Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Động vật sử dụng những cách dân chủ để đưa ra quyết định xác định thời điểm và địa điểm mà cả nhóm chọn để di chuyển, bầu chọn người lãnh đạo, chọn nơi mà chúng gọi là nhà.
Mặc dù động vật không thể tham gia vào các cuộc tranh luận kéo dài tại các nhà quốc hội hoặc thông qua các dự luật, nhưng nếu bạn cho rằng dân chủ là một khái niệm chỉ do con người tạo ra, có lẽ bạn đã sai. Điều này có thể không phải là một nỗ lực thuần túy của con người.
Khi đi sâu tìm hiểu vào một cộng đồng do loài ong, voi và một số loài động vật có vú sống dưới nước, con người hẳn sẽ rất ngạc nhiên về mức độ thuần hóa và phát triển "có tổ chức" của những loài hoang dã.

Những con chim bay cùng nhau, ở cùng nhau

Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?
Khi bay theo đàn trên bầu trời rộng lớn, các loài chim thường có sự giao tiếp lẫn nhau giữa các thành viên và "thương lượng" cách tốt nhất để đi đến đích. Điều này đã tạo ra một không khí rất náo nhiệt, mỗi cá thể kêu gọi báo hiệu về mong muốn cùng bay của mình với mức độ tăng dần.
Việc cất cánh sẽ chỉ xảy ra khi âm thanh của các cuộc gọi đạt đến âm lượng ngưỡng. Dựa trên cuộc "bỏ phiếu dân chủ" này, hàng nghìn con chim đã được tập hợp chỉ trong vài giây.
Những cộng đồng chim bồ câu là một minh chứng điển hình, đây là loài chim có tính xã hội cao, luôn "hành động" dựa trên sự đồng thuận của các bầy. Không có một con chim bồ câu nào đảm nhận vị trí dẫn đầu khi nhóm bay lên không trung.

Loài ong luôn đoàn kết, sống "kính trên nhường dưới"

Có lẽ một trong những ví dụ điển hình nhất về nền dân chủ của ong mật là loài ong mật châu Âu, có dân số từ 30.000 đến 40.000 với những quyết định sống còn cho cả đàn.
Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?
Chúng rất "tôn trọng" những con ong lớn tuổi nhất, một khi nhận ra tổ của chúng đã quá chật chội, chúng đã dựa vào một vài thành viên này để tìm cho mình một ngôi nhà mới.
Những con ong được chọn này sau đó trở thành những vị "lãnh đạo" và quản lý gia đình, hướng dẫn toàn bộ cộng đồng thoát khỏi tổ cũ và đến một tổ mới.

Sự trỗi dậy của hành tinh loài vượn

Loài tinh tinh có họ hàng gần gũi nhất với con người, chúng chia sẻ gần như 99% DNA với loài người hiện đại. Vì thế, những điểm tương đồng về hành vi với thế giới của loài người không có gì đáng ngạc nhiên.
Những con tinh tinh cũng muốn leo lên "bậc thang quyền lực" và dành thời gian xây dựng danh tiếng của mình giữa các thành viên khác, hay trở thành những đồng minh bằng cách cung cấp các đặc quyền như chia sẻ bữa ăn, duy trì nòi giống và các dịch vụ chăm sóc.
Một nhóm tinh tinh cũng sẽ ******* để hạn chế sức mạnh của một con trong đàn, nếu nó thể hiện những hành vi hung hăng vượt quá những "thể chế" của cộng đồng.

Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?
Loài khỉ đầu chó cũng đã chuyển sang chế độ dân chủ khi chúng muốn lựa chọn một nơi để di chuyển. Các quyết định được đưa ra không phân biệt địa vị xã hội hay giới tính, áp dụng các phương pháp dân chủ. Một nghiên cứu thú vị cho thấy rằng khi một nhóm khỉ đầu chó muốn đi theo đường mòn, một vài con "khởi xướng'" sẽ có vai trò dẫn đầu. Đặc biệt, "bà mẹ" nào có con lớn tuổi nhất sẽ được đưa ra quyết định cuối cùng là đi theo hướng nào.

Loài hươu với sự nền dân chủ hoang dã

Những chú hươu đỏ sẽ gạt sở thích và nhu cầu của riêng mình sang một bên và chấp nhận quyết định của cả nhóm. Nếu đã đến lúc phải rời đi, bầy đàn sẽ tiếp tục di chuyển, nhưng chỉ khi đa số đồng ý bằng cách đứng lên.
Mỗi thành viên sẽ biết điều chỉnh bản năng, lợi ích riêng của mình để hành động vì số đông. Điều này càng thúc đẩy quá trình tìm kiếm thức ăn của chúng và ngăn chúng khỏi những hậu quả do bị bỏ rơi, hay trở thành mục tiêu của kẻ săn mồi.

Đến cả loài cá cũng có "thủ lĩnh"

Tính cách và phẩm chất không chỉ quan trọng đối với những chính trị gia là con người, loài cá cũng rất coi trọng nó. Họ cá gai là một điển hình, chúng sẽ "bầu chọn" người lãnh đạo, phụ thuộc vào sự ủng hộ và tính cách của cá thể trưởng nhóm.
Quần thể động vật có cơ cấu tổ chức xã hội dân chủ như con người không?
Do vậy, trong thế giới cá gai, những con cá dạn dĩ thường xuất hiện trên đầu, trong khi những con cá nhút nhát vẫn chờ cơ hội vươn lên thành "ngôi sao".
Tương tự, loài cá voi sát thủ cũng tôn kính những người "phụ nữ" lớn tuổi trong gia đình của chúng. Chúng sẽ chọn ra một con cá cái lớn tuổi hơn để dẫn chúng đi khắp các đại dương và tìm kiếm thức ăn yêu thích. Điều thú vị nữa là "nữ lãnh đạo" này thường được chọn sau khi "cô ấy" bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi 30 hoặc 40.

Quy tắc dân chủ của loài voi

Voi có lẽ là loài động vật đầu tiên mà con người nghĩ đến khi nói về các cộng đồng động vật theo chế độ mẫu hệ. Con voi lớn tuổi nhất trong nhóm sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử khi dẫn đầu đàn trong bất kỳ hành trình nào.

Tạm kết

Cũng như ở thế giới con người, không phải tất cả các loài động vật đều tuân thủ luật lệ. Vẫn có những con sói nổi lên như những kẻ đứng đầu sau khi đánh bại những con khác. Còn những con mối chắc chắn là những kẻ xâm lược, chúng tự thay thế các "nữ hoàng" bằng các bản sao khác.
Động vật có những cách để duy trì cuộc sống tập thể có thể khiến con người ngạc nhiên, thậm chí con người phải học hỏi một số điều ở chúng.


>>> Lộ diện Quái vật hồ Loch Ness 66 triệu năm về trước.
Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top