Lịch sử đẫm máu hơn 1 nghìn năm của Koh-i-Noor: từ viên kim cương bị nguyền rủa thành báu vật của Hoàng gia Anh

Viên kim cương đính trên vương miện của Nữ hoàng Elizabeth II quá cố có tên là Koh-i-Noor sắp có chủ mới sau khi nữ hoàng qua đời. Viên kim cương này được chế tác vào năm 1937 cho lễ đăng quang của Vua George VI, sau đó trao lại cho Nữ hoàng Elizabeth II. Tuy nhiên từ lâu Koh-i-Noor đã là câu chuyện gây tranh cãi về mối quan hệ giữa nước Anh và các nước thuộc địa cũ ở Nam Á, họ đang khơi lại câu chuyện về quá khứ và muốn Anh trao trả nó.

Lịch sử 1 nghìn năm "sang tay đổi chủ" giữa các vị vua trên thế giới, chưa một lần bị bán

Viên kim cương được tìm thấy ở vùng mỏ Golconda, khu vực Kollur thuộc Vương quốc Kakatiya (hiện nay thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Năm 1323, Ulugh Khan đánh chiếm Vương quốc Kakatiya và giành lấy viên kim cương. Nó đã qua tay nhiều vua chúa, trong đó có Babur, vị hoàng đế đầu tiên của đế quốc Mughal. Nó cũng từng được vị hoàng đế Shah Jahan nổi tiếng của Mughal sở hữu (1592 - 1666), người đã cho xây dựng ngôi đền nổi tiếng Taj Mahal.
Tiếp đến vào năm 1739, Nadir Shah của nhà Afsharid, Iran đã giành được nó, đặt tên là Koh-i-Noor sau cuộc chinh phạt Ấn Độ của đế quốc Ba Tư. Tên Koh-i-Noor là tên gọi theo ngôn ngữ của người Ba Tư có nghĩa là Mountain of Light - Ngọn Núi của Ánh Sáng.

Lịch sử đẫm máu hơn 1 nghìn năm của Koh-i-Noor: từ viên kim cương bị nguyền rủa thành báu vật của Hoàng gia Anh
Viên kim cương đắt giá nhất hành tinh
Theo truyền thuyết, Koh-i-Noor được cho là không mang lại may mắn cho những người đàn ông nếu họ mang nó. Chỉ có các vị thánh hoặc phụ nữ mới nên mang theo và bất kỳ ai có được nó sẽ có quyền lực tối thượng. Việc vua Nadir Shah bị ám sát năm 1747 được cho là một sự ứng nghiệm về lời nguyền này.
Sau khi vua Nadir Shah băng hà, viên kim cương rơi vào tay của Ahmad Shah Durrani - một trong số những tướng lĩnh của ông, về sau trở thành vua Afghanistan. Năm 1809, một trong số những hậu duệ thừa kế của đế quốc Durrani buộc phải cống nạp viên kim cương Koh-i-Noor cho vị vua đế quốc Sikh quyền lực tại Punjab là Maharaja Ranjit Singh.
Tuy nhiên, người Sikh đã bị thực dân Anh (cũ) đô hộ trong 2 cuộc chiến tranh. Đến năm 1849, Anh đã ra lệnh cho vua Sikh dâng kim cương Koh-i-noor cho nữ hoàng Victoria của Anh, lần cuối cùng Koh-i-Noor được sang tay như chiến lợi phẩm.

Lịch sử đẫm máu hơn 1 nghìn năm của Koh-i-Noor: từ viên kim cương bị nguyền rủa thành báu vật của Hoàng gia Anh
Koh-i-noor được trao lại cho thực dân Anh (cũ) như một chiến lợi phẩm
Năm 1852, Koh-i-Noor đã được cắt gọt và có trọng lượng không thay đổi cho đến hiện tại là 105,6 carat (so với trọng lượng ban đầu là 186 carat).
Trong khoảng gần 1 ngàn năm, điều kỳ lạ là viên kim cương chỉ thay đổi chủ sở hữu bằng cách sang tay như một chiến lợi phẩm mà chưa một lần bị bán.
Tại lễ đăng quang của vua George VI, viên kim cương này đã tỏa sáng rực rỡ trên vương miện của Thái hậu Elizabeth (Queen Mother, mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II - chủ nhân trước đó của cung điện Buckingham). Vào năm 2002 khi Thái hậu Elizabeth qua đời, Koh-i-Noor được đặt cùng với chiếc vương miện trên quan tài của Thái Hậu. Và nó thuộc sở hữu của Nữ hoàng Anh Elizabeth II cho đến hiện tại.

Viên kim cương đã khiến hàng nghìn binh sĩ bỏ mạng

Câu chuyện về việc làm thế nào để người Anh có thể chiếm được viên kim cương đắt giá nhất hành tinh được cho là chứa đựng những tình tiết đẫm máu về sự hy sinh và lòng tham. Hàng chục nghìn binh sĩ cả của Anh và của Sikh đã bỏ mạng trong những cuộc chiến ác liệt để giành được viên kim cương cách đây đã vài trăm năm.
Trong cuộc chiến với người Anh, một trong những cái giá của sự thất trận mà người Sikh phải trả là trao viên kim cương Koh-i-noor 186 cara, đánh dấu cho sự tồn tại của vương quốc Punjab đã chấm dứt và là một phần của Đế chế Anh tại Ấn Độ.
Trong suốt quá trình hiện diện của mình, viên kim cương này luôn được xem là chiến lợi phẩm to lớn của các cuộc chinh phục và cuộc chiến đẫm máu năm 1849 cũng không phải là ngoại lệ. Vua của Punjab phải dâng Koh-i-Noor cho Nữ hoàng Anh theo hiệp ước hòa bình đã ký.

Lịch sử đẫm máu hơn 1 nghìn năm của Koh-i-Noor: từ viên kim cương bị nguyền rủa thành báu vật của Hoàng gia Anh
Viên kim cương có lịch sử đẫm máu

Nó từng là một viên kim cương "xấu xí"

Màu sắc, độ tinh khiết, kích thước và bề dày lịch sử đã khiến cho viên kim cương trở nên vô giá. Và tất nhiên là ai cũng muốn được sở hữu nó.
Theo nhiều thông tin, Koh-i-Noor còn có ít nhất 2 viên ngọc "chị em" nữa đi cùng là Darya-i-Noor (Biển ánh sáng) (ước chừng từ 175 đến 195 carat) hiện đang ở Tehran và viên Great Mughal Diamond, được các nhà kim hoàn hiện đại cho là viên ngọc Orlov nặng 189,9 carat nổi tiếng (hiện đang ở điện Kremlin thuộc về triều đại Catherine của Nga).
Điều đáng nói là tất cả 3 viên ngọc quý ban đầu đều ở Ấn Độ và nó được mang ra khỏi đất nước này giống như một chiến lợi phẩm từ cuộc xâm lược của Ba Tư năm 1739. Tuy nhiên, viên kim cương Koh-i-Noor nổi tiếng hơn những người chị em của nó sau khi lưu lạc đến Punjab từ thế kỷ 19.

Lịch sử đẫm máu hơn 1 nghìn năm của Koh-i-Noor: từ viên kim cương bị nguyền rủa thành báu vật của Hoàng gia Anh
Hiện nó là sở hữu của hoàng gia Anh
Một điều ít ai biết là ngoài kích thước khổng lồ ban đầu khi mới được tìm thấy (bằng một quả trứng gà nhỏ) thì viên kim cương này tương đối xấu xí. Lịch sử ghi chép lại rằng người Anh đã phải chi trả đến gần 8.000 bảng Anh cho việc cắt hơn 40% trọng lượng của nó, dưới sự giám sát của Hoàng tử Albert (chồng Victoria của Anh), nhưng họ vẫn chưa ưng ý với thành phẩm này.

Những tranh chấp chưa có hồi kết

Sau khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947, Koh-i-Noor đã là trung tâm của cuộc chiến giành quyền sở hữu giữa 4 bên: Anh, Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, Ấn Độ kiên quyết đòi Anh trao trả lại viên kim cương. Những chính phủ nước này đều có những yêu cầu về quyền sở hữu viên kim cương này. Họ đã đưa ra những bằng chứng trong lịch sử rằng họ đã sở hữu Koh-i-Noor.
Không chỉ hiện tại, mà trước đó, chính phủ Ấn Độ cũng nhiều lần đòi Anh trả lại Koh-i-Noor, lần đầu tiên là ngay khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947. Lần thứ hai là vào năm 1953, năm đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II. Nhưng người Anh khẳng định việc họ có Koh-i-Noor là hợp phát và không chấp thuận việc trả lại.
Năm 1976, Pakistan cũng đòi quyền sở hữu viên kim cương, tuy nhiên Thủ tướng Anh James Callaghan đã từ chối yêu cầu này trong một bức thư gửi Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto. Một luật sư Pakistan cũng đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát động một chiến dịch và viết thư trình bày rằng Koh-i-Noor bị cướp khỏi khu vực mà ngày nay là một phần của Pakistan sau khi Ấn Độ bị chia cắt năm 1947. Họ kêu gọi chính phủ Anh và nữ hoàng phản hồi lại với Pakistan.
Người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của Taliban ở Afghanistan cũng cho rằng Koh-i-Noor là tài sản hợp pháp của Afghanistan.
>>>Nữ hoàng Anh vừa mất, người Ấn lại nhắc chuyện đòi viên kim cương 400 triệu USD đắt nhất thế giới
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top