Mặt Trời vừa bị vỡ một góc, chuyện gì đang xảy ra vậy?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Vật chất từ một sợi plasma phun trào từ bề mặt của Mặt Trời đã vỡ ra và dường như tạo thành một vòng xoáy ở phần cực bắc của "quả cầu lửa". Hiện các nhà khoa học nói rằng họ chưa nhìn thấy bất cứ điều gì tương tự như vậy, những phân tích sâu hơn sẽ được yêu cầu để xác định nó thực sự là gì.
Những sự kiện kỳ lạ từ Mặt Trời vốn không phải là điều bất ngờ. Ngôi sao của hành tinh chúng ta đang tăng cường những hoạt động của nó, với nhiều vết đen và ánh sáng. Mặt trời đã có những đợt bùng phát trong năm 2022, hiện tại đã phun ra những tia cấp X và cấp M vào tháng 1 năm 2023, các vụ phun trào lớn nhất và lớn thứ hai mà Mặt Trời có thể xảy ra.
Mặt Trời đang trải qua các chu kỳ hoạt động cứ sau 11 năm hoặc lâu hơn, từ tương đối yên tĩnh và yên bình đến hoàn toàn huyên náo. Cho nên có vẻ như những hiện tượng này không có gì đáng lo ngại, Các chu kỳ này trùng với các dao động trong từ trường của mặt trời. Khi từ trường ở mức yếu nhất tại các cực, các cực từ của Mặt Trời đổi chỗ cho nhau và cực của từ trường đảo ngược. Đây là khi Mặt Trời hoạt động mạnh nhất, được gọi là cực đại của Mặt Trời.
Giai đoạn này là đỉnh cực đại của năng lượng Mặt Trời, bởi vì Mặt Trời vốn đã rất bí ẩn nên chúng ta không biết chính xác khi nào sự đảo cực sẽ xảy ra. Các nhà khoa học về năng lượng Mặt Trời có thể đưa ra dự đoán về sự tiến triển của chu kỳ Mặt Trời sắp tới, nhưng nó đã đến từ rất sớm. Bắt đầu vào tháng 12 năm 2019, hoạt động của Mặt Trời đã vượt quá mong đợi một cách đáng kể và vẫn tiếp tục như vậy.

Cận cảnh vụ phun trào khí từ Mặt Trời
Nhà vật lý năng lượng mặt trời Scott McIntosh vốn đã quan sát Mặt Trời trong nhiều thập kỷ nói rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy một "cơn lốc" giống như cơn lốc xảy ra khi một mảnh của Mặt Trời vị vỡ và bị cuốn vào bầu khí quyển mặt trời. Hiện các chuyên gia đang phân tích các dữ liệu từ các đài quan sát mặt trời để có những lời giải thích chi tiết hơn.
>>>Vũ trụ từng tồn tại những ngôi sao "siêu nặng" gấp 100.000 lần khối lượng Mặt Trời
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top