vuchau1210.01
Pearl
Một người đàn ông 26 tuổi đến từ Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ đã tử vong sau khi cố gắng chụp ảnh tự sướng với một con rắn độc.
Dharamveer khi đang tham quan hội chợ Kakoda ở quận Budaun lân cận, thì anh ta bắt gặp một người làm bùa chú rắn. Với hy vọng có được bức ảnh tự sướng với con rắn Dharamveer đã lấy con vật từ người nuôi và quàng nó quanh cổ mình. Nhưng không may, con rắn đã cắn vào cánh tay trái của Dharamveer, người đàn ông này bắt đầu lên cơn động kinh trước khi bất tỉnh. Người nuôi rắn nói rằng, con rắn này không có nọc độc và cung cấp cho họ các loại dược liệu để bôi cho hết sưng,
Tuy nhiên, sau khi tình trạng của Dharamveer trở nên tồi tệ hơn, gia đình đã vội vàng đưa anh đến một trung tâm y tế cộng đồng, nhưng đã quá muộn.
Câu chuyện đáng buồn này một lần nữa cảnh báo bạn không bao giờ nên chụp ảnh tự sướng với một con rắn, khi chưa biết rõ chúng có nọc độc hay không. Chỉ mới vài tháng trước, tại quận Shahjahanpur, thuộc bang Uttar Pradesh, một người bắt rắn 55 tuổi đã chết sau một vụ rắn cắn tương tự, do chụp ảnh tự sướng.
Trên thế giới hàng năm có đến hơn 5 triệu trường hợp bị rắn cắn. Ở Ấn Độ tình hình còn nghiêm trọng hơn, khi Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng, từ năm 2000 đến năm 2019, hơn 1,2 triệu người chết vì rắn cắn, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nhiều trường hợp bị rắn cắn không được báo cáo, và nạn nhân thường tìm đến sự giúp đỡ của các thầy lang để chữa trị vết thương. Hầu hết những người chữa bệnh bằng thảo dược đều là giả, tuy nhiên điều may mắn là họ sẽ được chữa lành khi rắn không có nọc độc.
Một số biện pháp thảo dược có thể được sử dụng với chất chống nọc độc để điều trị vết thương do rắn cắn, nhưng chúng không thể cứu sống. Tuy vậy, có đến hàng nghìn những cái chết đáng tiếc được cho là xảy ra vì những trường hợp điều trị tin vào "lang băm", khi đưa đến bệnh viện thì tình hình đã quá muộn. Đối với trường hợp của Dharamveer, nếu được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để tiêm thuốc kháng nọc độc thì anh ta có thể đã được cứu sống.
>>>Tưởng là tảng đá vô hại, nhà thám hiểm suýt mất mạng vì loài cá độc nhất hành tinh
Nguồn newsweek
Dharamveer khi đang tham quan hội chợ Kakoda ở quận Budaun lân cận, thì anh ta bắt gặp một người làm bùa chú rắn. Với hy vọng có được bức ảnh tự sướng với con rắn Dharamveer đã lấy con vật từ người nuôi và quàng nó quanh cổ mình. Nhưng không may, con rắn đã cắn vào cánh tay trái của Dharamveer, người đàn ông này bắt đầu lên cơn động kinh trước khi bất tỉnh. Người nuôi rắn nói rằng, con rắn này không có nọc độc và cung cấp cho họ các loại dược liệu để bôi cho hết sưng,
Tuy nhiên, sau khi tình trạng của Dharamveer trở nên tồi tệ hơn, gia đình đã vội vàng đưa anh đến một trung tâm y tế cộng đồng, nhưng đã quá muộn.
Trên thế giới hàng năm có đến hơn 5 triệu trường hợp bị rắn cắn. Ở Ấn Độ tình hình còn nghiêm trọng hơn, khi Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng, từ năm 2000 đến năm 2019, hơn 1,2 triệu người chết vì rắn cắn, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nhiều trường hợp bị rắn cắn không được báo cáo, và nạn nhân thường tìm đến sự giúp đỡ của các thầy lang để chữa trị vết thương. Hầu hết những người chữa bệnh bằng thảo dược đều là giả, tuy nhiên điều may mắn là họ sẽ được chữa lành khi rắn không có nọc độc.
Một số biện pháp thảo dược có thể được sử dụng với chất chống nọc độc để điều trị vết thương do rắn cắn, nhưng chúng không thể cứu sống. Tuy vậy, có đến hàng nghìn những cái chết đáng tiếc được cho là xảy ra vì những trường hợp điều trị tin vào "lang băm", khi đưa đến bệnh viện thì tình hình đã quá muộn. Đối với trường hợp của Dharamveer, nếu được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để tiêm thuốc kháng nọc độc thì anh ta có thể đã được cứu sống.
>>>Tưởng là tảng đá vô hại, nhà thám hiểm suýt mất mạng vì loài cá độc nhất hành tinh
Nguồn newsweek