Thượng viện Hoa Kỳ mới đây đã thông qua cuộc bỏ phiếu bằng giọng nói dự luật cấm nhân viên liên bang sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok đến từ Trung Quốc trên các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ.
Dự luật vẫn phải được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trước khi đến tay Tổng thống Joe Biden phê chuẩn. Hạ viện sẽ cần thông qua dự luật của Thượng viện trước khi phiên họp quốc hội hiện tại kết thúc, dự kiến vào tuần tới.
Cuộc bỏ phiếu này là hành động mới nhất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm đàn áp những công ty Trung Quốc trong bối cảnh các lo ngại an ninh quốc gia tăng lên, cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng những ứng dụng đó để theo dõi người Mỹ.
Hành động của Thượng viện được đưa ra sau khi Bắc Dakota và Iowa cùng ngày càng nhiều bang của Mỹ ra lệnh cấm TikTok, vốn thuộc sở hữu của ByteDance, khỏi các thiết bị thuộc sở hữu nhà nước trong bối cảnh lo ngại rằng dữ liệu có thể được chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Trong kỳ Đại hội trước đây, Thượng viện đã nhất trí thông qua luật cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ vào hồi tháng 8/2020. Đến năm 2021, Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley một lần nữa đưa ra luật này.
Nhiều cơ quan liên bang bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao đã cấm cài đặt TikTok trêm các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ. Trước đây, Hawley cho biết rằng: “TikTok là một rủi ro bảo mật lớn đối với Hoa Kỳ và nó không có chỗ trên các thiết bị của chính phủ.”
Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum và Thống đốc bang Iowa Kim Reynolds đã ban hành chỉ thị cấm các cơ quan hành pháp tải về ứng dụng TikTok trên bất kỳ thiết bị nào do chính phủ cấp. Khoảng một chục tiểu bang của Mỹ đã thực hiện các hành động tương tự, bao gồm cả Alabama và Utah.
TikTok cho biết, những lo ngại phần lớn bắt nguồn từ thông tin sai lệch và rất vui được gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách để thảo luận về mọi hoạt động của công ty.
TikTok cho biết: “Chúng tôi thất vọng vì rất nhiều bang đang nhảy vào con thuyền chính trị để ban hành các chính sách dựa trên những thông tin sai lệch vô căn cứ về TikTok, vốn sẽ không giúp ích gì cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”
Các bang khác có hành động tương tự bao gồm Texas, Maryland và Nam Dakota.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio mới đây đã công bố luật lưỡng đảng cấm hoàn toàn TikTok ở Mỹ, gây áp lực lên ByteDance bởi Hoa Kỳ lo ngại ứng dụng này có thể được sử dụng để theo dõi người Mỹ cũng như kiểm duyệt nội dung.
Văn phòng của Rubio cho biết, luật này sẽ chặn mọi giao dịch từ bất kỳ công ty mạng xã hội nào trong hoặc dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.
Tại một phiên điều trần vào tháng trước, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết các hoạt động của TikTok tại Mỹ gây các mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Hồi năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng chặn người dùng mới tải về TikTok và cấm các giao dịch khác. Điều này lẽ ra đã ngăn chặn được việc sử dụng ứng dụng này ở Mỹ một cách hiệu quả nhưng cuối cùng lại thua trong một loạt vụ kiện tụng liên quan đến biện pháp này.
Hồi năm 2020, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, một cơ quan an ninh quốc gia đầy quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ, đã ra lệnh cho ByteDance thoái vốn ra khỏi TikTok vì lo ngại rằng dữ liệu người dùng Mỹ có thể được chuyển cho chính phủ Trung Quốc, mặc dù ByteDance đã không thực hiện.
Theo Reuters, CFIUS và TikTok đã đàm phán trong nhiều tháng qua để đạt được thỏa thuận an ninh quốc gia nhằm bảo vệ dữ liệu của hơn 100 triệu người dùng TikTok, nhưng có vẻ như họ sẽ không đạt được thỏa thuận nào trước cuối năm nay.
>>> Mỹ "đốt" hàng tỷ USD để "tiễn vong" triệt để thiết bị viễn thông Trung Quốc
Nguồn: The Korea Times
Dự luật vẫn phải được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trước khi đến tay Tổng thống Joe Biden phê chuẩn. Hạ viện sẽ cần thông qua dự luật của Thượng viện trước khi phiên họp quốc hội hiện tại kết thúc, dự kiến vào tuần tới.
Cuộc bỏ phiếu này là hành động mới nhất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm đàn áp những công ty Trung Quốc trong bối cảnh các lo ngại an ninh quốc gia tăng lên, cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng những ứng dụng đó để theo dõi người Mỹ.
Hành động của Thượng viện được đưa ra sau khi Bắc Dakota và Iowa cùng ngày càng nhiều bang của Mỹ ra lệnh cấm TikTok, vốn thuộc sở hữu của ByteDance, khỏi các thiết bị thuộc sở hữu nhà nước trong bối cảnh lo ngại rằng dữ liệu có thể được chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Trong kỳ Đại hội trước đây, Thượng viện đã nhất trí thông qua luật cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ vào hồi tháng 8/2020. Đến năm 2021, Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley một lần nữa đưa ra luật này.
Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum và Thống đốc bang Iowa Kim Reynolds đã ban hành chỉ thị cấm các cơ quan hành pháp tải về ứng dụng TikTok trên bất kỳ thiết bị nào do chính phủ cấp. Khoảng một chục tiểu bang của Mỹ đã thực hiện các hành động tương tự, bao gồm cả Alabama và Utah.
TikTok cho biết, những lo ngại phần lớn bắt nguồn từ thông tin sai lệch và rất vui được gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách để thảo luận về mọi hoạt động của công ty.
TikTok cho biết: “Chúng tôi thất vọng vì rất nhiều bang đang nhảy vào con thuyền chính trị để ban hành các chính sách dựa trên những thông tin sai lệch vô căn cứ về TikTok, vốn sẽ không giúp ích gì cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”
Các bang khác có hành động tương tự bao gồm Texas, Maryland và Nam Dakota.
Văn phòng của Rubio cho biết, luật này sẽ chặn mọi giao dịch từ bất kỳ công ty mạng xã hội nào trong hoặc dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.
Tại một phiên điều trần vào tháng trước, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết các hoạt động của TikTok tại Mỹ gây các mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Hồi năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng chặn người dùng mới tải về TikTok và cấm các giao dịch khác. Điều này lẽ ra đã ngăn chặn được việc sử dụng ứng dụng này ở Mỹ một cách hiệu quả nhưng cuối cùng lại thua trong một loạt vụ kiện tụng liên quan đến biện pháp này.
Hồi năm 2020, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, một cơ quan an ninh quốc gia đầy quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ, đã ra lệnh cho ByteDance thoái vốn ra khỏi TikTok vì lo ngại rằng dữ liệu người dùng Mỹ có thể được chuyển cho chính phủ Trung Quốc, mặc dù ByteDance đã không thực hiện.
Theo Reuters, CFIUS và TikTok đã đàm phán trong nhiều tháng qua để đạt được thỏa thuận an ninh quốc gia nhằm bảo vệ dữ liệu của hơn 100 triệu người dùng TikTok, nhưng có vẻ như họ sẽ không đạt được thỏa thuận nào trước cuối năm nay.
>>> Mỹ "đốt" hàng tỷ USD để "tiễn vong" triệt để thiết bị viễn thông Trung Quốc
Nguồn: The Korea Times