Trung Đào
Writer
Những người yêu thích tiểu thuyết hẳn đều biết được đánh giá là nhân vật võ công cao cường nhất trong tác phẩm. Nhờ may mắn, Trương Vô Kỵ tình cờ học được Cửu Dương thần công, Càn khôn đại na di và Thái Cực thần công. Thậm chí, chàng ta còn được Trương Tam Phong truyền dạy Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm. Sau này, nhờ đoạt được Thánh hoả lệnh của Minh giáo Ba Tư, Trương Vô Kỵ còn học thêm các môn võ có trong này. Mỗi môn võ công mà Trương Vô Kỵ học được đều là tuyệt đỉnh võ học đương thời, vì thế chàng cũng nhanh chóng trở thành đệ nhất cao thủ đương thời.
Trong tác phẩm , Đoàn Dự là một trong ba nhân vật chính. Do cơ duyên mà Đoàn Dự học được môn võ Lăng Ba Vi Bộ và Bắc Minh thần công. Sau đó tại chùa Thiên Long, Đoàn Dự may mắn luyện thành công Lục Mạch Thần Kiếm - được xem là một trong hai môn võ công đệ nhất thiên hạ cùng với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm. Với những môn võ công đã học, Đoàn Dự là một trong những người có võ công cao nhất của tác phẩm dù chưa thuần thục, chàng ta còn được đánh giá thuộc hàng mạnh nhất, thậm chí là hơn cả Tiêu Phong.
Trương Vô Kỵ và Đoàn Dự nếu đấu với nhau thì ai sẽ là người chiến thắng? (Ảnh: Sohu)
Cả Trương Vô Kỵ và Đoàn Dự đều may mắn học được các môn thần công và trở thành tuyệt thế cao thủ trong võ lâm. Nhưng nếu Trương Vô Kỵ sử dụng Cửu Dương thần công đấu với Đoàn Dự và Bắc Minh thần công thì ai sẽ chiến thắng?
Theo thế giới quan này của Kim Dung, Bắc Minh thần công chính là môn võ giúp người luyện trở nên mạnh hơn. Bởi Bắc Minh thần công là môn nội công tâm pháp thượng thừa có nguồn gốc từ Tiêu Dao phái.
Bắc Minh thần công có đặc tính nội lực càng mạnh thì lực hút càng lớn. (Ảnh: Sohu)
Trong truyện Thiên long bát bộ, Bắc Minh thần công lần đầu xuất hiện khi được Đoàn Dự phát hiện cùng lúc với Lăng ba vi bộ dưới bồ đoàn của bức tượng ngọc thạch do Vô Nhai Tử khắc nên.
Bắc Minh thần công có đặc tính nội lực càng mạnh thì lực hút càng lớn, nếu nội lực của địch hơn ta thì rất nguy hiểm khi hấp thụ, càng tích luỹ nội lực sẽ càng dày đặc. "Bắc minh chân khí" có thể dễ dàng chuyển hoá dung hợp với các loại võ công khắp thiên hạ, dễ dàng học được nhiều loại võ công có thuộc tính xung đột với nhau.
Nguyên lý tu luyện lấy "Trang Tử Tiêu Dao Du" làm gốc: "Ở tận cùng phía bắc có ao tối, đó chính là ao trời. Trong ao có cá lớn, vài nghìn dặm không nhìn thấy cá bao giờ. Nếu như nước tích không đủ thì không có sức mang nổi thuyền lớn. Đổ một chén nước vào chỗ trũng, lấy cái lá cỏ làm thuyền thì được, còn lấy cái chén làm thuyền thì không xong vì nước nông mà thuyền quá lớn. Bản phái võ công cũng chẳng khác, yếu quyết đầu tiên là tích súc nội lực. Nội lực đầy đủ rồi, võ công trong thiên hạ ta đều dùng được, khác gì biển bắc, thuyền lớn thuyền nhỏ đều chở được, cá lớn cá nhỏ đều dung được. Cho nên nội lực là gốc, chiêu số là ngọn".
"Bắc Minh thần công lấy nội lực của thiên hạ làm của mình. Nước lớn biển Bắc không phải tự nhiên mà có..."
Đoàn Dự do vô tình học được Bắc Minh thần công đã có được nội lực thâm hậu. (Ảnh: Sohu)
Minh họa trực quan nhất cho phần nguyên lý tu luyện này là khi Đoàn Dự nhờ Bắc Minh thần công hút được nội lực của Vô Lượng Kiếm, Đoàn Diên Khánh, Hoàng My Tăng, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần, Cưu Ma Trí… nên nội công anh ta có được chắc chắn không dưới 200 năm. Sau khi hút được nội công của nhiều người, Đoàn Dự đã thi triển được uy lực của Lục Mạch thần kiếm. Có thể nói, nội công mà Đoàn Dự có được khó cao thủ nào có thể vượt qua.
Cửu dương chân kinh là bí kíp thuần túy về tu luyện nội lực. Theo mô tả của Kim Dung trong Ỷ thiên đồ long ký, khi luyện thành Cửu Dương chân kinh thì trong mình người học sẽ có được nội công hùng hậu vào loại bậc nhất mà không môn nội công nào khác có thể vượt qua. Cửu Dương thần công được xem là môn nội công chí dương trong thiên hạ, mang tính dương. Nội lực Cửu Dương thần công sinh ra gần như là liên miên bất tuyệt, có thể hóa giải được những nguồn nội công mang tính âm hàn như Huyền minh thần chưởng hay Huyễn âm chỉ, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Cửu Dương thần công còn có thể giúp người luyện hoán gân chuyển cốt, khiến cơ thể bách độc bất xâm.
Trương Vô Kỵ cũng đã học được nhiều tuyệt kỹ võ công thượng thừa nhờ Cửu Dương thần công. (Ảnh: Sohu)
Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu dương chân kinh còn có thể học được Càn khôn đại na di chỉ trong một đêm. Trương Vô Kỵ cũng đã học được nhiều tuyệt kỹ võ công thượng thừa và ngộ ra nhiều đạo lý thâm sâu trong võ học, trở thành một cao thủ có võ công và có một nội lực tuyệt đỉnh.
Xét về nội lực, Trương Vô Kỵ với Cửu Dương thần công không thể yếu hơn Đoàn Dự. Bởi theo nguyên lý tu luyện thì nội lực Cửu Dương thần công sinh ra gần như là liên miên bất tuyệt, cũng có nghĩa là nội lực của Trương Vô Kỵ gần như là vô tận. Khi Trương Vô Kỵ đấu với 3 vị cao tăng của Thiếu Lâm tự được mô tả: "Thần kỹ Cửu Dương thần công của Trương Vô Kỵ vốn là vô tận và càng sử dụng càng mạnh, mỗi chiêu thức đều cần một lượng nội lực khổng lồ và anh ta dần dần ảm thấy sức chịu đựng đã không còn nữa". Từ góc nhìn này có thể thấy nội lực của Trương Vô Kỵ quả thực là vô tận nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian ngắn có thể gây ra suy nhược.
Tuy nhiên, Đoàn Dự nếu sử dụng Bắc Minh thần công chưa chắc đã hấp thu được nội lực của Trương Vô Kỵ. Nguyên nhân là do trong nguyên tắc tu luyện của Bắc Minh thần công có cảnh báo rằng: "Nếu nội lực của địch tốt hơn ta cũng như nước biển tràn về sông, nguy hiểm càng lớn, hãy cẩn thận."
Đoàn Dự nếu sử dụng Bắc Minh thần công chưa chắc đã hấp thu được nội lực của Trương Vô Kỵ. (Ảnh: Sohu)
Nội lực của Trương Vô Kỵ là vô tận, xét về mặt dự trữ thì cao hơn Đoàn Dự rất nhiều, do đó nếu Đoàn Dự dùng Bắc Minh thần công hấp thụ nội lực của Trương Vô Kỵ thì rất có thể sẽ bị phản phệ.
Khi Đoàn Dự hấp thu nội lực của 7 vị cao thủ Vô Lượng Kiếm, họ hiển nhiên có nội lực cao hơn anh ta nhưng khi đó Đoàn Dự không bị sao, ta có thể thấy không hẳn Bắc Minh thần công sẽ phản phệ.
Thế nhưng, Trương Vô Kỵ còn có một "vũ khí bí mật" khác đó là chàng ta cũng có khả năng hấp thu nội lực của người khác. Tại đỉnh Quang Minh, lúc 6 môn phái bao vây Minh giáo, Trương Vô Kỵ đã một mình đánh bại nhiều cao thủ võ lâm. Trương Vô Kỵ khi đó bị thương nặng nhưng Cửu Dương thần công vẫn luôn bảo vệ cơ thể chàng ta.
Nguyên văn trong Ỷ thiên đồ long ký có viết: "Bấy giờ Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Trương Tùng Khê, Mạc Thanh Cốc bốn người ngồi bốn phía, mỗi người giơ một chưởng ra, đè lên bụng ngực, lưng eo bốn nơi đại huyệt của Trương Vô Kỵ vận nội công giúp chàng trị thương. Bốn người vừa nhả nội lực, thấy trong thân thể chàng có một sức hút rất mạnh, cuồn cuộn tuôn ra. Bốn người kinh hãi, nghĩ thầm nếu cứ tiếp tục bị hút như thế, chỉ trong một hai giờ, không ai còn chút nội lực nào nữa. Thế nhưng chưa biết chàng sống chết ra sao, biết làm thế nào cho phải? Còn đang phân vân, Trương Vô Kỵ từ từ mở mắt ra, kêu "A" lên một tiếng. Cả bọn Tống Viễn Kiều thấy giật một cái, lòng bàn tay có một luồng hơi ấm, chính là Cửu Dương thần công của chàng đang truyền ngược lại cho bốn người."
Từ đây có thể thấy Cửu Dương thần công của Trương Vô Kỵ cũng có thể hấp thu nội lực của người khác, nhưng khác với Bắc Minh thần công của Đoàn Dự không thể khống chế thì Trương Vô Kỵ lại điều khiển được nội lực của mình truyền qua cho người khác. Như vậy, cảnh giới của Trương Vô Kỵ phải cao hơn Đoàn Dự rất nhiều.
Qua tất cả các chi tiết trên, có thể kết luận rằng Đoàn Dự nếu dùng Bắc Minh thần công không thể hấp thu nội lực của Trương Vô Kỵ khi sử dụng Cửu Dương thần công. Đồng thời, Đoàn Dự cũng không thể thắng được Trương Vô Kỵ.
Trong tác phẩm , Đoàn Dự là một trong ba nhân vật chính. Do cơ duyên mà Đoàn Dự học được môn võ Lăng Ba Vi Bộ và Bắc Minh thần công. Sau đó tại chùa Thiên Long, Đoàn Dự may mắn luyện thành công Lục Mạch Thần Kiếm - được xem là một trong hai môn võ công đệ nhất thiên hạ cùng với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm. Với những môn võ công đã học, Đoàn Dự là một trong những người có võ công cao nhất của tác phẩm dù chưa thuần thục, chàng ta còn được đánh giá thuộc hàng mạnh nhất, thậm chí là hơn cả Tiêu Phong.
Cả Trương Vô Kỵ và Đoàn Dự đều may mắn học được các môn thần công và trở thành tuyệt thế cao thủ trong võ lâm. Nhưng nếu Trương Vô Kỵ sử dụng Cửu Dương thần công đấu với Đoàn Dự và Bắc Minh thần công thì ai sẽ chiến thắng?
1. Sức mạnh của Bắc Minh thần công
Trong các tác phẩm của , ông thường đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nội công đối với các nhân vật. Những người có nội lực thâm sâu cũng là người có sức chiến đấu mạnh hơn. Nếu hiểu theo một cách khác, trong các trận đấu, các cao thủ phân định hơn thua với nhau không phải chiêu thức mà bằng nội công.Theo thế giới quan này của Kim Dung, Bắc Minh thần công chính là môn võ giúp người luyện trở nên mạnh hơn. Bởi Bắc Minh thần công là môn nội công tâm pháp thượng thừa có nguồn gốc từ Tiêu Dao phái.
Trong truyện Thiên long bát bộ, Bắc Minh thần công lần đầu xuất hiện khi được Đoàn Dự phát hiện cùng lúc với Lăng ba vi bộ dưới bồ đoàn của bức tượng ngọc thạch do Vô Nhai Tử khắc nên.
Bắc Minh thần công có đặc tính nội lực càng mạnh thì lực hút càng lớn, nếu nội lực của địch hơn ta thì rất nguy hiểm khi hấp thụ, càng tích luỹ nội lực sẽ càng dày đặc. "Bắc minh chân khí" có thể dễ dàng chuyển hoá dung hợp với các loại võ công khắp thiên hạ, dễ dàng học được nhiều loại võ công có thuộc tính xung đột với nhau.
Nguyên lý tu luyện lấy "Trang Tử Tiêu Dao Du" làm gốc: "Ở tận cùng phía bắc có ao tối, đó chính là ao trời. Trong ao có cá lớn, vài nghìn dặm không nhìn thấy cá bao giờ. Nếu như nước tích không đủ thì không có sức mang nổi thuyền lớn. Đổ một chén nước vào chỗ trũng, lấy cái lá cỏ làm thuyền thì được, còn lấy cái chén làm thuyền thì không xong vì nước nông mà thuyền quá lớn. Bản phái võ công cũng chẳng khác, yếu quyết đầu tiên là tích súc nội lực. Nội lực đầy đủ rồi, võ công trong thiên hạ ta đều dùng được, khác gì biển bắc, thuyền lớn thuyền nhỏ đều chở được, cá lớn cá nhỏ đều dung được. Cho nên nội lực là gốc, chiêu số là ngọn".
"Bắc Minh thần công lấy nội lực của thiên hạ làm của mình. Nước lớn biển Bắc không phải tự nhiên mà có..."
Minh họa trực quan nhất cho phần nguyên lý tu luyện này là khi Đoàn Dự nhờ Bắc Minh thần công hút được nội lực của Vô Lượng Kiếm, Đoàn Diên Khánh, Hoàng My Tăng, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần, Cưu Ma Trí… nên nội công anh ta có được chắc chắn không dưới 200 năm. Sau khi hút được nội công của nhiều người, Đoàn Dự đã thi triển được uy lực của Lục Mạch thần kiếm. Có thể nói, nội công mà Đoàn Dự có được khó cao thủ nào có thể vượt qua.
2. Cửu Dương thần công – nội lực vô tận
Xuất hiện trong bộ Ỷ thiên đồ long ký, Cửu Dương thần công hay còn gọi là Cửu dương chân kinh, được ghi lại bằng tiếng Phạn trong cuốn Lăng Già Kinh ở Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Dù nhiều người từng học môn võ này nhưng chỉ có Giác Viễn và Trương Vô Kỵ là lĩnh hội được đầy đủ.Cửu dương chân kinh là bí kíp thuần túy về tu luyện nội lực. Theo mô tả của Kim Dung trong Ỷ thiên đồ long ký, khi luyện thành Cửu Dương chân kinh thì trong mình người học sẽ có được nội công hùng hậu vào loại bậc nhất mà không môn nội công nào khác có thể vượt qua. Cửu Dương thần công được xem là môn nội công chí dương trong thiên hạ, mang tính dương. Nội lực Cửu Dương thần công sinh ra gần như là liên miên bất tuyệt, có thể hóa giải được những nguồn nội công mang tính âm hàn như Huyền minh thần chưởng hay Huyễn âm chỉ, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Cửu Dương thần công còn có thể giúp người luyện hoán gân chuyển cốt, khiến cơ thể bách độc bất xâm.
Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu dương chân kinh còn có thể học được Càn khôn đại na di chỉ trong một đêm. Trương Vô Kỵ cũng đã học được nhiều tuyệt kỹ võ công thượng thừa và ngộ ra nhiều đạo lý thâm sâu trong võ học, trở thành một cao thủ có võ công và có một nội lực tuyệt đỉnh.
3. Trương Vô Kỵ và Đoàn Dự: Ai mạnh hơn?
Nếu Trương Vô Kỵ đấu với Đoàn Dự bằng Cửu Dương thần công và Bắc Minh thần công thì kết quả sẽ ra sao?Xét về nội lực, Trương Vô Kỵ với Cửu Dương thần công không thể yếu hơn Đoàn Dự. Bởi theo nguyên lý tu luyện thì nội lực Cửu Dương thần công sinh ra gần như là liên miên bất tuyệt, cũng có nghĩa là nội lực của Trương Vô Kỵ gần như là vô tận. Khi Trương Vô Kỵ đấu với 3 vị cao tăng của Thiếu Lâm tự được mô tả: "Thần kỹ Cửu Dương thần công của Trương Vô Kỵ vốn là vô tận và càng sử dụng càng mạnh, mỗi chiêu thức đều cần một lượng nội lực khổng lồ và anh ta dần dần ảm thấy sức chịu đựng đã không còn nữa". Từ góc nhìn này có thể thấy nội lực của Trương Vô Kỵ quả thực là vô tận nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian ngắn có thể gây ra suy nhược.
Tuy nhiên, Đoàn Dự nếu sử dụng Bắc Minh thần công chưa chắc đã hấp thu được nội lực của Trương Vô Kỵ. Nguyên nhân là do trong nguyên tắc tu luyện của Bắc Minh thần công có cảnh báo rằng: "Nếu nội lực của địch tốt hơn ta cũng như nước biển tràn về sông, nguy hiểm càng lớn, hãy cẩn thận."
Nội lực của Trương Vô Kỵ là vô tận, xét về mặt dự trữ thì cao hơn Đoàn Dự rất nhiều, do đó nếu Đoàn Dự dùng Bắc Minh thần công hấp thụ nội lực của Trương Vô Kỵ thì rất có thể sẽ bị phản phệ.
Khi Đoàn Dự hấp thu nội lực của 7 vị cao thủ Vô Lượng Kiếm, họ hiển nhiên có nội lực cao hơn anh ta nhưng khi đó Đoàn Dự không bị sao, ta có thể thấy không hẳn Bắc Minh thần công sẽ phản phệ.
Thế nhưng, Trương Vô Kỵ còn có một "vũ khí bí mật" khác đó là chàng ta cũng có khả năng hấp thu nội lực của người khác. Tại đỉnh Quang Minh, lúc 6 môn phái bao vây Minh giáo, Trương Vô Kỵ đã một mình đánh bại nhiều cao thủ võ lâm. Trương Vô Kỵ khi đó bị thương nặng nhưng Cửu Dương thần công vẫn luôn bảo vệ cơ thể chàng ta.
Từ đây có thể thấy Cửu Dương thần công của Trương Vô Kỵ cũng có thể hấp thu nội lực của người khác, nhưng khác với Bắc Minh thần công của Đoàn Dự không thể khống chế thì Trương Vô Kỵ lại điều khiển được nội lực của mình truyền qua cho người khác. Như vậy, cảnh giới của Trương Vô Kỵ phải cao hơn Đoàn Dự rất nhiều.
Qua tất cả các chi tiết trên, có thể kết luận rằng Đoàn Dự nếu dùng Bắc Minh thần công không thể hấp thu nội lực của Trương Vô Kỵ khi sử dụng Cửu Dương thần công. Đồng thời, Đoàn Dự cũng không thể thắng được Trương Vô Kỵ.