Sony vừa công bố 1 dòng màn hình Crystal LED (thực chất là công nghệ microLED) mới có tên VERONA, tập trung vào môi trường sản xuất phim nhằm bắt kịp xu hướng trường quay ảo hiện nay. Các tấm nền microLED mới cung cấp các cải tiến về công nghệ dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng làm phim toàn cầu, đặc biệt là giới VFX.
Nâng cấp lớn nhất là 1 lớp phủ trên bề mặt có tên Deep Black and Anti-Reflection Surface Technology. Đúng như tên gọi, lớp phủ bề mặt này cung cấp màu đen sâu hơn, loại bỏ hiện tượng phản chiếu các nguồn sáng nhân tạo trong studio, duy trì độ tương phản cao bất kể môi trường. Các diễn viên có thể diễn xuất và tương tác trước hình ảnh hiển thị trên màn hình 1 cách chính xác.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện khâu hậu kì sau đó.
Dòng màn hình VERONA cung cấp độ sáng cao 1.500 nit, gam màu rộng 97% DCI-P3. Đặc biệt, nhờ sử dụng driver LED mới mà nó có thể đạt tần số quét lên tới 7.680Hz, loại bỏ hiện tượng sọc ngang trên camera khi quay. Có 4 mẫu màn hình thuộc dòng VERONA, gồm 2 độ phân giải 320×320 hoặc 216×216 pixel, 2 lựa chọn khoảng cách điểm ảnh P1.5 hoặc P2.3.
Hợp tác với nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp, Sony đã thiết kế lại cơ chế lắp ráp dễ dàng hơn. Với thiết kế cabinet 1:1, việc hoàn thành 1 hệ thống màn hình hoàn chỉnh được rút ngắn thời gian hơn. Cabinet có tay cầm lớn để xách đi, chốt định vị cân chỉnh dễ dàng, 1 kết cấu khóa cứng mà không cần thêm dụng cụ.
Minh họa 1 studio ảo sử dụng bộ giải pháp của Sony
Thiết kế VERONA có thể tạo thành màn hình cong, treo lơ lửng và xếp chồng lên nhau. Ở các cạnh và bề mặt đều được bảo vệ bằng công nghệ độc quyền, giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình lắp đặt. Chiều cao tối đa có thể lên tới 7m, điều mà trước đây bộ khung đỡ cabinet khó đáp ứng.
Đại diện hãng, ông Kevin O'Connor, nhấn mạnh: “Khi trường quay ảo ngày càng phát triển, Sony nắm giữ lợi thế độc đáo khi cung cấp 1 hệ sinh thái giải pháp hoàn chỉnh nhất. Ở đây chúng tôi có cả máy quay digital CineAlta VENICE, màn hình microLED Crystal LED, công cụ phần mềm,... tạo thành 1 quy trình làm việc khép kín cho nhà sáng tạo”.
Một đơn vị cabinet VERONA
Ông cho biết VERONA ra đời sẽ giúp nhiều studio tiếp cận với công nghệ trường quay ảo đang thịnh hành. Nó giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sản xuất nội dung hơn phương pháp cũ. Không chỉ vậy, module VERONA mới tiêu thụ điện hiệu quả hơn thế hệ cũ 27%, giúp vận hành 1 hệ thống sản xuất lâu dài nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài sản xuất phim điện ảnh, phim truyền hình, TVC, giải pháp của Sony cũng có thể ứng dụng cho mục đích livestream, thuyết trình hội họp. Ví dụ CEO ở Mỹ có thể thực hiện thuyết trình, trong khi ban quản lí và giám đốc tại Nhật Bản theo dõi qua 1 màn hình LED khổng lồ. Các hình ảnh slide và nội dung hiển thị được đưa vào qua phần mềm máy tính, còn CEO ghi lại bằng camera.
VERONA sẽ được hãng bán ra vào mùa xuân năm 2024. Vì đây là sản phẩm hướng đến B2B, giá sẽ rất cao từ vài trăm ngàn cho tới hàng triệu USD. Sony là công ty tiên phong khai phá màn hình microLED. Giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của công nghệ này từ 2012 ở triển lãm CES. Tới năm 2016 thì ra mắt thế hệ màn hình thương mại đầu tiên.
Sony đã xây dựng nhiều trường quay ảo trên thế giới ở Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Mỹ,...
>>> Sony công bố màn hình microLED cho doanh nghiệp.
Nâng cấp lớn nhất là 1 lớp phủ trên bề mặt có tên Deep Black and Anti-Reflection Surface Technology. Đúng như tên gọi, lớp phủ bề mặt này cung cấp màu đen sâu hơn, loại bỏ hiện tượng phản chiếu các nguồn sáng nhân tạo trong studio, duy trì độ tương phản cao bất kể môi trường. Các diễn viên có thể diễn xuất và tương tác trước hình ảnh hiển thị trên màn hình 1 cách chính xác.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện khâu hậu kì sau đó.
Dòng màn hình VERONA cung cấp độ sáng cao 1.500 nit, gam màu rộng 97% DCI-P3. Đặc biệt, nhờ sử dụng driver LED mới mà nó có thể đạt tần số quét lên tới 7.680Hz, loại bỏ hiện tượng sọc ngang trên camera khi quay. Có 4 mẫu màn hình thuộc dòng VERONA, gồm 2 độ phân giải 320×320 hoặc 216×216 pixel, 2 lựa chọn khoảng cách điểm ảnh P1.5 hoặc P2.3.
Hợp tác với nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp, Sony đã thiết kế lại cơ chế lắp ráp dễ dàng hơn. Với thiết kế cabinet 1:1, việc hoàn thành 1 hệ thống màn hình hoàn chỉnh được rút ngắn thời gian hơn. Cabinet có tay cầm lớn để xách đi, chốt định vị cân chỉnh dễ dàng, 1 kết cấu khóa cứng mà không cần thêm dụng cụ.
Thiết kế VERONA có thể tạo thành màn hình cong, treo lơ lửng và xếp chồng lên nhau. Ở các cạnh và bề mặt đều được bảo vệ bằng công nghệ độc quyền, giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình lắp đặt. Chiều cao tối đa có thể lên tới 7m, điều mà trước đây bộ khung đỡ cabinet khó đáp ứng.
Đại diện hãng, ông Kevin O'Connor, nhấn mạnh: “Khi trường quay ảo ngày càng phát triển, Sony nắm giữ lợi thế độc đáo khi cung cấp 1 hệ sinh thái giải pháp hoàn chỉnh nhất. Ở đây chúng tôi có cả máy quay digital CineAlta VENICE, màn hình microLED Crystal LED, công cụ phần mềm,... tạo thành 1 quy trình làm việc khép kín cho nhà sáng tạo”.
Ông cho biết VERONA ra đời sẽ giúp nhiều studio tiếp cận với công nghệ trường quay ảo đang thịnh hành. Nó giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sản xuất nội dung hơn phương pháp cũ. Không chỉ vậy, module VERONA mới tiêu thụ điện hiệu quả hơn thế hệ cũ 27%, giúp vận hành 1 hệ thống sản xuất lâu dài nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài sản xuất phim điện ảnh, phim truyền hình, TVC, giải pháp của Sony cũng có thể ứng dụng cho mục đích livestream, thuyết trình hội họp. Ví dụ CEO ở Mỹ có thể thực hiện thuyết trình, trong khi ban quản lí và giám đốc tại Nhật Bản theo dõi qua 1 màn hình LED khổng lồ. Các hình ảnh slide và nội dung hiển thị được đưa vào qua phần mềm máy tính, còn CEO ghi lại bằng camera.
Sony đã xây dựng nhiều trường quay ảo trên thế giới ở Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Mỹ,...
>>> Sony công bố màn hình microLED cho doanh nghiệp.