Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Con cá chình kỳ dị này có thể ăn con mồi to hơn cơ thể nhờ chiếc miệng khổng lồ có thể mở miệng tới 90 độ.
Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Biển sâu chứa đầy những sinh vật kỳ lạ và tuyệt vời. Trong số đó có một loài cá chình kỳ dị với cái miệng khổng lồ có điểm giống mỏ của bồ nông.
Được mệnh danh là cá chình bồ nông và có tên khoa học là Eurypharynx pelecanoides, loài cá bí ẩn này sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Mặc dù chúng không sống ở gần đáy nhưng chúng thích sống ở độ sâu từ 500 đến 3.000 mét.
Joel Llopiz, nhà hải dương học thủy sản và nhà sinh thái học cá ấu trùng tại Woods Hole cho biết, khía cạnh thú vị nhất của loài này là cái miệng tương đối khổng lồ, chúng có thể mở rộng, giống như cái muỗng và mở ra 90 độ. Điều này giúp chúng có thể nuốt chửng những con mồi lớn hơn cơ thể của nó.
Khi loài cá chình này phát hiện ra thức ăn tiềm năng, nó sẽ phồng miệng lên giống như một quả bóng bay, tạo ra một cái túi khổng lồ hoạt động giống như một cái lưới. Nó có thể dùng để nuốt chửng các bữa ăn như động vật giáp xác nhỏ, mực hoặc thậm chí là rong biển.
Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Theo Llopiz, chiếc miệng khổng lồ, có thể chiếm khoảng 1/4 chiều dài cơ thể của cá là một cách thích nghi đặc biệt hữu ích khi bạn kiếm ăn trong một môi trường có tương đối ít lựa chọn cho bữa ăn.
Llopiz chia sẻ: “Nếu bạn gặp thứ gì đó khi ở dưới đại dương sâu thẳm và nhìn chung không gặp nhiều thứ, bạn sẽ muốn ăn được nó. Một cách tốt để đảm bảo điều này là có một cái miệng lớn và rõ ràng nó dùng cái miệng với mục đích như vậy. Miệng lớn cho phép cá chình bồ nông ăn nhiều loại con mồi khác nhau, giúp chúng có nhiều lựa chọn trong môi trường nói chung là nghèo thức ăn”.
Chúng có nhiều tên gọi khác nhau ngoài cái tên cá chình bồ nông, chẳng hạn như cá miệng ô. Tuy nhiên còn khá nhiều nhầm lẫn về chúng.
Ông chia sẻ: "Khi hầu hết mọi người và ngay cả các nhà khoa học về thủy sinh nghe thấy cá chình ăn thịt, có lẽ họ đang nghĩ đến thực chất là cá chình bồ nông - Eurypharynx pelecanoides”. Đó là loài duy nhất trong họ của chúng.
Nhưng ông chỉ ra rằng có một loài cá chình khác, Saccopharynx ampullaceus cũng có tên chung được chấp nhận là "cá chình ăn thịt".
Các đặc điểm khác đặc trưng của cá chình bồ nông là đôi mắt nhỏ và một cơ quan phát quang sinh học ở đầu đuôi.
Không rõ cơ quan phát quang sinh học này tạo ra ánh sáng hồng hoặc đôi khi nhấp nháy màu đỏ để làm gì nhưng nó có thể giúp chúng thu hút con mồi. Điều này sẽ hữu ích vì chúng không phải là loài bơi hiệu quả nhất. Ngoài ra, nó không thể dựa vào thị giác vì đôi mắt nhỏ của nó không giống như một số sinh vật biển sâu khác.
Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Ngạc nhiên trước quái vật biển sâu có thể mở miệng tới 90 độ để nuốt chửng con mồi

Llopiz cho biết: “Chúng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu đang trôi dạt khắp thế giới, lơ lửng ở độ sâu và nhiệt độ ưa thích của chúng”.
Không có nhiều thông tin về cuộc sống của cá chình bồ nông nhưng nó dường như dành nhiều thời gian để tìm kiếm bạn tình. Khi con đực trưởng thành, chúng phát triển các cơ quan khứu giác lớn hơn, giúp chúng phát hiện ra mùi hương của con cái.
Điều thú vị là những con đực cũng rụng những chiếc răng nhỏ trong khoảng thời gian này, có thể là do cơ thể của cá đang chuyển toàn bộ năng lượng để sinh sản. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng chết ngay sau khi giao phối.
Với môi trường sống dưới đáy biển sâu khó tiếp cận, loài cá chình bồ nông hiếm khi được nhìn thấy nhưng nó cũng không tránh khỏi các mối đe dọa từ hoạt động của con người.
Trong số các mối đe dọa này là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến lượng thức ăn đến các sinh vật sống ở dưới biển sâu. Một mối đe dọa khác mà cá chình có thể phải đối mặt trong tương lai là đánh bắt cá.
Con người nói chung vẫn chưa đánh bắt được các hệ sinh thái ở dưới biển sâu. Tuy nhiên, do lượng sinh khối lớn trên toàn cầu xuất hiện ở đó nên một ngày nào đó con người có thể tiếp cận tới vùng biển sâu để khai thác sinh vật biển.


>>> Nhìn loài bạch tuộc cực hiếm và dễ thương sống ở dưới đáy biển này bạn mới thấy thiên nhiên kỳ thú đến dường nào
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top