Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa


Mụn mạch lươn là một dạng mụn trứng cá nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Loại mụn này thường bị viêm nhiễm và nổi theo những mảng lớn, nhiều người tự ý điều trị mụn này ở nhà nhưng không hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến sẹo về sau.

Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về mụn mạch lươn, nguyên nhân và cách điều trị chuẩn theo lời khuyên của chuyên gia. Bạn có thể tham khảo và tìm cho mình hướng điều trị an toàn nhất.

Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa 

Mụn mạch lươn là một dạng mụn trứng cá đã phát triển nặng

Mụn mạch lươn là gì?

Mụn mạch lươn hay còn gọi là mụn trứng cá cụm, chúng được hình thành bởi các nốt sần, mụn nang và áp xe mọc liền nhau và phát triển ở sâu dưới da. Mụn mạch lươn có thể được xem là một bệnh lý viêm nhiễm, gây đau nhói và thường xuất hiện ở vùng da mặt, lưng và ngực.

Quá trình chữa lành của chúng cũng rất chậm, về lâu dài vùng da này có nguy cơ hình thành các hốc sâu dưới da. Nếu không được điều trị đúng cách còn rất dễ để lại sẹo và trở nên thâm sạm. Điều này ảnh hưởng xấu đến diện mạo của làn da, khiến nhiều người có tâm lý tự ti ngại giao tiếp.

Nguyên nhân gây ra mụn mạch lươn

Ở tuổi dậy thì, các nốt mụn trứng cá thường xuất hiện và tồn tại nhiều năm tuy nhiên chúng có thể phát triển thành mụn mạch lươn do nhiều yếu tố sau:

- Yếu tố bên trong cơ thể: do di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tự miễn (liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể), tăng tiết bã nhờn, dày sừng nang lông.

- Do yếu tố bên ngoài môi trường: bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất (mỹ phẩm, xà phòng, tẩy rửa quần áo…), thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

- Vi khuẩn: mụn mạch lươn có thể do bội nhiễm của vi khuẩn Staphylococcus và các vi khuẩn yếm khí gây ra.

- Sờ, nặn và chăm sóc da mụn không đúng cách: các nốt mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm khi chăm sóc sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn mạch lươn.

Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa 

Chăm sóc da mụn sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn mạch lươn

Biểu hiện của mụn mạch lươn

- Mụn mạch lươn là dạng mụn trứng cá đã phát triển nặng nhất với các triệu chứng riêng biệt như:

- Xuất hiện dưới dạng mụn cứng, sưng đỏ, bên dưới là các mô mụn có liên kết phức tạp với khoang chứa nhiều mủ, dịch và máu.

- Bề mặt da bị phù nề và bị tổn thương do các nốt mụn nang to dần.

- Các vết viêm nhiễm trên da để lại sẹo và thường tái phát.

- Xuất hiện nhiều ở vùng da ra nhiều mồ hôi như mặt, cổ, vai, lưng và ngực.

Cách điều trị mụn mạch lươn chuẩn

Do mụn mạch lươn có tính lan rộng và gây ra tổn hại lớn lên da nên việc điều trị có thể hơi phức tạp.

Đối với mụn mạch lươn, các phương pháp điều trị không kê đơn như dùng axit salicylic sẽ không hiệu quả vì chúng chỉ tác động lên lớp da trên bề mặt. Bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn cách điều trị dứt điểm.

Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa 

Bí quyết điều trị mụn mạch lươn hiệu quả là đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể kê thuốc theo toa và kết hợp việc uống thuốc cùng với một số loại kem trị mụn.

Theo đó, các bước khắc phục mụn mạch lươn sẽ được thực hiện như sau:

- Khám da liễu: bước đầu tiên, bác sĩ sẽ soi da để xác định tình trạng mụn, đồng thời phát hiện nguyên nhân gây mụn để tư vấn hướng chăm sóc da và điều trị.

- Lấy nhân mụn: bạn sẽ được làm sạch da trước khi bác sĩ thực hiện loại bỏ nhân mụn bằng các dụng cụ y tế chuyên biệt.

- Điều trị mụn bằng các loại thuốc kê đơn: bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống.

- Áp dụng các phương pháp trị mụn công nghệ cao: khi mụn mạch lươn đã trở nên quá nặng, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số phương pháp điều trị mụn công nghệ cao như công nghệ ánh sáng xanh, chiếu tia laser, trị liệu ánh sáng IPL,...

- Chăm sóc da mụn: tích cực chăm sóc da bằng các biện pháp diệt khuẩn và se khít lỗ chân lông để da hồi phục nhanh và tránh tái phát lại.

>> Tham khảo thêm: Top 10+ serum trị mụn tốt nhất hiện nay

Tóm lại khi bị mắc phải loại mụn này, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt đừng để tình trạng mụn trở nên quá nặng. Bên cạnh đó, không nên bóp nặn mủ từ nốt mụn vì đây đều là những hành động không an toàn. Thay vào đó, hãy chăm sóc da đúng cách bằng những hành động thường ngày như giữ vùng da luôn sạch, hạn chế dùng mỹ phẩm hay vệ sinh chăn gối mỗi tuần 1 lần, kết hợp cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp hỗ trợ chữa lành mụn mạch lươn nhanh chóng hơn.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về mụn mạch lươn. Hy vọng bài biết cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về loại mụn này cũng như  có hướng điều trị hợp lý cho bản thân.

Top