệ thống khoa học xác định điều đó, chúng ta có thể dựa vào mắt và mũi để quyết định loại bỏ bánh mì mờ, pho mát xanh hoặc túi salad không có mùi.
Người tiêu dùng cũng nên chú ý đến ngày tháng của các loại thực phẩm dễ hỏng hơn, như thịt nguội là những mặt hàng mà vi khuẩn dễ phát triển nhất.


>>> 10 cách giúp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top