Mặc dù các hãng không tập trung làm TV chỉ để xem thể thao và bóng đá, nhưng khi mua TV cho những nhu cầu này thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố cần thiết như góc nhìn, kích cỡ, độ mượt chuyển động, độ sáng, màu sắc và chất lượng hiển thị nội dung HDR.
Các TV LCD như TV QLED có góc nhìn trung bình từ 20-40 độ tính từ trung tâm. Bạn sẽ nhận thấy màu sắc bị nhạt dần và độ sáng giảm khi nhìn vào TV LCD ở các góc từ 10-20 độ. Mức độ giảm của màu sắc và độ sáng càng lớn khi nhìn từ góc càng rộng hơn. TV có góc nhìn hẹp là do sử dụng đèn nền chiếu qua màn hình LCD. Giống như xem ánh sáng phòng ngủ từ bên ngoài ngôi nhà, ánh sáng có thể nhìn thấy rõ nhất từ những góc nhìn nhất định. Vì vậy, nếu bạn muốn xem TV ở góc nhìn rộng nhất có thể thì TV OLED đang là lựa chọn tốt nhất ở khía cạnh này, do không sử dụng đèn nền. Nếu bắt buộc chọn TV LCD, hãy ưu tiên loại IPS LCD hơn VA LCD, vì IPS sẽ có góc nhìn rộng hơn.
Tần số quét cao sẽ giảm hiện tượng mờ chuyển động và khiến hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. Còn thời gian phản hồi thấp sẽ hạn chế hiện tượng bóng ma với những hình ảnh chuyển động nhanh. Thời gian phản hồi (response time) là thời gian màn hình chuyển từ màu này sang màu khác, được tính theo đơn vị mili giây. Thông thường, TV có thời gian phản hồi dưới 5ms được đánh giá là tốt. Trong đó, các TV OLED là những TV có thời gian phản hồi tốt nhất trên thị trường. Theo Rtings thì thời gian phản hồi của TV OLED chỉ mất hơn 2-3ms. Trong khi đó, TV QLED thường từ 12-20 giây. Tần số quét được đo bằng hertz (Hz), được định nghĩa là một chu kỳ trên giây. Ví dụ 60Hz sẽ làm mới màn hình 60 lần một giây. Tốc độ làm mới của TV QLED và OLED hiện nay thường là 120Hz nhưng có thể đạt cao hơn ở các mẫu TV đời mới hơn. Đây là tốc độ làm mới đủ nhanh cho hầu hết nhu cầu từ xem thể thao, bóng đến chơi game.
TV OLED có thể hiển thị trung bình khoảng 95-99% gam màu (số màu mà TV có thể hiển thị) và 80-85% khối lượng màu (số màu TV có thể hiển thị ở các mức độ sáng khác nhau). Trong khi đó, TV QLED có thể hiển thị trung bình 84-94% gam màu và 73-90% khối lượng màu. Các dòng TV phổ thông có khối lượng màu và gam màu thấp hơn so với TV QLED và OLED. Một số TV được các nhà sản xuất quảng cáo đạt 100% khối lượng màu nhưng thực tế thường không đạt được con số đó. Mặc dù vậy, bạn sẽ khó nhận biết được về sự khác biệt về độ chính xác màu sắc ở những TV OLED và TV QLED cao cấp nếu được cân chỉnh cẩn thận.
Xem nội dung hỗ trợ HDR sẽ tạo ra hình ảnh có độ sáng sáng hơn, vùng tối tối hơn, màu sắc tự nhiên hơn và hình ảnh sắc nét hơn. TV OLED có khối lượng/gam màu cao và tỷ lệ tương phản gần như tuyệt đối, đó đều là yếu tố cần cho trải nghiệm HDR chất lượng. Mặc dù nội dung HDR thường yêu cầu độ sáng cao, nhưng TV OLED vẫn có thể tạo ra những hình ảnh HDR tuyệt vời nhờ có tỷ lệ tương phản cực cao. Tuy vậy, khi xem HDR trên TV OLED, tốt nhất bạn nên xem ở môi trường phòng ít ánh sáng hoặc buổi tối. Nếu so sánh thì TV OLED vẫn hiển thị HDR tốt hơn QLED, do lợi thế màu đen sâu hoàn hảo.
Trải nghiệm Anker Prime 250W A2345 và Anker Zolo 140W A2697: bộ đôi sạc độc lạ tích hợp cả màn hình, AI cảm xúc, "sạc cả thế giới"