cpsmartyboy
Pearl
Dưới đáy đại dương sâu thẳm, có một loài bạch tuộc quý hiếm và bí ẩn được đặt theo tên của một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất của Disney chỉ vì chúng có trên mình những chiếc vây xinh xinh giống tai voi.
Chúng thường được gọi là bạch tuộc Dumbo và sống ở dưới đáy đại dương sâu thẳm, nơi chúng ta hiếm khi có thể tiếp cận và nhìn thấy chúng.
Một số nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ đó chỉ để chỉ chi (nhóm loài) Grimpoteuthis trong các loài bạch tuộc. Trong khi Vecchione (chuyên gia về động vật của phòng thí nghiệm Hệ thống quốc gia NOAA tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington) và các chuyên gia khác gọi chúng là nhóm rộng hơn của bạch tuộc tròn, bao gồm tổng cộng khoảng 45 loài đã được công nhận.
Đặc điểm chính của chúng không giống đa số các loài bạch tuộc khác vì chúng có vây. Vây được tìm thấy ở hai bên cơ thể của chúng, giống như tai của chú voi Dumbo trong phim hoạt hình của Disney.
Theo Vecchione, đặc điểm khác đặc trưng của bạch tuộc Dumbo là những cơ bắp giống như ngón tay được gọi là "vòng tròn" được tìm thấy ở giữa mỗi giác mút trên cánh tay của chúng. Đây là nơi bắt nguồn từ cái tên "Cirrate".
Vecchione nói: “Chúng tôi không thực sự biết vòng tròn được sử dụng để làm gì nhưng chúng tôi cho rằng nó liên quan đến việc xử lý con mồi mà chúng ăn".
Chúng cũng có các xúc tu và có màng. Lớp màng này khá rộng, dài tới các đầu của xúc tu.
Bạch tuộc Dumbo chủ yếu được tìm thấy ở dưới đáy biển sâu nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số ở những vùng nước tương đối nông vùng cực. Bạch tuộc Dumbo là loài động vật chân đầu sống sâu nhất được biết đến ở nhóm động vật thân mềm bao gồm mực, bạch tuộc và mực nang.
Vecchione nói: “Chúng sống ở tận phần trên của các rãnh và là nơi sâu nhất của đại dương. Chúng có thể xuống sâu khoảng 7.000 mét. Và những con sống ở nơi nông nhất ở gần rìa thềm lục địa, khoảng 200 mét. Vì vậy, phạm vi của chúng nói chung khá rộng”.
Một trong điểm thú vị ở loài bạch tuộc này là những chiếc vây trông giống như tai nhưng dùng để đẩy nước và điều khiển thân mình cùng với sự trợ giúp của xúc tu.
Hành vi bơi lội của chúng rất khác thường. Hầu hết các loài cephalopods bơi bằng cơ chế phản lực. Chúng hút nước vào cơ thể và sau đó phun ra ngoài qua một cái phễu nhỏ. Các nhà nghiên cứu không nghĩ rằng những con bạch tuộc có mang hình tròn này có thể làm được điều đó. Vecchione cho biết, chúng bơi bằng cách vỗ vây hoặc sử dụng xúc tu để bơi như những con sứa.
Theo Vecchione, cách những con bạch tuộc này bắt mồi (thường là những động vật không xương sống bơi trên đáy biển) cũng có phần bí ẩn.
Chúng có một lớp màng bao trùm tất cả các xúc tu. Vì vậy khả năng cao chúng sẽ đưa con mồi vào bên trong lớp màng đó và bẫy con mồi bằng những chiếc xúc tu, sau đó đưa vào miệng. Ví dụ, nó có thể tiết ra chất nhầy và sử dụng xúc tu để di chuyển con mồi vào miệng. Nhưng đó chỉ là suy đoán.
Một khía cạnh bất thường khác trong hành vi của chúng là cách chúng đẻ ra những quả trứng dài khoảng hơn 2cm. Chúng sau đó gắn trứng lên san hô hoặc những nơi có thể gán được. Không giống như loài bạch tuộc nước nông thường đẻ một chùm trứng và sau đó chăm sóc, loài bạch tuộc dưới biển sâu này chỉ đẻ từng quả một và gắn chúng lên các vật thể xung quanh, ví dụ san hô hoặc bọt biển. Sau khi đẻ một quả trứng, chúng lại bơi đi.
Không giống như các loài bạch tuộc nước nông, chúng sinh ra cả bầy cùng một lúc.
Bởi vì chúng hiếm khi chạm trán với những kẻ săn mồi ở dưới đáy biển sâu nên những con bạch tuộc này nói chung không có túi mực. Nhiều loài động vật chân đầu có khả năng phun mực như một cơ chế bảo vệ để thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Ở môi trường mà chúng sinh sống, các loài bạch tuộc có vây phần lớn không bị đe dọa bởi các hoạt động của con người như đánh bắt cá. Nhưng chúng vẫn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Biển sâu đang ấm lên và ở một số khu vực ngày càng ít ôxy trong nước. Đó là mối đe dọa đối với loài bạch tuộc này. Khía cạnh khác của biến đổi khí hậu là axit hóa. Và đại dương cũng đang phải chịu điều đó. Nhưng có lẽ tác động của chúng đối với loài bạch tuộc sống ở đáy biển này không quá nhiều so với các loài khác.
>>> Chó cũng có thể “ngửi” được mùi xì trét của con người và biết ai đang căng thẳng?
Nguồn: Newsweek
Một số nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ đó chỉ để chỉ chi (nhóm loài) Grimpoteuthis trong các loài bạch tuộc. Trong khi Vecchione (chuyên gia về động vật của phòng thí nghiệm Hệ thống quốc gia NOAA tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington) và các chuyên gia khác gọi chúng là nhóm rộng hơn của bạch tuộc tròn, bao gồm tổng cộng khoảng 45 loài đã được công nhận.
Đặc điểm chính của chúng không giống đa số các loài bạch tuộc khác vì chúng có vây. Vây được tìm thấy ở hai bên cơ thể của chúng, giống như tai của chú voi Dumbo trong phim hoạt hình của Disney.
Theo Vecchione, đặc điểm khác đặc trưng của bạch tuộc Dumbo là những cơ bắp giống như ngón tay được gọi là "vòng tròn" được tìm thấy ở giữa mỗi giác mút trên cánh tay của chúng. Đây là nơi bắt nguồn từ cái tên "Cirrate".
Vecchione nói: “Chúng tôi không thực sự biết vòng tròn được sử dụng để làm gì nhưng chúng tôi cho rằng nó liên quan đến việc xử lý con mồi mà chúng ăn".
Chúng cũng có các xúc tu và có màng. Lớp màng này khá rộng, dài tới các đầu của xúc tu.
Vecchione nói: “Chúng sống ở tận phần trên của các rãnh và là nơi sâu nhất của đại dương. Chúng có thể xuống sâu khoảng 7.000 mét. Và những con sống ở nơi nông nhất ở gần rìa thềm lục địa, khoảng 200 mét. Vì vậy, phạm vi của chúng nói chung khá rộng”.
Một trong điểm thú vị ở loài bạch tuộc này là những chiếc vây trông giống như tai nhưng dùng để đẩy nước và điều khiển thân mình cùng với sự trợ giúp của xúc tu.
Hành vi bơi lội của chúng rất khác thường. Hầu hết các loài cephalopods bơi bằng cơ chế phản lực. Chúng hút nước vào cơ thể và sau đó phun ra ngoài qua một cái phễu nhỏ. Các nhà nghiên cứu không nghĩ rằng những con bạch tuộc có mang hình tròn này có thể làm được điều đó. Vecchione cho biết, chúng bơi bằng cách vỗ vây hoặc sử dụng xúc tu để bơi như những con sứa.
Theo Vecchione, cách những con bạch tuộc này bắt mồi (thường là những động vật không xương sống bơi trên đáy biển) cũng có phần bí ẩn.
Một khía cạnh bất thường khác trong hành vi của chúng là cách chúng đẻ ra những quả trứng dài khoảng hơn 2cm. Chúng sau đó gắn trứng lên san hô hoặc những nơi có thể gán được. Không giống như loài bạch tuộc nước nông thường đẻ một chùm trứng và sau đó chăm sóc, loài bạch tuộc dưới biển sâu này chỉ đẻ từng quả một và gắn chúng lên các vật thể xung quanh, ví dụ san hô hoặc bọt biển. Sau khi đẻ một quả trứng, chúng lại bơi đi.
Không giống như các loài bạch tuộc nước nông, chúng sinh ra cả bầy cùng một lúc.
Bởi vì chúng hiếm khi chạm trán với những kẻ săn mồi ở dưới đáy biển sâu nên những con bạch tuộc này nói chung không có túi mực. Nhiều loài động vật chân đầu có khả năng phun mực như một cơ chế bảo vệ để thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Ở môi trường mà chúng sinh sống, các loài bạch tuộc có vây phần lớn không bị đe dọa bởi các hoạt động của con người như đánh bắt cá. Nhưng chúng vẫn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Biển sâu đang ấm lên và ở một số khu vực ngày càng ít ôxy trong nước. Đó là mối đe dọa đối với loài bạch tuộc này. Khía cạnh khác của biến đổi khí hậu là axit hóa. Và đại dương cũng đang phải chịu điều đó. Nhưng có lẽ tác động của chúng đối với loài bạch tuộc sống ở đáy biển này không quá nhiều so với các loài khác.
>>> Chó cũng có thể “ngửi” được mùi xì trét của con người và biết ai đang căng thẳng?
Nguồn: Newsweek