Loài vật khi soi gương sẽ phản ứng như thế nào?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Con người thường xuyên nhìn vào gương mỗi ngày để xem diện mạo sau khi ngủ dậy, trước khi đi làm, sắp đi dự một buổi tiệc quan trọng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu là 1 con vật đứng trước gương? Liệu chúng có thể nhận ra mình không?
Khi động vật nhìn vào hình ảnh phản chiếu trong gương của chúng, chúng có nhìn thấy một người lạ, một đối thủ giống hệt hay thực sự nhận ra đó là chính mình?
Các nhà khoa học đã tuyên bố rằng khả năng tự nhận thức này là một dạng trí thông minh, số liệu này đã được sử dụng như một công cụ so sánh khả năng nhận thức của động vật!
Sau đây là một số thử nghiệm thú vị với bài kiểm tra soi gương của các động vật.

Bài kiểm tra soi gương của nhà tâm lý học Gallup

Vào năm 1970, một nhà tâm lý học người Mỹ tên là Gordon Gallup đã đưa ra khái niệm về sự tự nhận diện qua gương hay còn gọi là MSR (thí nghiệm còn có tên là bài kiểm tra Gallup). Việc tự nhận thức giúp con người hiểu và định vị bản thân đối với người khác, từ đó giúp bạn đóng khung và rút kinh nghiệm cho phù hợp.
Loài vật khi soi gương sẽ phản ứng như thế nào?
Trong thử nghiệm MSR truyền thống, một con vật được gây mê và sau đó được đánh dấu bằng sơn hoặc một hình dán trên cơ thể mà nó không phát hiện được. Con vật được phép tiếp cận với một chiếc gương sau khi nó đã hồi phục.
Nếu nó chạm vào hoặc tò mò với dấu hiệu khác trên cơ thể mình, người ta cho rằng đối tượng thử nghiệm tin rằng hình ảnh phản chiếu là hình ảnh của chính nó, chứ không phải của một con vật khác.

Khi loài động vật linh trưởng soi gương

Về mặt lý thuyết họ vượn và khỉ có quan hệ gần gũi với con người, điều này khiến chúng trở thành ứng cử viên thử nghiệm đầu tiên lý tưởng cho các bài kiểm tra soi gương.
4 con tinh tinh được đưa vào một chiếc gương trong thời gian 10 ngày và các hành vi của chúng đã được quan sát. Ban đầu, những con vật này có những hành động hăm dọa những hình ảnh trong gương bằng cách thổi bong bóng hay quay mặt vào chúng, nhưng sau đó, chúng sử dụng gương để chải chuốt - thậm chí là ngoáy mũi!

Loài vật khi soi gương sẽ phản ứng như thế nào?
Sau 10 ngày, những con vật này được gây mệ và tiếp tục bài kiểm tra. Quan sát thấy những con tinh tinh tinh có thể nhận ra những dấu vết mới trên nảm thân và phân tích bằng cách chạm vào chúng.
Tiếp theo là bài thử nghiệm với những con khỉ. Trong các nghiên cứu cũ hơn, khỉ không đạt thành tích tốt trong bài kiểm tra trước gương, nhưng một nghiên cứu năm 2015 cho thấy chúng thể hiện khả năng tự nhận biết sau khi trải qua một số khóa huấn luyện.
Ngoài động vật linh trường, cá heo cũng rất thông minh. Khi tiếp xúc với các bề mặt phản chiếu như gương, chúng đã sử dụng để xem xét các dấu vết khác lạ trên cơ thể.

Còn những loài động vật bậc thấp hơn thì phản ứng sao?

Những chim ác là châu Âu cũng có thể nhận ra những dấu vết trên cơ thể khi soi gương. Tuy nhiên, những con ác là cánh xanh lại không thông minh như họ hàng của chúng. Sự khác biệt này làm cho các nhà nghiên cứu khó kết luận về khả năng MSR của nhóm chim.
Còn đối với các loài cá thì sao? Loài cá dọn vệ sinh sọc lam (nó loại bỏ ký sinh trùng khỏi các loài cá khác) đã vượt qua bài kiểm tra MSR. Những con bạch tuộc được đánh giá là thông minh hơn lại thất bại trong bài kiểm tra này, trước sự ngạc nhiên của nhiều người.

Loài vật khi soi gương sẽ phản ứng như thế nào?
Bạch tuộc thất bại trong bài kiểm tra gương

Tạm kết

Có thể một số động vật đã thất bại trong bài kiểm tra vì các bài kiểm tra không được điều chỉnh phù hợp với thích nghi tiến hóa hoặc quang phổ hình ảnh của chúng. Ngoài ra, có hàng triệu sinh vật chưa được soi gương, điều này gây khó cho việc đưa ra kết luận khái quát về các nhóm động vật.
Nhiều người nghi ngờ về việc sử dụng bài kiểm tra trước gương để đánh giá trí thông minh của một loài. Điều này có thể không chắc chắn, nhưng chắc chắn năng lực tự nhận biết là một chỉ số của trí thông minh.


>>>Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?

Nguồn scienceabc`
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top