Một cuộc khảo sát mới nhất của NASA vừa tìm ra tới 17 hành tinh có thể sở hữu đại dương nước tồn tại bên dưới bề mặt băng giá, trở thành những ứng viên tiềm năng trong các sứ mệnh tương lai nhằm tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
Mô phỏng hình ảnh của Proxima Centauri b, một trong những ứng viên hành tinh có sự sống Sự sống thì phải cần nước, theo như hiểu biết của con người lâu nay dựa trên thực tế từ hành tinh của chúng ta. Dựa trên thực tế này, các nhà thiên văn học và sinh học vũ trụ tự nhiên tập trung nỗ lực tìm kiếm những hành tinh có thể có đại dương nước. Nước dưới dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt các hành tinh, nơi nhiệt độ trực tiếp từ sao trung tâm có thể ngăn chặn nước đóng băng. Tuy nhiên, nước dưới dạng lỏng còn có thể nằm bên dưới bề mặt một hành tinh, nơi những nguồn nhiệt nội tại cho phép duy trì các đại dương trong lòng đất. Trong phân tích mới được đăng tải trên chuyên san The Astrophysical Journal, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện đến 17 hành tinh nhiều khả năng có các đại dương ngầm trong lòng đất, bên dưới những lớp băng dày. Vì thế những thế giới này, như các mặt trăng băng giá của sao Mộc, có thể là những mục tiêu đầy hứa hẹn để tìm kiếm những chỉ dấu sinh học, tức những dấu hiệu hóa học của sự sống. Trong khi NASA vẫn chưa rõ thành phần, ước tính nhiệt độ bề mặt cho thấy bề mặt của nhóm hành tinh lạnh hơn nhiều so với trái đất. Mật độ của chúng cũng thấp hơn địa cầu, dù kích thước có thể tương đương. "Các cuộc phân tích của chúng tôi dự đoán 17 thế giới trên có thể có những bề mặt băng giá, nhưng nhiệt độ nội tại của hành tinh vẫn đủ để duy trì các đại dương ngầm trong lòng đất", theo nhà khoa học Lynnae Quick của Trung tâm Bay Không gian Goddard (NASA). >> NASA truyền thành công video trực tiếp bằng laser từ không gian cách xa trái đất tới 31 triệu km
Thử mang Huawei Watch GT 5 Pro Titanium đi lên rừng, xuống biển và cái kết