VNR Content
Pearl
Khi Aaron Wang gia nhập công ty truyền thông xã hội Trung Quốc ByteDance ở tuổi 25, cô tin rằng bản thân đã tìm được công việc trong mơ. Tại một thành phố ở phía đông Trung Quốc, Wang phụ trách các dự án thu về hàng trăm triệu lượt xem trên nền tảng Douyin của ByteDance, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Cô cho biết bản thân nhận được nhiều sự tôn trọng từ khách hàng, và bạn bè cũng nhiều lần mong muốn được cô giới thiệu cho một vị trí trong công ty. Bên cạnh lương cao, cô còn được hưởng khá nhiều ưu đãi trong quá trình làm việc tại văn phòng, như ăn uống và sử dụng nhiều vật phẩm miễn phí, như ly tách, túi xách, và pin dự phòng. Cô miêu tả đồng nghiệp là những người trẻ đầy năng lượng, với nhiều nghề phụ như giáo viên dạy múa hay người mẫu thời trang. ByteDance cũng có văn hóa hòa nhập, không phân biệt đối với các cặp đồng giới - một điều rất hiếm hoi trong môi trường làm việc tại Trung Quốc.
Trong hai năm trời, Wang cho biết mọi chuyện trôi qua một cách hoàn hảo. Thế rồi, vào cuối năm 2021, ByteDance bất ngờ giải thể mảng kinh doanh mà cô đang làm, khuyến khích nhóm của cô lựa chọn chuyển đổi bộ phận hoặc tìm kiếm một bến đỗ mới. Wang buộc phải đi theo con đường thứ hai bởi không muốn rời xa gia đình.
Cô gia nhập công ty thương mại điện tử JD.com vào tháng 3 năm đó. Trong quá trình phỏng vấn, quản lý của cô, người đã làm việc 8 năm tại JD, trấn an rằng công ty này xem việc sa thải nhân viên là vấn đề hết sức nghiêm túc và sẽ không thực hiện một cách vô tội vạ.
Hai tuần sau đó, Wang bị sa thải thông qua một cuộc gọi video, cùng với hơn 100 nhân viên khác, bao gồm cả người quản lý nói trên. Cô rơi vào trạng thái căng thẳng. “”Rất khó để tìm được một công việc. Tôi thậm chí không dám nói với bố mẹ về chuyện này” - Wang nói.
Nhân viên Tencent tại trụ sở Thâm Quyến.
Văn hóa tại những công ty này thực sự đặc sắc: vào những ngày team-building, đội ngũ nhân lực công nghệ của một số công ty có thể được tham quan miễn phí Universal Studios hoặc các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết. Tại các buổi gala công ty thường niên, các nhân viên được thưởng thức nhạc của các ngôi sao nhạc pop, hoặc trong trường hợp của Alibaba là màn trình diễn nhảy theo phong cách Michael Jackson bởi chính Jack Ma. “Những công nghệ và lợi ích họ mang lại đều đỉnh của đỉnh” - một cựu thực tập sinh 23 tuổi của ByteDance cho biết. “Ngay cả cái ghế tôi ngồi ở ByteDance đã có giá 740 USD rồi”
Nhưng những ngày tháng ngọt ngào đó sắp chấm dứt. Ngành công nghệ Trung Quốc đang phải đối phó với sự nhòm ngó và giám sát của các cơ quan quản lý, với những đợt phong tỏa hà khắc do COVID-19, và tốc độ đầu tư cũng như chi tiêu của người tiêu dùng đang ngày một chậm đi. Các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Alibaba và Tencent, công bố mức tăng trưởng chậm nhất trong suốt nhiều năm trời, và sa thải nhân viên ở một tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Hai gã khổng lồ công nghệ này được cho là đang có kế hoạch sa thải hàng chục ngàn nhân viên trong năm nay. Trong khi đó, ByteDance cũng sa thải hàng trăm người làm trong các bộ phận game và công nghệ giáo dục. Gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing vừa bị điều tra về vấn đề an ninh mạng, vừa triển khai nhiều đợt sa thải nhân viên thuộc nhiều bộ phận của công ty. Xiaohongshu, một nền tảng truyền thông xã hội tương tự Instagram, đã phải cắt giảm ít nhất 9% đội ngũ nhân viên, và các website stream game Huya và DouYu thì sa thải hàng trăm người khác. Zihu, một nền tảng tương tự Quora, ước tính đã sa thải 20% lực lượng lao động, dẫn đến những vụ kiện tụng xoay quanh khoản bồi thường sau sa thải.
Không ít nhân viên từng bị các công ty Internet tại Trung Quốc sa thải sau thời gian làm việc, hoặc đã nhận được thư mời làm việc nhưng rồi bị hủy vào phút chót, hoặc phải chứng kiến sự ra đi của nhiều đồng nghiệp khác, cho biết họ từng cạnh tranh khốc liệt để gia nhập ngành công nghệ Trung Quốc trong thời kỳ bùng nổ, nhưng hiện nay công việc như một cơn ác mộng với những giờ làm dài đằng đẳng, căng thẳng triền miên, và không hề bền vững.
Một số công ty thậm chí sa thải các coder kỳ cựu và hủy bỏ vô số lời mờ nhận việc, thứ mà nhiều sinh viên đã bỏ ra hàng năm trời chuẩn bị, trải qua nhiều vòng phỏng vấn và thực tập, để có được. Các nhà tuyển dụng lẫn người lao động đều than phiền rằng tìm kiếm một công việc mới trong ngành công nghệ chưa bao giờ khó khăn như lúc này, khi mà các công ty đang tạm thời ngừng tuyển dụng hoặc tìm mọi cách để giảm số lượng nhân viên hiện có. “Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, một điều gì đó cực lớn đang xảy ra” - theo Xu Dandan, CEO của website tuyển dụng công nghệ Lagou. “Quy mô của những đợt sa thải này là rất hiếm có”
“Mùa đông internet” đang đe dọa sự thống trị của ngành công nghiệp này trên thị trường lao động Trung Quốc. Đội ngũ nhân lực trẻ tuổi đang đặt ra câu hỏi, liệu một vị trí trong các công ty công nghệ có xứng đáng để họ đánh đổi bằng những ngày tháng làm việc quần quật đầy căng thẳng - khi mà những công việc đơn điệu kia đang dần thoái trào?
Nhân viên Alibaba tại Taobao City
Nhưng chính sự phát triển thần tốc của ngành công nghệ đã khiến nó lọt vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc. Đảng cầm quyền ngày càng quan ngại trước sức ảnh hưởng khủng khiếp của những công ty tư nhân lên kinh tế, xã hội và chính trị đất nước. Từ cuối năm 2020, Chính phủ Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc thanh trừng nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ tiêu dùng, tập trung vào thứ mà họ gọi là “hành vi độc quyền”, “xâm phạm riêng tư dữ liệu”, và “phát tán nội dung số độc hại”. Lệnh cấm dạy thêm học thêm ngoài giờ đã khiến các công ty công nghệ giáo dục lao đao, trong khi nhiều biện pháp hạn chế đối với trò chơi điện tử cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực game.
Chính phủ Tập Cận Bình liên tiếp đưa ra những chính sách thanh trừng các ông lớn công nghệ trong nước.
Sự can thiệp của chính phủ đã khiến giá trị các công ty công nghệ sụt giảm hàng tỷ USD, và buộc Ant Group lẫn ByteDance phải ngừng kế hoạch IPO tham vọng của họ. Thay vì theo đuổi lợi nhuận và chiến lược mở rộng, quản lý rủi ro chính trị đã trở thành một mục tiêu mới. “Việc các công ty công nghệ cắt giảm nhiều mảng kinh doanh thuộc những lĩnh vực chưa có sự quản lý rõ ràng hoặc có thể gây ra những mối quan ngại chính trị với đảng cẩm quyền là điều dễ hiểu” - theo Xin Sun, một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị tại Đại học King ở London. “Những gã khổng lồ công nghệ đang gửi đi tín hiệu rằng họ không xây dựng nên những đế chế hay tạo sức ảnh hưởng rộng khắp có khả năng đe dọa đến đảng cầm quyền hay chính phủ của ông Tập”
Nền kinh tế đang khó khăn của Trung Quốc, và càng khốn đốn hơn do những lệnh phong tỏa COVID-19 triền miên, cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng của ngành công nghệ. Kể từ khi đại dịch bùng nổ, chính phủ nước này đã đưa nhiều thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến, vào danh sách triển khai gắt gao chính sách zero-COVID, đôi lúc buộc mọi cửa hàng và nhà máy phải đóng cửa hàng tháng trời. Các dây chuyền công nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ, và cả bất động sản, đã ngấm đòn từ nhiều tháng qua. “Mọi thứ dường như chịu ảnh hưởng cùng lúc” - theo Kido Huang, quản lý cấp cao tại công ty tuyển dụng Randstad China. “Nếu không phải vì COVID và cuộc chiến Ukraine, cộng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu, thì ngành công nghiệp internet sẽ không bị ảnh hưởng lớn đến vậy”. Theo các lãnh đạo và các nhà tuyển dụng, kiểm soát chi phí hiện đã trở thành “câu thần chú” mới cần thuộc lòng của ngành công nghệ.
Nhân viên một công ty thương mại điện tử làm việc xuyên đêm trong một đợt sale.
Nhiều người mất việc trong 8 tháng trở lại đây trong ngành công nghệ cho biết họ trải qua cảm xúc lẫn lộn giữa bị sốc, giận dữ, bị phản bội, và trong một số trường hợp là cảm thấy khuây khỏa. Một số tìm cách đòi bồi thường, số khác phải nói chia tay trong nước mắt.
Với nhiều người, đây là thời điểm không thể tệ hơn để bị sa thải. Xiaohongshu và ứng dụng podcast Ximalaya đã sa thải đội ngũ nhân viên tại Thượng Hải trong khi họ đang bị cách ly tại nhà bởi một đợt phong tỏa zero-COVID kéo dài nhiều tuần. “Phong tỏa đã căng thẳng rồi, mà tôi còn bị sa thải nữa” - một nhân viên hơn 30 tuổi của Ximalaya cho biết. “Ximalaya luôn nói về việc leo cao. Tôi đã ngây thơ khi tin rằng họ sẽ giữ lời hứa”
Nhiều công ty nhỏ cũng cắt giảm nhân sự, nhằm đối phó với những dự báo về sụt giảm doanh thu và thiếu hụt những khoản đầu tư mới. Một quản lý tại startup công nghệ Hangzhou cho biết ông được ra lệnh sa thải 1/3 đội ngũ nhân viên trong khuôn khổ chương trình cắt giảm chi phí nói chung. Những người bị ông sa thải bao gồm một người cha đang nuôi con nhỏ bậc tiểu học, và một anh sinh viên vừa ra trường, quyết định thua căn hộ gần văn phòng để tiện đi lại. Đêm trước đó, người quản lý cho biết ông không thể ngủ. “Đó là một hành động tàn ác. Tôi giống như gã đồ tể thực thi án tử vậy”
Với những người vẫn còn công việc, chứng kiến các đồng nghiệp ra đi là một trải nghiệm thực sự khó khăn. Một số người cho biết các đồng nghiệp của họ trở nên kém năng suất hơn bình thường, và dự án của họ có thể bị hủy bỏ. Một coder 24 tuổi tại Alibaba, họ Wang, so sánh làn sóng sa thải hồi tháng 5 vừa qua giống như trò chơi Mafia mà trong đó người chơi dần dần bị trừ khử một cách kín đáo.
“Thỉnh thoảng, lại có một số đồng nghiệp biến mất” - anh nói. Wang đã tham dự khá nhiều buổi chia tay thời gian qua. Dù anh mới chỉ gia nhập công ty được 6 tháng, Wang hiện đang nộp đơn xin việc mới tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Nhân viên Baidu trong giờ ăn trưa
Với một số người, mất việc là cú hích cần thiết để rời bỏ ngành công nghệ mãi mãi. Một chuyên gia vận hành thương mại điện tử cho biết, khi còn làm ở một công ty internet hàng đầu Trung Quốc, cô thường xuyên phải làm việc xuyên đêm. “Ngày thứ hai sau khi bị sa thải, tôi cảm thấy tuyệt vời” - cô nói, nhấn mạnh rằng đã giảm 5kg trong vòng một tháng nhờ lối sống tích cực hơn. “Cả thân thể lẫn tâm trí tôi đều thoải mái”.
Để gia nhập các công ty công nghệ, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc, nhiều người trẻ đã phải trải qua một hệ thống giáo dục hà khắc, và những gia đình giàu có chấp nhận bỏ ra hàng trăm ngàn USD để gửi con sang các trường thuộc Ivy League, giúp chúng hoàn thành giấc mơ lớn của đời mình.
Nhưng nay, những đợt sa thải hàng loạt đã giáng một đòn mạnh vào những người mong muốn xây dựng cuộc sống sung túc dựa trên nguồn thu nhập “khủng” trong ngành công nghệ. Trong nhiều năm trời, theo lời kêu gọi làm việc hăng say và cạnh tranh gay gắt nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến cũng như những khoản lương khổng lồ của các tỷ phú công nghệ, không ít người đã có thể mua sắm được nhà cửa tại các thành phố lớn và cho con cái tham gia những lớp học kèm đắt đỏ, từ đó tiến vào những trường đại học danh giá - biểu tượng thành công của tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Nay, họ phải lên kế hoạch cho một cuộc sống mới không phụ thuộc vào mức thu nhập đáng mơ ước đó nữa.
Các nhà phân tích nói rằng những đợt sa thải này không hẳn là tín hiệu của một cuộc suy thoái dài hạn đối với ngành công nghệ. Hong Hao, một nhà kinh tế Hong Kong, nói rằng những gã khổng lồ internet Trung Quốc vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn, và làn sóng sa thải hiện tại phản ánh việc các công ty này đang rút lui khỏi những mảng kinh doanh kém lợi nhuận giữa lúc tình hình kinh tế nói chung đang diễn biến không mấy tích cực, và ngành công nghệ vẫn sẽ là một nguồn tạo ra công ăn việc làm quan trọng về dài hạn.
Nhưng đối với những nhân lực trẻ tuổi, vốn từng xem lời mời làm việc từ các gã khổng lồ công nghệ như tấm vé đến thành công, và phải đánh đổi bằng những đêm trắng lao động để giúp ông chủ đánh bại các đối thủ, ra đi là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng cơn lốc công nghệ không thể kéo dài mãi được.
Mặc cho những thách thức thời gian qua, ngành công nghệ vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người lao động Trung Quốc. Tình hình kinh tế gần đây cũng khiến nhiều lĩnh vực khác phải chứng kiến những đợt sa thải tương tự, và theo một số nhân viên trong ngành công nghệ, ít ra thì họ cũng nhận được khoản bồi thường tốt hơn các ngành công nghiệp khác, và cũng có khoản tiền tiết kiệm cá nhân dồi dào hơn để trang trải cuộc sống. Nhưng xét tình trạng bất ổn của các ngành tư nhân và mức độ thất nghiệp tăng cao ở người lao động trẻ tuổi, không ít đã và đang cân nhắc chuyển sang các công việc nhà nước.
Đó là một sự khác biệt lớn so với thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, khi hàng loạt nhân viên nhà nước bỏ việc để lao vào kinh doanh. Số sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc Gen Z hiện nay lại đang từ bỏ ước mơ làm giàu để đổi lấy những công việc nhà nước thu nhập thấp nhưng ổn định. Trong năm 2021, có đến 2,12 triệu người nộp đơn vào kỳ thi công chức quốc gia, tranh giành 31.200 vị trí.
Quay lại với Wang. Vào tháng 4, cựu nhân viên ByteDance và JD.com nhận việc tại một công ty dược phẩm sau khi bị sa thải lần hai. Bên cạnh chấp nhận khoản lương thấp hơn gần 40%, cô còn phải thích ứng với văn hóa làm việc khác biệt đáng kể so với trước đây: các dự án cần được phê duyệt nhiều vòng bởi lãnh đạo cấp trên; không như trong ngành công nghệ, các đồng nghiệp của cô, nhiều người đã gần tuổi nghỉ hưu, không bao giờ làm việc xuyên lễ. Nữ giới bị buộc phải mặc quần hoặc váy dài quá gối. Không một ai dám "come out".
Tuy nhiên, không thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng lại dẫn cô đến một loại… căng thẳng mới. Sau khi trải nghiệm những thăng trầm trong ngành công nghệ, cô không thể chịu được cảnh ngồi rung đùi chờ đến kỳ nhận lương. “Nếu như công ty này cũng sụp đổ thì sao? Tôi không muốn mất tất cả khi có sự cố gì khác xảy ra” - Wang nói.
Chính vì vậy, cô đang lập ra nhiều kế hoạch dự phòng nhất có thể: hoàn thiện kỹ năng đồ họa, đăng ký kỳ thi công chức tiếp theo, và đăng ký nhiều khóa học để lấy chứng chỉ. Nếu không có tiến triển về sự nghiệp, cô sẽ có con trong lúc chờ kinh tế hồi phục.
Wang kỳ vọng rằng khi 30 tuổi, cô có thể quay lại một công ty như ByteDance, nơi có có thể làm việc hăng say trong vài năm để tiết kiệm thêm ít vốn trước khi đến 35 tuổi - độ tuổi mà nhiều công ty công nghệ không còn mặn mà nữa. Là một cựu nhân viên, cô vẫn còn quyền được sở hữu cổ phần trong ByteDance, và vẫn tràn đầy hi vọng về một đợt IPO thành công của công ty (vốn đã được dự kiến từ năm 2020). “Tôi không có tham vọng lớn nào, chỉ muốn có đủ tiền để nghỉ hưu” - Wang nói.
Tham khảo: RestofWorld
Cô cho biết bản thân nhận được nhiều sự tôn trọng từ khách hàng, và bạn bè cũng nhiều lần mong muốn được cô giới thiệu cho một vị trí trong công ty. Bên cạnh lương cao, cô còn được hưởng khá nhiều ưu đãi trong quá trình làm việc tại văn phòng, như ăn uống và sử dụng nhiều vật phẩm miễn phí, như ly tách, túi xách, và pin dự phòng. Cô miêu tả đồng nghiệp là những người trẻ đầy năng lượng, với nhiều nghề phụ như giáo viên dạy múa hay người mẫu thời trang. ByteDance cũng có văn hóa hòa nhập, không phân biệt đối với các cặp đồng giới - một điều rất hiếm hoi trong môi trường làm việc tại Trung Quốc.
Trong hai năm trời, Wang cho biết mọi chuyện trôi qua một cách hoàn hảo. Thế rồi, vào cuối năm 2021, ByteDance bất ngờ giải thể mảng kinh doanh mà cô đang làm, khuyến khích nhóm của cô lựa chọn chuyển đổi bộ phận hoặc tìm kiếm một bến đỗ mới. Wang buộc phải đi theo con đường thứ hai bởi không muốn rời xa gia đình.
Cô gia nhập công ty thương mại điện tử JD.com vào tháng 3 năm đó. Trong quá trình phỏng vấn, quản lý của cô, người đã làm việc 8 năm tại JD, trấn an rằng công ty này xem việc sa thải nhân viên là vấn đề hết sức nghiêm túc và sẽ không thực hiện một cách vô tội vạ.
Hai tuần sau đó, Wang bị sa thải thông qua một cuộc gọi video, cùng với hơn 100 nhân viên khác, bao gồm cả người quản lý nói trên. Cô rơi vào trạng thái căng thẳng. “”Rất khó để tìm được một công việc. Tôi thậm chí không dám nói với bố mẹ về chuyện này” - Wang nói.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang
Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nhân lực trẻ tuổi, có trình độ tại Trung Quốc đã đặt mục tiêu gia nhập một trong những gã khổng lồ internet của nước này - những công ty như Alibaba, Tencent, Baidu, JD.com, và gần đây hơn là ByteDance. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghiệp đi kèm nhiều ưu đãi: lương cao, thưởng lớn, được xã hội coi trọng, và có đặc quyền sở hữu cổ phiếu mà nếu may mắn, một nhân viên quèn có thể trở thành triệu phú đô la trong lần IPO tiếp theo của công ty họ đang làm việc.Văn hóa tại những công ty này thực sự đặc sắc: vào những ngày team-building, đội ngũ nhân lực công nghệ của một số công ty có thể được tham quan miễn phí Universal Studios hoặc các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết. Tại các buổi gala công ty thường niên, các nhân viên được thưởng thức nhạc của các ngôi sao nhạc pop, hoặc trong trường hợp của Alibaba là màn trình diễn nhảy theo phong cách Michael Jackson bởi chính Jack Ma. “Những công nghệ và lợi ích họ mang lại đều đỉnh của đỉnh” - một cựu thực tập sinh 23 tuổi của ByteDance cho biết. “Ngay cả cái ghế tôi ngồi ở ByteDance đã có giá 740 USD rồi”
Nhưng những ngày tháng ngọt ngào đó sắp chấm dứt. Ngành công nghệ Trung Quốc đang phải đối phó với sự nhòm ngó và giám sát của các cơ quan quản lý, với những đợt phong tỏa hà khắc do COVID-19, và tốc độ đầu tư cũng như chi tiêu của người tiêu dùng đang ngày một chậm đi. Các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Alibaba và Tencent, công bố mức tăng trưởng chậm nhất trong suốt nhiều năm trời, và sa thải nhân viên ở một tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Hai gã khổng lồ công nghệ này được cho là đang có kế hoạch sa thải hàng chục ngàn nhân viên trong năm nay. Trong khi đó, ByteDance cũng sa thải hàng trăm người làm trong các bộ phận game và công nghệ giáo dục. Gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing vừa bị điều tra về vấn đề an ninh mạng, vừa triển khai nhiều đợt sa thải nhân viên thuộc nhiều bộ phận của công ty. Xiaohongshu, một nền tảng truyền thông xã hội tương tự Instagram, đã phải cắt giảm ít nhất 9% đội ngũ nhân viên, và các website stream game Huya và DouYu thì sa thải hàng trăm người khác. Zihu, một nền tảng tương tự Quora, ước tính đã sa thải 20% lực lượng lao động, dẫn đến những vụ kiện tụng xoay quanh khoản bồi thường sau sa thải.
Không ít nhân viên từng bị các công ty Internet tại Trung Quốc sa thải sau thời gian làm việc, hoặc đã nhận được thư mời làm việc nhưng rồi bị hủy vào phút chót, hoặc phải chứng kiến sự ra đi của nhiều đồng nghiệp khác, cho biết họ từng cạnh tranh khốc liệt để gia nhập ngành công nghệ Trung Quốc trong thời kỳ bùng nổ, nhưng hiện nay công việc như một cơn ác mộng với những giờ làm dài đằng đẳng, căng thẳng triền miên, và không hề bền vững.
Một số công ty thậm chí sa thải các coder kỳ cựu và hủy bỏ vô số lời mờ nhận việc, thứ mà nhiều sinh viên đã bỏ ra hàng năm trời chuẩn bị, trải qua nhiều vòng phỏng vấn và thực tập, để có được. Các nhà tuyển dụng lẫn người lao động đều than phiền rằng tìm kiếm một công việc mới trong ngành công nghệ chưa bao giờ khó khăn như lúc này, khi mà các công ty đang tạm thời ngừng tuyển dụng hoặc tìm mọi cách để giảm số lượng nhân viên hiện có. “Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, một điều gì đó cực lớn đang xảy ra” - theo Xu Dandan, CEO của website tuyển dụng công nghệ Lagou. “Quy mô của những đợt sa thải này là rất hiếm có”
“Mùa đông internet” đang đe dọa sự thống trị của ngành công nghiệp này trên thị trường lao động Trung Quốc. Đội ngũ nhân lực trẻ tuổi đang đặt ra câu hỏi, liệu một vị trí trong các công ty công nghệ có xứng đáng để họ đánh đổi bằng những ngày tháng làm việc quần quật đầy căng thẳng - khi mà những công việc đơn điệu kia đang dần thoái trào?
Trả giá vì tăng trưởng nóng
Chỉ mới vài năm trước thôi, các công ty internet Trung Quốc và các nhà đầu tư vẫn đang miệt mài bơm tiền vào những mảng kinh doanh nặng tính thử nghiệm nhưng chẳng hề sinh lời, chỉ để xây dựng nên những hệ sinh thái bao hàm mọi thứ, từ thương mại điện tử đến mạng xã hội, game, sức khỏe, giáo dục, và làm phim. Quá trình mở rộng này đi kèm với những đợt tuyển dụng quy mô lớn. Alibaba sở hữu khoảng 13.000 nhân viên vào năm 2011. Đến tháng 3/2022, họ đã có hơn 250.000. Đội ngũ của Tencent tăng từ khoảng 12.000 vào năm 2011 lên hơn 112.000 trong thập kỷ qua. ByteDance, vừa thành lập vào năm 2012, tính đến nay đã có hơn 100.000 nhân viên.Nhưng chính sự phát triển thần tốc của ngành công nghệ đã khiến nó lọt vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc. Đảng cầm quyền ngày càng quan ngại trước sức ảnh hưởng khủng khiếp của những công ty tư nhân lên kinh tế, xã hội và chính trị đất nước. Từ cuối năm 2020, Chính phủ Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc thanh trừng nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ tiêu dùng, tập trung vào thứ mà họ gọi là “hành vi độc quyền”, “xâm phạm riêng tư dữ liệu”, và “phát tán nội dung số độc hại”. Lệnh cấm dạy thêm học thêm ngoài giờ đã khiến các công ty công nghệ giáo dục lao đao, trong khi nhiều biện pháp hạn chế đối với trò chơi điện tử cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực game.
Sự can thiệp của chính phủ đã khiến giá trị các công ty công nghệ sụt giảm hàng tỷ USD, và buộc Ant Group lẫn ByteDance phải ngừng kế hoạch IPO tham vọng của họ. Thay vì theo đuổi lợi nhuận và chiến lược mở rộng, quản lý rủi ro chính trị đã trở thành một mục tiêu mới. “Việc các công ty công nghệ cắt giảm nhiều mảng kinh doanh thuộc những lĩnh vực chưa có sự quản lý rõ ràng hoặc có thể gây ra những mối quan ngại chính trị với đảng cẩm quyền là điều dễ hiểu” - theo Xin Sun, một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị tại Đại học King ở London. “Những gã khổng lồ công nghệ đang gửi đi tín hiệu rằng họ không xây dựng nên những đế chế hay tạo sức ảnh hưởng rộng khắp có khả năng đe dọa đến đảng cầm quyền hay chính phủ của ông Tập”
Nền kinh tế đang khó khăn của Trung Quốc, và càng khốn đốn hơn do những lệnh phong tỏa COVID-19 triền miên, cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng của ngành công nghệ. Kể từ khi đại dịch bùng nổ, chính phủ nước này đã đưa nhiều thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến, vào danh sách triển khai gắt gao chính sách zero-COVID, đôi lúc buộc mọi cửa hàng và nhà máy phải đóng cửa hàng tháng trời. Các dây chuyền công nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ, và cả bất động sản, đã ngấm đòn từ nhiều tháng qua. “Mọi thứ dường như chịu ảnh hưởng cùng lúc” - theo Kido Huang, quản lý cấp cao tại công ty tuyển dụng Randstad China. “Nếu không phải vì COVID và cuộc chiến Ukraine, cộng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu, thì ngành công nghiệp internet sẽ không bị ảnh hưởng lớn đến vậy”. Theo các lãnh đạo và các nhà tuyển dụng, kiểm soát chi phí hiện đã trở thành “câu thần chú” mới cần thuộc lòng của ngành công nghệ.
Mất đồng nghiệp như cơm bữa
Dù sa thải đã trở thành một xu hướng phổ biến, hầu hết các công ty không sẵn lòng tiết lộ kế hoạch cắt giảm nhân lực của họ. Thay vào đó, họ thích dùng những từ như “tối ưu hóa” hay “tinh chỉnh cấu trúc”. Khi được hỏi về vấn đề này, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu cho biết “một lượng nhỏ” nhân viên bị ảnh hưởng trong quá trình “tối ưu hóa” các mảng kinh doanh giáo dục, bất động sản và game vào cuối năm ngoái. Một phát ngôn viên của Tencent thì nói rằng các lãnh đạo công ty muốn giảm tốc độ tăng của số lượng nhân viên. ByteDance, Alibaba, và JD.com không đưa ra bình luận nào.Nhiều người mất việc trong 8 tháng trở lại đây trong ngành công nghệ cho biết họ trải qua cảm xúc lẫn lộn giữa bị sốc, giận dữ, bị phản bội, và trong một số trường hợp là cảm thấy khuây khỏa. Một số tìm cách đòi bồi thường, số khác phải nói chia tay trong nước mắt.
Với nhiều người, đây là thời điểm không thể tệ hơn để bị sa thải. Xiaohongshu và ứng dụng podcast Ximalaya đã sa thải đội ngũ nhân viên tại Thượng Hải trong khi họ đang bị cách ly tại nhà bởi một đợt phong tỏa zero-COVID kéo dài nhiều tuần. “Phong tỏa đã căng thẳng rồi, mà tôi còn bị sa thải nữa” - một nhân viên hơn 30 tuổi của Ximalaya cho biết. “Ximalaya luôn nói về việc leo cao. Tôi đã ngây thơ khi tin rằng họ sẽ giữ lời hứa”
Nhiều công ty nhỏ cũng cắt giảm nhân sự, nhằm đối phó với những dự báo về sụt giảm doanh thu và thiếu hụt những khoản đầu tư mới. Một quản lý tại startup công nghệ Hangzhou cho biết ông được ra lệnh sa thải 1/3 đội ngũ nhân viên trong khuôn khổ chương trình cắt giảm chi phí nói chung. Những người bị ông sa thải bao gồm một người cha đang nuôi con nhỏ bậc tiểu học, và một anh sinh viên vừa ra trường, quyết định thua căn hộ gần văn phòng để tiện đi lại. Đêm trước đó, người quản lý cho biết ông không thể ngủ. “Đó là một hành động tàn ác. Tôi giống như gã đồ tể thực thi án tử vậy”
Với những người vẫn còn công việc, chứng kiến các đồng nghiệp ra đi là một trải nghiệm thực sự khó khăn. Một số người cho biết các đồng nghiệp của họ trở nên kém năng suất hơn bình thường, và dự án của họ có thể bị hủy bỏ. Một coder 24 tuổi tại Alibaba, họ Wang, so sánh làn sóng sa thải hồi tháng 5 vừa qua giống như trò chơi Mafia mà trong đó người chơi dần dần bị trừ khử một cách kín đáo.
“Thỉnh thoảng, lại có một số đồng nghiệp biến mất” - anh nói. Wang đã tham dự khá nhiều buổi chia tay thời gian qua. Dù anh mới chỉ gia nhập công ty được 6 tháng, Wang hiện đang nộp đơn xin việc mới tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Đi tìm cơ hội mới
Không phải ai cũng “thê thảm” vì bị sa thải. Sự bất mãn đã bắt đầu trỗi dậy trong ngành công nghệ từ nhiều năm trước. Phần lớn số nhân viên làm việc trong ngành công nghệ cho biết họ kiệt sức do áp lực cạnh tranh quá gay gắt với các đồng nghiệp khác.Với một số người, mất việc là cú hích cần thiết để rời bỏ ngành công nghệ mãi mãi. Một chuyên gia vận hành thương mại điện tử cho biết, khi còn làm ở một công ty internet hàng đầu Trung Quốc, cô thường xuyên phải làm việc xuyên đêm. “Ngày thứ hai sau khi bị sa thải, tôi cảm thấy tuyệt vời” - cô nói, nhấn mạnh rằng đã giảm 5kg trong vòng một tháng nhờ lối sống tích cực hơn. “Cả thân thể lẫn tâm trí tôi đều thoải mái”.
Để gia nhập các công ty công nghệ, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc, nhiều người trẻ đã phải trải qua một hệ thống giáo dục hà khắc, và những gia đình giàu có chấp nhận bỏ ra hàng trăm ngàn USD để gửi con sang các trường thuộc Ivy League, giúp chúng hoàn thành giấc mơ lớn của đời mình.
Nhưng nay, những đợt sa thải hàng loạt đã giáng một đòn mạnh vào những người mong muốn xây dựng cuộc sống sung túc dựa trên nguồn thu nhập “khủng” trong ngành công nghệ. Trong nhiều năm trời, theo lời kêu gọi làm việc hăng say và cạnh tranh gay gắt nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến cũng như những khoản lương khổng lồ của các tỷ phú công nghệ, không ít người đã có thể mua sắm được nhà cửa tại các thành phố lớn và cho con cái tham gia những lớp học kèm đắt đỏ, từ đó tiến vào những trường đại học danh giá - biểu tượng thành công của tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Nay, họ phải lên kế hoạch cho một cuộc sống mới không phụ thuộc vào mức thu nhập đáng mơ ước đó nữa.
Các nhà phân tích nói rằng những đợt sa thải này không hẳn là tín hiệu của một cuộc suy thoái dài hạn đối với ngành công nghệ. Hong Hao, một nhà kinh tế Hong Kong, nói rằng những gã khổng lồ internet Trung Quốc vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn, và làn sóng sa thải hiện tại phản ánh việc các công ty này đang rút lui khỏi những mảng kinh doanh kém lợi nhuận giữa lúc tình hình kinh tế nói chung đang diễn biến không mấy tích cực, và ngành công nghệ vẫn sẽ là một nguồn tạo ra công ăn việc làm quan trọng về dài hạn.
Nhưng đối với những nhân lực trẻ tuổi, vốn từng xem lời mời làm việc từ các gã khổng lồ công nghệ như tấm vé đến thành công, và phải đánh đổi bằng những đêm trắng lao động để giúp ông chủ đánh bại các đối thủ, ra đi là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng cơn lốc công nghệ không thể kéo dài mãi được.
Mặc cho những thách thức thời gian qua, ngành công nghệ vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người lao động Trung Quốc. Tình hình kinh tế gần đây cũng khiến nhiều lĩnh vực khác phải chứng kiến những đợt sa thải tương tự, và theo một số nhân viên trong ngành công nghệ, ít ra thì họ cũng nhận được khoản bồi thường tốt hơn các ngành công nghiệp khác, và cũng có khoản tiền tiết kiệm cá nhân dồi dào hơn để trang trải cuộc sống. Nhưng xét tình trạng bất ổn của các ngành tư nhân và mức độ thất nghiệp tăng cao ở người lao động trẻ tuổi, không ít đã và đang cân nhắc chuyển sang các công việc nhà nước.
Đó là một sự khác biệt lớn so với thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, khi hàng loạt nhân viên nhà nước bỏ việc để lao vào kinh doanh. Số sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc Gen Z hiện nay lại đang từ bỏ ước mơ làm giàu để đổi lấy những công việc nhà nước thu nhập thấp nhưng ổn định. Trong năm 2021, có đến 2,12 triệu người nộp đơn vào kỳ thi công chức quốc gia, tranh giành 31.200 vị trí.
Quay lại với Wang. Vào tháng 4, cựu nhân viên ByteDance và JD.com nhận việc tại một công ty dược phẩm sau khi bị sa thải lần hai. Bên cạnh chấp nhận khoản lương thấp hơn gần 40%, cô còn phải thích ứng với văn hóa làm việc khác biệt đáng kể so với trước đây: các dự án cần được phê duyệt nhiều vòng bởi lãnh đạo cấp trên; không như trong ngành công nghệ, các đồng nghiệp của cô, nhiều người đã gần tuổi nghỉ hưu, không bao giờ làm việc xuyên lễ. Nữ giới bị buộc phải mặc quần hoặc váy dài quá gối. Không một ai dám "come out".
Tuy nhiên, không thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng lại dẫn cô đến một loại… căng thẳng mới. Sau khi trải nghiệm những thăng trầm trong ngành công nghệ, cô không thể chịu được cảnh ngồi rung đùi chờ đến kỳ nhận lương. “Nếu như công ty này cũng sụp đổ thì sao? Tôi không muốn mất tất cả khi có sự cố gì khác xảy ra” - Wang nói.
Chính vì vậy, cô đang lập ra nhiều kế hoạch dự phòng nhất có thể: hoàn thiện kỹ năng đồ họa, đăng ký kỳ thi công chức tiếp theo, và đăng ký nhiều khóa học để lấy chứng chỉ. Nếu không có tiến triển về sự nghiệp, cô sẽ có con trong lúc chờ kinh tế hồi phục.
Wang kỳ vọng rằng khi 30 tuổi, cô có thể quay lại một công ty như ByteDance, nơi có có thể làm việc hăng say trong vài năm để tiết kiệm thêm ít vốn trước khi đến 35 tuổi - độ tuổi mà nhiều công ty công nghệ không còn mặn mà nữa. Là một cựu nhân viên, cô vẫn còn quyền được sở hữu cổ phần trong ByteDance, và vẫn tràn đầy hi vọng về một đợt IPO thành công của công ty (vốn đã được dự kiến từ năm 2020). “Tôi không có tham vọng lớn nào, chỉ muốn có đủ tiền để nghỉ hưu” - Wang nói.
Tham khảo: RestofWorld