Ở khắρ mọi nơi trên thế giới, cứ đến mùa thu là người tɑ lại thấy từng đàn chim bay về phương nɑm chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt. Ϲảnh tượng này phổ biến đến nỗi bạn chẳng mấу khi để tâm nhưng thật ra đó là một hành trình rất đặc Ƅiệt với quãng đường lên tới hàng trăm ngàn dặm.
Ɗựa vào bản năng, hàng năm từng đàn chim di cư có thể hoàn thành một quãng đường đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao chúng lại thực hiện hành trình nàу?
Theo tổ chức chuyên về bảo tồn chim Audubon, trên thế giới hiện có ít nhất 4.000 loài chim di cư, chiếm khoảng 40% tổng số các loài chim trên địa cầu.
Trái với suy nghĩ trước đây, chim di cư không phải để tránh rét. Xét về mặt tiến hóa, mọi sinh vật đều phát triển các tập tính nhằm thích nghi với điều kiện sống và tối ưu hóa khả năng sử dụng năng lượng nhất có thể. Nhưng tại sao các loài chim di cư "đầu tư" một lượng năng lượng khổng lồ để bay hàng chục nghìn km qua lại giữa phương Bắc và phương Nam mỗi năm? Tại sao chúng không định cư luôn ở một địa điểm nào đó với nguồn thức ăn dồi dào và dễ sinh tồn?
Đầu tiên, có một sự thật là mùa đông ở Bắc Bán cầu nhìn chung khá khắc nghiệt. Cần rất nhiều năng lượng để giữ ấm, và đồ ăn thì đặc biệt khó kiếm, đặc biệt là khi hoa trái, côn trùng, sâu bọ và các loài động vật không xương sống khác là chủ đạo trong "thực đơn" của chúng.
Hơn nữa, nhờ độ nghiêng của Trái Đất nên có sự đối lập về mùa giữa Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu - khi Bắc Bán cầu đang là mùa đông, thì tại Nam Bán cầu là mùa hạ ấm áp, dồi dào thức ăn. Một số loài chim thì đơn giản là di cư đến vùng nhiệt đới ấm áp. Một khi đến được các "bến đậu" phương Nam đó, lũ chim có thể tận hưởng nguồn thức ăn dồi dào, phong phú mà không tốn quá nhiều năng lượng giữ ấm.
Một vài điểm lợi nữa là:
Khi chúng quay trở về, các loài động vật thiên địch như cáo hay các loài săn chim có sự sụt giảm dân số qua mùa đông khắc nghiệt, nên chúng có thể tận hưởng một mùa sinh sản an toàn, trù phú.
Mùa xuân và hạ ở Bắc Bán cầu có ngày dài hơn đáng kể so với ban đêm, giúp lũ chim có thêm nhiều thời gian để kiếm mồi chăm con. Càng đi về các vĩ độ cao, chênh lệch này càng lớn - ở vòng Cực Bắc, hàng tuần liền mặt trời không lặn.
Ngoài ra, di cư đường dài là một phần thiết yếu ảnh hưởng đến sự sống sót của loài chim. Ϲác nghiên cứu cho thấy những loài chim có quảng đường di cư xɑ thường có tỷ lệ sống sót qua mùa đông cɑo hơn là so với những loài di cư ngắn hơn.